Người tài không nhất thiết phải là đảng viên

♠3 Tập đoàn X

Dân chơi tập bơi
Bài viết
3,872
Xu
3,217

Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng: "Khi công nhận nhân tài không nhất thiết phải đảng viên. Người ta có đóng góp lớn, có hiệu quả thì không thể không công nhận người ta".​

“Góp ý dự thảo chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài” là tên hội thảo do Bộ Nội Vụ phối hợp với Hiệp hội khoa học Hành chính Việt Nam tổ chức chiều 24/3. Hội thảo làm rõ khái niệm về nhân tài, tiêu chí xác định nhân tài, quan điểm và mục tiêu của chính sách thu hút nhân tài và trọng dụng nhân tài, các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu,... đây là những vấn đề căn bản, cốt lõi của chính sách nhân tài.
nguoi tai khong nhat thiet phai la dang vien hinh anh 1

Hội thảo “Góp ý dự thảo chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài”.
PGS.TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trong dự thảo đề án nêu ra khái niệm về nhân tài là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có trình độ, năng lực sáng tạo vượt trội, có tinh thần cống hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có công trạng, thành tích, tạo nên sự tiến bộ, phát triển một tổ chức, một ngành, một lĩnh vực, một địa phương cụ thể.
nguoi tai khong nhat thiet phai la dang vien hinh anh 2

PGS.TS Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Cũng theo ông Triệu Văn Cường, trong khái niệm này có 3 tiêu chí để xác định nhân tài. Một là, có phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ (hoặc đạo đức nghề nghiệp), lối sống, tinh thần cống hiến. Hai là, trình độ và năng lực sáng tạo vượt trội trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Ba là, có kết quả, công trạng, thành tích (được công nhận).

Để tìm kiếm nhân tài, thì có 4 nguồn chính. Đầu tiên là học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc từ các cơ sở giáo dục, đào tạo, chưa có kinh nghiệm công tác. Thứ hai là những người có học vị, học hàm thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư và các công trình nghiên cứu được công nhận và ứng dụng vào đời sống thực tiễn. Nguồn nhân tài thứ ba là những người có trình độ, phẩm chất và có kinh nghiệm thực tiễn đang công tác ở doanh nghiệp, kinh tế tập thể và các khu vực, lĩnh vực khác. Nguồn nhân tài thứ tư để tìm kiếm là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại cơ quan, đơn vị, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội luôn hoàn thành tốt công vụ, nhiệm vụ.
nguoi tai khong nhat thiet phai la dang vien hinh anh 3

TS. Trần Văn Tuấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Đóng góp ý kiến về tiêu chí xác định nhân tài, TS. Trần Văn Tuấn – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu cho rằng, định nghĩa là như vậy, nhưng khi duyệt, không nhất thiết nhân tài phải đủ hết các tiêu chuẩn mới được công nhận.
"Có thể người ta không là giáo sư, tiến sĩ, người ta không phải là nhà khoa học, nhưng người ta là người có kinh nghiệm và đã đề xuất được một phương án hoặc chế tạo ra một số máy móc công nghệ góp phần vào thực tiễn, giải quyết được thực tiễn của cuộc sống thì cũng có thể công nhận người ta là nhân tài. Thực trạng vừa qua, một số địa phương cấp nhà, cấp phương tiện đi lại cho người giỏi nhưng lại giao việc cho người ta không rõ việc hoặc không phải người mà địa phương cần... Hoặc giao công việc quá rộng, người ta không làm được rồi người ta lại ra đi"
TS Trần Văn Tuấn nêu thực tế như vậy và đề xuất: "Khi công nhận nhân tài không nhất thiết phải đủ tiêu chuẩn như vậy. Ví dụ không nhất thiết phải đảng viên. Người ta có đóng góp lớn, có hiệu quả thì không thể không công nhận người ta. Hay không nhất thiết phải là người trong cơ quan nhà nước, công chức nhà nước mới được công nhận người tài. Chúng ta phải có kế hoạch, chủ trương sao cho các địa phương có thể vận dụng được, có tính bao quát. Chúng ta chỉ nên nêu nguyên tắc có tính chất chung nhất về phía Nhà nước, còn từng địa phương, từng ngành cụ thể sẽ đề ra các tiêu chí tỉ mỉ, chi tiết"- nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn nhấn mạnh.
TS. Phạm Tuấn Khải – nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ đánh giá cao Ban soạn thảo đã dày công nghiên cứu và đưa ra những chất liệu về thu hút và trọng dụng nhân tài tương đối khoa học, đồng thời đưa ra nhiều quan điểm không chỉ ở nhiệm kì này mà ở các nhiệm kì sau. Tuy nhiên ông Phạm Tuấn Khải cho rằng: “Cần xem xét lại phạm vi nghiên cứu của đề án này, bởi vì đây là chiến lược quốc gia nên có lẽ không chỉ dừng lại ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.”
nguoi tai khong nhat thiet phai la dang vien hinh anh 4

TS. Phạm Tuấn Khải – nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ .
Cũng theo ông Khải, một công việc nữa cần làm là định hình lại những lĩnh vực quan tâm trong thời gian tới, để vạch nên chính sách, nâng cao nguồn lực nhân tài trong nước.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra các ý kiến, đề xuất, kiến nghị ở nhiều khía cạnh khác nhau, phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện, hoàn chỉnh dự thảo chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài./.
 
Sửa lần cuối:
Anh Tate của t bảo. Địt cụ lũ loser mới đọc sách. Chúng m đọc sách chỉ để đốt thời gian . Và chúng m thích đọc sách vì nó vô hại ....???
 
