Người già Singapore chống chọi cái chết cô độc

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Heng Aik Min chưa bao giờ khóa trái cửa căn hộ phòng trường hợp ông qua đời đột ngột thì sẽ được ai đó phát hiện.


7 năm trước, người đàn ông 65 tuổi phát hiện mình bị u tuyến giáp và ung thư thận giai đoạn ba. Ông mang bệnh nền cao huyết áp nhưng sống một mình kể từ khi ly hôn.

"Tôi không sợ chết", ông nói. "Nhưng tôi sợ mình sẽ trở thành thi thể không ai phát hiện".



Ông Heng Aik Min trong căn hộ ở Singapore. Ảnh: CNA


Lo ngại của ông không phải là vô căn cứ khi Singapore đã ghi nhận 37 trường hợp người già qua đời mà không ai phát hiện vào năm ngoái. Nhà chức trách cũng nghi ngờ nhiều trường hợp chưa được báo cáo.

Dân số già của Singapore gần như tăng gấp đôi trong giai đoạn 2012-2022. Trong số đó, tỷ lệ người sống một mình đã tăng từ 17,6% lên 23,1%. Có 1/3 người trên 60 tuổi nói họ cảm thấy hơi hoặc rất cô đơn, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Lão hóa Singapore. Họ là nhóm dễ bị trầm cảm và có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã ghi nhận 11/13 trường hợp chết cô độc đầu năm nay được phát hiện bởi hàng xóm, bạn bè, người thân hoặc một cơ quan dịch vụ xã hội.

Heng, người đàn ông có ba con trong độ tuổi 30-40, tin rằng việc có gia đình hay không thì cũng không quan trọng. "Nếu họ không đến thăm bạn thì kết quả chẳng khác gì", ông nói. "Tôi cũng không muốn làm phiền người khác khi mình qua đời".

Ông rút lui khỏi các cuộc giao tiếp gia đình và trở thành tình nguyện viên của Hội Phúc lợi Cheng Hong, tổ chức mai táng và tưởng niệm miễn phí. Heng tham gia các buổi hỏa táng của người mất trong cô đơn và tiễn biệt họ một cách tôn trọng. Các tình nguyện viên cúi đầu, đốt nhang và cầu chúc người đã khuất an nghỉ.

"Tôi muốn có hậu sự như thế này", Heng nói.

Trước đây, cứ 2-4 ngày, Hội Phúc lợi Cheng Hong mới nhận được đề nghị hỗ trợ xử lý ca chết cô đơn nhưng hiện nay hầu như ngày nào họ cũng có việc.

Jack Lee, giám đốc nhà tang lễ Affinity Funeral Services, nói ông rất đau lòng trước những người già qua đời mà không ai hay. "Cái chết không đáng sợ bằng sự cô độc", ông nói.

Rahman Razali, 42 tuổi, đồng sáng lập công ty vệ sinh DDQ Services, có cảm nhận tương tự. Đơn vị anh từng nhận xử lý thi thể của người đàn ông cao tuổi qua đời hai ngày mà không ai phát hiện.

"Khi chúng tôi đến căn hộ ngập nước", anh nói. "Mùi lan đến các hộ lân cận họ mới biết để gọi cảnh sát".

Đa số người già thường qua đời trong giấc ngủ, một số khác bị ngã. Nhóm của Rahman thường bắt đầu bằng việc kiểm tra thi thể, ghi chú mức độ ô nhiễm và dọn dẹp. Anh cho rằng số ca tăng lên kể từ năm 2018 và chưa dừng lại.

"Và tôi nghĩ nó sẽ không biến mất", anh nói.

Ngọc Ngân (Theo CNA)

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom