Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai, bữa cơm trưa tại nhà ông Nguyễn Thanh T. (trú tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) có 4 người, ngoài ăn các món: thịt chó nấu rượu mận, canh xương chó nấu nấm kim chi, rau muống luộc ra, ông T. ăn thêm món côn trùng rang với củ hành khô.
Sau khi ăn được một con, ông T. có biểu hiện tê môi, lưỡi nhưng ông vẫn tiếp tục ăn thêm 4 đến 5 con nữa. Sau ăn khoảng 30 phút, ông có biểu hiện tê môi, lưỡi nhiều hơn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, buồn nôn, nôn, tiểu buốt, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng và được chẩn đoàn ngộ độc sâu ban miêu, suy thận, tiêu cơ vân. Sau đó, ông được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai điều trị.
Hai mẫu côn trùng được đưa đi kiểm nghiệm.
Qua điều tra cho thấy, loại côn trùng trên được ông T. bắt ngoài vườn rau ngót của nhà mang về rang để ăn (do xem thông tin trên mạng xã hội nói loại côn trùng này không có độc và ăn được).
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã tiến hành lấy 2 mẫu côn trùng (1 mẫu côn trùng rang hành khô còn lại sau bữa ăn và 1 mẫu côn trùng còn sống cùng loại bắt ngoài vườn rau ngót) gửi kiểm nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc.
Người dân vùng núi hiện nay thường có thói quen bắt và chế biến các loại côn trùng thành các món ăn và coi là đặc sản. Công nghệ thông tin cũng bùng nổ với rất nhiều các video về ẩm thực tự nhiên nhằm mục đích câu view, câu like mà chưa được kiểm chứng. Việc không biết rõ các loại côn trùng đó có độc hay không, cách chế biến như thế nào cho đúng… thì nguy cơ gây ra ngộ độc rất cao, tỷ lệ tử vong do độc tố tự nhiên là rất lớn.
Mới đây, tối 5/5, tại Yên Bái xảy ra vụ ngộ độc sau khi một gia đình ăn cơm tối, bữa cơm có món sâu ban miêu chiên.
Trong 5 người, có 3 người ăn món sâu ban miêu, 2 người còn lại không ăn. Sau khi ăn khoảng 1-3h, 3 người ăn sâu ban miêu có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, trướng bụng, tiểu buốt, tiểu khó, có người tiểu ra máu…
Sáng sớm hôm sau, 3 người cùng vào bệnh viện địa phương để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc nên đã chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Sâu ban miêu có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp.
Theo bệnh nhân kể lại, nghe nói sâu ban miêu ăn được, thấy loài sâu này có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp và nghĩ là lành nên đã bắt về chế biến.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, nhiều người cho rằng loại sâu này lành vì có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp…, tuy nhiên sâu ban miêu thực chất là một loài bọ cánh cứng, chứa chất độc Cartharidin.
Khi ăn phải chất này, đầu tiên sẽ gây tổn thương đường tiêu hóa, gây phồng rộp, bỏng đường tiêu hóa, hoại tử dạ dày, ruột… Cartharidin đi đến cơ quan nào sẽ làm tổn thương cơ quan đó, nên sau khi gây tổn thương đường tiêu hóa sẽ gây tổn thương gan, thận và thậm chí có thể gây tử vong.
Chuyên gia chống độc cho biết, bệnh nhân ngộ độc Cartharidin cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không nguy cơ biến chứng sẽ rất nặng. Tỉ lệ tử vong khi nhiễm chất độc này cũng rất cao.
Xem tiếp...
Sau khi ăn được một con, ông T. có biểu hiện tê môi, lưỡi nhưng ông vẫn tiếp tục ăn thêm 4 đến 5 con nữa. Sau ăn khoảng 30 phút, ông có biểu hiện tê môi, lưỡi nhiều hơn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, buồn nôn, nôn, tiểu buốt, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng và được chẩn đoàn ngộ độc sâu ban miêu, suy thận, tiêu cơ vân. Sau đó, ông được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai điều trị.
Hai mẫu côn trùng được đưa đi kiểm nghiệm.
Qua điều tra cho thấy, loại côn trùng trên được ông T. bắt ngoài vườn rau ngót của nhà mang về rang để ăn (do xem thông tin trên mạng xã hội nói loại côn trùng này không có độc và ăn được).
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã tiến hành lấy 2 mẫu côn trùng (1 mẫu côn trùng rang hành khô còn lại sau bữa ăn và 1 mẫu côn trùng còn sống cùng loại bắt ngoài vườn rau ngót) gửi kiểm nghiệm tìm nguyên nhân ngộ độc.
Người dân vùng núi hiện nay thường có thói quen bắt và chế biến các loại côn trùng thành các món ăn và coi là đặc sản. Công nghệ thông tin cũng bùng nổ với rất nhiều các video về ẩm thực tự nhiên nhằm mục đích câu view, câu like mà chưa được kiểm chứng. Việc không biết rõ các loại côn trùng đó có độc hay không, cách chế biến như thế nào cho đúng… thì nguy cơ gây ra ngộ độc rất cao, tỷ lệ tử vong do độc tố tự nhiên là rất lớn.
Mới đây, tối 5/5, tại Yên Bái xảy ra vụ ngộ độc sau khi một gia đình ăn cơm tối, bữa cơm có món sâu ban miêu chiên.
Trong 5 người, có 3 người ăn món sâu ban miêu, 2 người còn lại không ăn. Sau khi ăn khoảng 1-3h, 3 người ăn sâu ban miêu có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, trướng bụng, tiểu buốt, tiểu khó, có người tiểu ra máu…
Sáng sớm hôm sau, 3 người cùng vào bệnh viện địa phương để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc nên đã chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.
Sâu ban miêu có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp.
Theo bệnh nhân kể lại, nghe nói sâu ban miêu ăn được, thấy loài sâu này có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp và nghĩ là lành nên đã bắt về chế biến.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, nhiều người cho rằng loại sâu này lành vì có nhiều ở rau ngót, rau tầm bóp…, tuy nhiên sâu ban miêu thực chất là một loài bọ cánh cứng, chứa chất độc Cartharidin.
Khi ăn phải chất này, đầu tiên sẽ gây tổn thương đường tiêu hóa, gây phồng rộp, bỏng đường tiêu hóa, hoại tử dạ dày, ruột… Cartharidin đi đến cơ quan nào sẽ làm tổn thương cơ quan đó, nên sau khi gây tổn thương đường tiêu hóa sẽ gây tổn thương gan, thận và thậm chí có thể gây tử vong.
Chuyên gia chống độc cho biết, bệnh nhân ngộ độc Cartharidin cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không nguy cơ biến chứng sẽ rất nặng. Tỉ lệ tử vong khi nhiễm chất độc này cũng rất cao.
Xem tiếp...