Có những thằng ngu lol + óc chó đọc sách, chỉ thêm hại cho chúng nó, thật đéo đùa.
 

Anh theo tôi về dự tang lễ của bố. Mẹ tôi, với dáng vẻ khoan thai ngồi trước quan tài người chồng của mình. Bà rít hơi thuốc lá - loại đã thấm vào mùi hơi thở của chồng.
- Mẹ em có vẻ trầm tĩnh. - Anh thì thào vào tai tôi.
- Ừ. - Tôi đáp khẽ - Bà luôn như vậy.
Khi xong một vài nghi lễ, tôi và anh ra phía sau nhà. Trời ngập sao. Phút chốc, tôi nhớ lúc bé, được bố ẵm đi trung thu. Trăng thanh. Những giấc mơ ngày bé. Giờ thì ông đã về phía bên kia.
Anh châm điếu thuốc, trông giống bố tôi ngày xưa. Phút chốc, tôi yêu anh quá thể. Đó là xúc cảm tôi chưa từng có trước đó.
- Anh không hiểu. Vì sao mẹ em có thể bình tĩnh thế?
Tôi khẽ cười, nói dịu dàng:
- Tại mẹ em chưa từng yêu bố.
_____________
Anh ngạc nhiên, gần như sửng sốt:
- Em nói vậy là sao?- Mẹ em thương bố nhiều hơn. Chứ bà không hẳn là yêu, em nghĩ vậy.
Tôi bắt đầu kể lại chuyện mẹ mình:
- Mẹ em rất quậy và cá tính mạnh. Bà yêu nhiều người đàn ông, không có khái niệm trinh tiết. Đến gần 30 tuổi, bà chịu cưới bố em, vì ông khiến bà cười.
- Nhưng bà vẫn không yêu? - Anh hỏi tiếp.
- Ừ. - Tôi cười - Đơn giản, bố em là người vui tính, đơn giản. Ông khiến mẹ em cười và hạnh phúc. Ông biết bà cần gì. Yên bình. Và chút vui vẻ. Dần dần, ông khiến mẹ em thèm khát bên ông.
- Nhưng đó là cảm động, không phải yêu.
Tôi im lặng. Tôi còn nhớ khi được mẹ kể nỗi niềm đó, rằng bà cảm động và thương bố tôi hơn tình yêu. Tôi đã hỏi bố, rằng ông nghĩ sao về chuyện đó.
- Em từng hỏi vậy với bố! - Tôi đáp - Bố bảo, ông rất vui khi làm chuyện đó.
- Vì sao?
- Vì khiến một trái tim biết yêu rất khó. Nhưng để thuyết phục một tâm hồn cằn cỗi biết thương, biết cảm động thì là kỳ tích. Bố em đã làm được. Và mẹ em cũng nói thế. Người ta chỉ yêu điên dại vài lần. Nhưng thường, ta chỉ thương và cảm động với 1 người.
_____________
Tôi và anh đến bên mẹ. Anh lăng xăng phụ giúp mọi thứ. Áo sơ mi xộc xệch, dép lào, quần jeans xắn tới gần đầu gối, phút chốc, tôi thấy xa lạ. Chẳng biết từ lúc nào, mẹ đã đứng cạnh tôi. Bà rút bao thuốc, mời tôi một điếu. "Thuốc lá có hại, mà lâu lâu 1 điếu thì lại tốt tâm trạng," bà hay nói thế.
- Thằng đó giống bố con. - Bà nhận định.
- Còn con giống mẹ. - Tôi đáp lại.
Bà cười lớn. Phút chốc, tôi nhìn bà trong bộ đồ tang. Thân hình gầy gò của bà. Cả mái tóc vấn gọn gàng của người phụ nữ đó. Cách bà đưa thuốc lên môi, rít nhẹ, bất chấp dị nghị xung quanh. Trên bàn thờ, bố tôi vẫn cười toe toét.
- Con yêu bao nhiêu thằng khốn rồi nhỉ? - Bà hỏi.
Tôi nheo mắt, suy nghĩ:
- Vài người. Nhưng anh chàng này tốt, con tin vậy.
- Miễn là con hạnh phúc, và khiến nó vui là được.- Nhưng con đâu quá yêu ảnh như mấy người trước?
Lần này, bà phẩy tay:
- Ôi con, tình yêu nó phù phiếm lắm. Nhưng thương thì không.
____________
Đêm đó, anh ngủ gật gù trong lòng tôi. Tôi và mẹ, ngồi uống trà. Bà kể chuyện xưa. Những món quà của bố. Về cách ông khóc hu hu khi tôi đi nhà trẻ. Mọi thứ như mới đây, chỉ có người là xa mãi.
Bất chợt, tôi hỏi:
- Đau lòng một thằng khốn và đau lòng vì mất một trai tốt khác nhau thế nào thế mẹ?
Mẹ tôi không đáp vội. Bà trầm ngâm chốc lát, rồi tặc lưỡi đáp:
- Con sẽ không bao giờ quên những thằng khốn. Nó quá sâu sắc. Nó sẽ theo con suốt đời, như một hình xăm xấu xí.
- Còn người tốt?
- Khi nhớ về họ, con chỉ thấy tiếc nuối. Con hy vọng họ sống thật tốt. Nỗi đau đó âm ỉ hơn việc yêu một thằng khốn. Nhưng nó khiến con ân hận. Mà con biết không, ân hận kinh khủng hơn đau đớn rất nhiều.
Tôi và mẹ im lặng. Phút chốc, tôi nhớ những gã trai qua đời mình. Nhơ nhớp. Độc hại. Đãi bôi. Rồi tôi ôm anh, chặt hơn một chút.

Tao hay đọc kiểu truyện ngắn như này.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom