Ngoại trưởng Sergei Lavrov thông báo Nga có kế hoạch ngừng coi Taliban là tổ chức khủng bố, bước tiến mới trong quan hệ giữa Moskva và nhóm.
"Kazakhstan gần đây đã ra quyết định đưa Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố và Nga sẽ làm điều tương tự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27/5 thông báo, đề cập động thái được Astana tiến hành cuối năm 2023.
Ông cho biết lý do Nga đưa ra quyết định này là nhằm công nhận tình hình thực tế. "Họ là thế lực thực sự. Chúng tôi không thờ ơ với Afghanistan và các đồng minh của Nga ở Trung Á cũng như vậy", Ngoại trưởng Lavrov cho biết.
Zamir Kabulov, giám đốc Vụ châu Á 2 của Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày thông báo cơ quan này và Bộ Tư pháp đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin về việc gỡ bỏ lệnh cấm đối với lực lượng Taliban. Ông thừa nhận vẫn có một số trở ngại, song cho biết Moskva đã mời nhóm tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg vào ngày 5-8/6.
Ông Kabulov bắt tay với đại diện phái đoàn Taliban Mawlawi Shahabuddin Dilawar trước thềm cuộc đối thoại về Afghanistan tại Moskva tháng 10/2021. Ảnh: Reuters
Diễn đàn này từng được coi là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và phương Tây, song đã đánh mất vị thế sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát. Các nhà đầu tư từ Mỹ và châu Âu đã bị thay thế bởi các doanh nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và Trung Đông.
Nga đưa vào danh sách tổ chức khủng bố từ năm 2003. Dù vậy, Moskva những năm qua đã tăng cường quan hệ với lực lượng này, tổ chức nhiều vòng đối thoại song phương và đẩy mạnh hoạt động giao thương với Afghanistan, bất chấp các lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau khi Taliban lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn để lên nắm quyền vào tháng 8/2021.
Người đứng đầu lực lượng Mỹ tại Afghanistan hồi năm 2018 từng cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Taliban, song Moskva bác bỏ.
Động thái mới nhất của được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa nước này và nhóm, dù Moskva chưa công nhận chính quyền của lực lượng này ở Afghanistan. Hiện chưa có quốc gia nào làm điều đó.
Nga và có quan hệ lịch sử phức tạp, khi Liên Xô những năm 1980 từng tiến hành chiến dịch kéo dài một thập kỷ để chống lại phiến quân mujahideen ở quốc gia này, nhằm ủng hộ chính quyền do Moskva hậu thuẫn.
Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)
Xem tiếp...
"Kazakhstan gần đây đã ra quyết định đưa Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố và Nga sẽ làm điều tương tự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27/5 thông báo, đề cập động thái được Astana tiến hành cuối năm 2023.
Ông cho biết lý do Nga đưa ra quyết định này là nhằm công nhận tình hình thực tế. "Họ là thế lực thực sự. Chúng tôi không thờ ơ với Afghanistan và các đồng minh của Nga ở Trung Á cũng như vậy", Ngoại trưởng Lavrov cho biết.
Zamir Kabulov, giám đốc Vụ châu Á 2 của Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày thông báo cơ quan này và Bộ Tư pháp đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin về việc gỡ bỏ lệnh cấm đối với lực lượng Taliban. Ông thừa nhận vẫn có một số trở ngại, song cho biết Moskva đã mời nhóm tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg vào ngày 5-8/6.
Ông Kabulov bắt tay với đại diện phái đoàn Taliban Mawlawi Shahabuddin Dilawar trước thềm cuộc đối thoại về Afghanistan tại Moskva tháng 10/2021. Ảnh: Reuters
Diễn đàn này từng được coi là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và phương Tây, song đã đánh mất vị thế sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát. Các nhà đầu tư từ Mỹ và châu Âu đã bị thay thế bởi các doanh nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và Trung Đông.
Nga đưa vào danh sách tổ chức khủng bố từ năm 2003. Dù vậy, Moskva những năm qua đã tăng cường quan hệ với lực lượng này, tổ chức nhiều vòng đối thoại song phương và đẩy mạnh hoạt động giao thương với Afghanistan, bất chấp các lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau khi Taliban lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn để lên nắm quyền vào tháng 8/2021.
Người đứng đầu lực lượng Mỹ tại Afghanistan hồi năm 2018 từng cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Taliban, song Moskva bác bỏ.
Động thái mới nhất của được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa nước này và nhóm, dù Moskva chưa công nhận chính quyền của lực lượng này ở Afghanistan. Hiện chưa có quốc gia nào làm điều đó.
Nga và có quan hệ lịch sử phức tạp, khi Liên Xô những năm 1980 từng tiến hành chiến dịch kéo dài một thập kỷ để chống lại phiến quân mujahideen ở quốc gia này, nhằm ủng hộ chính quyền do Moskva hậu thuẫn.
Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)
Xem tiếp...