Không ít người mê tín đi theo đảnh lễ đoàn người tưởng như gặp đức Phật. Có vị chưa từng tập tành, thích nghi đã nối gót và buồn thay, không may bị sốc nhiệt dẫn tới tử vong. Có người cạo đầu đi theo, đốt bỏ căn cước công dân mà cứ tưởng đã thực hiện buông bỏ. Họ chẳng ý thức việc đốt giấy tờ tùy thân là vi phạm pháp luật. Giới live stream Titoker bám theo kìn kìn đã gây phiền toái cộng đồng và làm khó chính người tu tập. Được sự quan tâm trao đổi từ cơ quan chức năng, ông Lê Anh Tú nhận thức rõ vấn đề và đã tự nguyện dừng đi bộ khất thực.
Hiện tượng lạ này đặt ra câu hỏi vì sao việc khất sĩ lại gây sự chú ý đến vậy? Gần đây, truyền thông ra rả về phát triển bản thân, luyện kỹ năng thu phục nhân tâm, chiến thuật hùng biện, mưu lược thuyết trình… sao cho phải giỏi hơn nữa, giàu hơn nữa và cốt lõi không được quên là phải yêu thương bản thân. Giữa lúc đó, một cá nhân từ chối tiền tài, danh lợi, ăn chỉ một bữa, mặc vải đống rác, ngủ nơi nghĩa địa thì tự nhiên được người ta coi là thánh nhân.
Thực ra theo tiếng Phạn thì chữ buông bỏ là Upeksha. Upeksha, nghĩa rất rộng nhưng có thể tạm hiểu đó là không vướng mắc, tâm trí cân bằng, cho qua, không ham muốn, không chiếm đoạt… Từ này dễ hiểu hơn với chữ “xả” trong tứ vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Được không vui, mất không tiếc, không gì bên ngoài tác động thay đổi sự ung dung tự tại của bản thân là buông. Xả hết phiền nhiễu nặng nề để tâm sáng mà thực hành điều quan trọng chứ không phải hành xác. Hiểu không đến nơi đến chốn thì người ta dễ bỏ gia đình, vợ con, sự nghiệp và đẩy cuộc đời bản thân vào sự vô nghĩa, u mê.
Tu nghĩa là sửa mình. Vì sao pháp tu đầu đà phải hành trì khổ hạnh đến thế mà vẫn đạt tới hoan hỷ? Cho đến nay, văn minh phương Tây chạy đua theo GDP và tin rằng quốc gia giàu có sẽ có hạnh phúc hơn các xứ nghèo. Rồi người Tây phương ngã ngửa khi các quốc gia giàu nhất toàn cầu thì người dân vẫn vật lộn với áp lực, bế tắc như chưa bao giờ được sống, trong khi đó, một số quốc gia GDP thấp hơn ở Đông phương có vẻ khổ thì dẫn đầu về chỉ số hạnh phúc. Ở những xứ này, lối sống biết đủ (tri túc) chính là sự an lạc. Biết đủ còn có cách gọi khác là sự tiết độ.
Cách đây chưa lâu, khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Viện Pháp tại Hà Nội (IFV) tổ chức Tọa đàm “Tiết độ là gì? Làm cách nào để chuyển từ một xã hội luôn đòi hỏi nhiều hơn sang một xã hội tiết độ?”. Nữ diễn giả Dominique Méda, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội (IRISSO) kiêm Chủ tịch Viện Veblen, Giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine-PSL (Pháp) đã cùng giới nghiên cứu Việt Nam thảo luận sôi nổi về “tiết độ”. G.S Méda nhận định rằng tiết độ là sự tiết chế trong ham muốn. Đây cũng là chìa khóa dẫn tới một tương lai bền vững khi con người ngày nay đang phải hứng chịu những hậu quả về môi trường do lối tiêu dùng quá độ. G.S Méda cho rằng các quốc gia cần có các chính sách phù hợp để xây dựng một xã hội tiết độ, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như phúc lợi xã hội thay vì chỉ chú trọng tăng trưởng GDP càng nhiều càng tốt.
Khái niệm “tiết độ” với Tây phương rất tân kỳ nhưng với người Đông phương thì quá xưa cũ. Nhu cầu vật chất tối giản thường đi với đời sống tinh thần được đề cao và lan tỏa hoan hỷ. Có thể thấy các bậc thánh nhân luôn đi cùng với thanh đạm tri túc. Sự khổ hạnh hiểu cho đúng chính là cảnh giới hạnh phúc chứ không phải lối khắc kỷ hành xác. Khổ hạnh đúng nghĩa giúp cho tư tưởng thuận hoằng dương.
Ngưỡng mộ những tu sĩ khổ hạnh thì cứ ngưỡng mộ nhưng cần nhớ có rất nhiều người không khoác áo tu hành nhưng họ khổ hạnh ngàn lần để đem lại hạnh phúc cho triệu người. Câu “ra ngõ gặp anh hùng” chính là nói về những người này.
Xét về chịu khổ thì những chiến sĩ chân trần chí thép chịu khổ vô tận. Họ phải thực hành “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Họ đạp ngang Tây Bắc, bước dọc Trường Sơn, chân cứng đá mềm. Khi bị địch bắt, phải vượt lên những “địa ngục trần gian” Phú Quốc, Côn Đảo, không có kiếp nạn nào so sánh nổi. Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương bị Mỹ bắt năm 1969. Sau hơn 3 tháng mua chuộc dụ dỗ thất bại, địch bẻ gãy 10 ngón chân, đập nát hai bàn chân ông. Sau đó, địch cưa chân ông tất cả 6 lần.
Mỗi lần cưa, chúng cắt đi một đoạn, lần thì bằng gang tay, lúc thì chỉ vài centimet mà không thể khuất phục được ông. Ông vẫn sống và được trở về trong đợt trao trả năm 1973. Những con người như ông Thương đối diện với cái chết nhẹ như lông hồng, bởi biết sự khổ không uổng phí mà sẽ cứu độ được đồng bào. Hàng triệu người đã hy sinh cho đất nước hôm nay. Xin hỏi có nhà tu hành nào chịu được cấp độ khổ như vậy?
Hầu chuyện đôi dòng chỉ để muốn thưa rằng có nhiều con người bình dị mà xứng đáng được nghiêng mình tôn kính. Đâu phải chỉ tu sĩ mới khổ hạnh. Sửa mình, làm điều tốt có vạn con đường chứ không chỉ độc đạo.
Xem tiếp...
Hiện tượng lạ này đặt ra câu hỏi vì sao việc khất sĩ lại gây sự chú ý đến vậy? Gần đây, truyền thông ra rả về phát triển bản thân, luyện kỹ năng thu phục nhân tâm, chiến thuật hùng biện, mưu lược thuyết trình… sao cho phải giỏi hơn nữa, giàu hơn nữa và cốt lõi không được quên là phải yêu thương bản thân. Giữa lúc đó, một cá nhân từ chối tiền tài, danh lợi, ăn chỉ một bữa, mặc vải đống rác, ngủ nơi nghĩa địa thì tự nhiên được người ta coi là thánh nhân.
Thực ra theo tiếng Phạn thì chữ buông bỏ là Upeksha. Upeksha, nghĩa rất rộng nhưng có thể tạm hiểu đó là không vướng mắc, tâm trí cân bằng, cho qua, không ham muốn, không chiếm đoạt… Từ này dễ hiểu hơn với chữ “xả” trong tứ vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Được không vui, mất không tiếc, không gì bên ngoài tác động thay đổi sự ung dung tự tại của bản thân là buông. Xả hết phiền nhiễu nặng nề để tâm sáng mà thực hành điều quan trọng chứ không phải hành xác. Hiểu không đến nơi đến chốn thì người ta dễ bỏ gia đình, vợ con, sự nghiệp và đẩy cuộc đời bản thân vào sự vô nghĩa, u mê.
