Quân đội Nga thông báo tập kích cơ sở huấn luyện phi công và kỹ thuật viên của Ukraine, tuyên bố phá hủy toàn bộ mục tiêu đã định.
Không quân Ukraine ngày 23/6 cho biết lực lượng Nga phóng ba tên lửa hành trình Kalibr từ chiến hạm trên biển Azov. Hai tên lửa trong số này bị phòng không ở tỉnh Kiev bắn hạ, song không quân Ukraine không cho biết điều gì xảy ra với tên lửa thứ ba.
Bộ Quốc phòng Nga sau đó cùng ngày thông báo quân đội nước này "thực hiện đợt tập kích hiệp đồng bằng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao phóng từ biển vào cơ sở huấn luyện phi công và kỹ thuật viên của Ukraine".
"Quân đội Nga đã đạt mục đích trong trận tập kích, phá hủy toàn bộ mục tiêu đã định", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, song không nêu chi tiết về mục tiêu và thiệt hại cụ thể, cũng như loại vũ khí được dùng.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa tập kích mục tiêu tại Ukraine tháng 10/2022. Ảnh: BQP Nga
Theo Ruslan Kravchenko, lãnh đạo tỉnh Kiev, hai người bị thương trong trận tập kích nói trên vì mảnh vỡ tên lửa rơi xuống nhưng không cần nhập viện. Các mảnh vỡ làm hư hại 6 tòa chung cư, 20 ngôi nhà, một số cửa hàng và ba xe ôtô.
Trận tập kích của Nga diễn ra trong bối cảnh Ukraine sắp nhận lô tiêm kích F-16 đầu tiên. Quân đội Ukraine gần đây nhiều lần tấn công vị trí Nga triển khai các tổ hợp phòng không S-300 và S-400, động thái có thể nhằm dọn đường cho tiêm kích F-16 tác chiến hiệu quả hơn.
Chuẩn tướng Serhii Holubtsov, tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine, ngày 10/6 cho biết không phải toàn bộ tiêm kích F-16 mà phương Tây viện trợ sẽ hiện diện trên lãnh thổ nước này, một số chiếc sẽ nằm tại trung tâm ở nước ngoài để huấn luyện phi công và kỹ thuật viên.
Các nước phương Tây cam kết cung cấp hơn 40 tiêm kích F-16 cho Ukraine, trong đó 19 chiếc của Đan Mạch và 24 máy bay từ Hà Lan. Chúng được kỳ vọng là sự nâng cấp cần thiết cho lực lượng không quân già cỗi của Ukraine, vốn chịu tổn thất nghiêm trọng sau hơn hai năm chiến sự.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ và chuyên gia phương Tây cảnh báo loại vũ khí này sẽ không tạo ra đột biến trên chiến trường và khó sống sót trước lực lượng phòng không Nga nếu tới gần tiền tuyến.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, Reuters)
Xem tiếp...
Không quân Ukraine ngày 23/6 cho biết lực lượng Nga phóng ba tên lửa hành trình Kalibr từ chiến hạm trên biển Azov. Hai tên lửa trong số này bị phòng không ở tỉnh Kiev bắn hạ, song không quân Ukraine không cho biết điều gì xảy ra với tên lửa thứ ba.
Bộ Quốc phòng Nga sau đó cùng ngày thông báo quân đội nước này "thực hiện đợt tập kích hiệp đồng bằng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao phóng từ biển vào cơ sở huấn luyện phi công và kỹ thuật viên của Ukraine".
"Quân đội Nga đã đạt mục đích trong trận tập kích, phá hủy toàn bộ mục tiêu đã định", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, song không nêu chi tiết về mục tiêu và thiệt hại cụ thể, cũng như loại vũ khí được dùng.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa tập kích mục tiêu tại Ukraine tháng 10/2022. Ảnh: BQP Nga
Theo Ruslan Kravchenko, lãnh đạo tỉnh Kiev, hai người bị thương trong trận tập kích nói trên vì mảnh vỡ tên lửa rơi xuống nhưng không cần nhập viện. Các mảnh vỡ làm hư hại 6 tòa chung cư, 20 ngôi nhà, một số cửa hàng và ba xe ôtô.
Trận tập kích của Nga diễn ra trong bối cảnh Ukraine sắp nhận lô tiêm kích F-16 đầu tiên. Quân đội Ukraine gần đây nhiều lần tấn công vị trí Nga triển khai các tổ hợp phòng không S-300 và S-400, động thái có thể nhằm dọn đường cho tiêm kích F-16 tác chiến hiệu quả hơn.
Chuẩn tướng Serhii Holubtsov, tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine, ngày 10/6 cho biết không phải toàn bộ tiêm kích F-16 mà phương Tây viện trợ sẽ hiện diện trên lãnh thổ nước này, một số chiếc sẽ nằm tại trung tâm ở nước ngoài để huấn luyện phi công và kỹ thuật viên.
Các nước phương Tây cam kết cung cấp hơn 40 tiêm kích F-16 cho Ukraine, trong đó 19 chiếc của Đan Mạch và 24 máy bay từ Hà Lan. Chúng được kỳ vọng là sự nâng cấp cần thiết cho lực lượng không quân già cỗi của Ukraine, vốn chịu tổn thất nghiêm trọng sau hơn hai năm chiến sự.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ và chuyên gia phương Tây cảnh báo loại vũ khí này sẽ không tạo ra đột biến trên chiến trường và khó sống sót trước lực lượng phòng không Nga nếu tới gần tiền tuyến.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP
Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, Reuters)
Xem tiếp...