Tu nghĩa là sửa mình. Vì sao pháp tu đầu đà phải hành trì khổ hạnh đến thế mà vẫn đạt tới hoan hỷ? Cho đến nay, văn minh phương Tây chạy đua theo GDP và tin rằng quốc gia giàu có sẽ có hạnh phúc hơn các xứ nghèo. Rồi người Tây phương ngã ngửa khi các quốc gia giàu nhất toàn cầu thì người dân vẫn vật lộn với áp lực, bế tắc như chưa bao giờ được sống, trong khi đó, một số quốc gia GDP thấp hơn ở Đông phương có vẻ khổ thì dẫn đầu về chỉ số hạnh phúc. Ở những xứ này, lối sống biết đủ (tri túc) chính là sự an lạc. Biết đủ còn có cách gọi khác là sự tiết độ.
Cách đây chưa lâu, khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Viện Pháp tại Hà Nội (IFV) tổ chức Tọa đàm “Tiết độ là gì? Làm cách nào để chuyển từ một xã hội luôn đòi hỏi nhiều hơn sang một xã hội tiết độ?”. Nữ diễn giả Dominique Méda, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội (IRISSO) kiêm Chủ tịch Viện Veblen, Giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine-PSL (Pháp) đã cùng giới nghiên cứu Việt Nam thảo luận sôi nổi về “tiết độ”. G.S Méda nhận định rằng tiết độ là sự tiết chế trong ham muốn. Đây cũng là chìa khóa dẫn tới một tương lai bền vững khi con người ngày nay đang phải hứng chịu những hậu quả về môi trường do lối tiêu dùng quá độ. G.S Méda cho rằng các quốc gia cần có các chính sách phù hợp để xây dựng một xã hội tiết độ, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như phúc lợi xã hội thay vì chỉ chú trọng tăng trưởng GDP càng nhiều càng tốt.
Khái niệm “tiết độ” với Tây phương rất tân kỳ nhưng với người Đông phương thì quá xưa cũ. Nhu cầu vật chất tối giản thường đi với đời sống tinh thần được đề cao và lan tỏa hoan hỷ. Có thể thấy các bậc thánh nhân luôn đi cùng với thanh đạm tri túc. Sự khổ hạnh hiểu cho đúng chính là cảnh giới hạnh phúc chứ không phải lối khắc kỷ hành xác. Khổ hạnh đúng nghĩa giúp cho tư tưởng thuận hoằng dương.
Ngưỡng mộ những tu sĩ khổ hạnh thì cứ ngưỡng mộ nhưng cần nhớ có rất nhiều người không khoác áo tu hành nhưng họ khổ hạnh ngàn lần để đem lại hạnh phúc cho triệu người. Câu “ra ngõ gặp anh hùng” chính là nói về những người này.
Xét về chịu khổ thì những chiến sĩ chân trần chí thép chịu khổ vô tận. Họ phải thực hành “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Họ đạp ngang Tây Bắc, bước dọc Trường Sơn, chân cứng đá mềm. Khi bị địch bắt, phải vượt lên những “địa ngục trần gian” Phú Quốc, Côn Đảo, không có kiếp nạn nào so sánh nổi. Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương bị Mỹ bắt năm 1969. Sau hơn 3 tháng mua chuộc dụ dỗ thất bại, địch bẻ gãy 10 ngón chân, đập nát hai bàn chân ông. Sau đó, địch cưa chân ông tất cả 6 lần.
Mỗi lần cưa, chúng cắt đi một đoạn, lần thì bằng gang tay, lúc thì chỉ vài centimet mà không thể khuất phục được ông. Ông vẫn sống và được trở về trong đợt trao trả năm 1973. Những con người như ông Thương đối diện với cái chết nhẹ như lông hồng, bởi biết sự khổ không uổng phí mà sẽ cứu độ được đồng bào. Hàng triệu người đã hy sinh cho đất nước hôm nay. Xin hỏi có nhà tu hành nào chịu được cấp độ khổ như vậy?
Hầu chuyện đôi dòng chỉ để muốn thưa rằng có nhiều con người bình dị mà xứng đáng được nghiêng mình tôn kính. Đâu phải chỉ tu sĩ mới khổ hạnh. Sửa mình, làm điều tốt có vạn con đường chứ không chỉ độc đạo.
Xem tiếp...