Nga sẵn sàng đối thoại với Pháp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo RT, ngày 25-6, trả lời báo giới khi được yêu cầu bình luận về những nhận xét mới nhất của Tổng thống Pháp Macron, ông Peskov cho biết Nga chưa bao giờ từ chối đối thoại với Pháp và sẵn sàng tham gia đàm phán ở mức độ mà các đối tác của nước này sẵn sàng. Ông Peskov lưu ý, Tổng thống Putin đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa với các cường quốc nước ngoài. “Tổng thống đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán, đặc biệt là các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, nhằm đạt được những kết quả nhất định. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại ở mức độ mà các đối tác của chúng tôi cũng sẵn sàng. Hoàn toàn không có điều kiện nào cho việc này”, ông Peskov nhấn mạnh.

Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Pháp Macron đã đề cập đến triển vọng đàm phán với người đồng cấp Nga Putin. Mặc dù xác nhận không liên lạc với ông Putin trong những tháng gần đây, nhưng ông Macron bày tỏ sẵn sàng nói chuyện với nhà lãnh đạo Nga vì ông tin tưởng vào sức mạnh của đối thoại. Nhà lãnh đạo Pháp tiết lộ một trong những điều ông muốn trao đổi với người đồng cấp Nga là chủ đề các nhà máy điện hạt nhân. “Tôi sẽ tiếp tục đối thoại với ông Putin. Tôi tin rằng việc tiếp tục đối thoại luôn là điều quan trọng”, ông Macron nhấn mạnh. Ông Macron đã nhiều lần phát tín hiệu sẵn sàng tham gia vào một cuộc đối thoại “có ý nghĩa” và “hướng đến hòa bình” với Moscow. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Pháp cũng từng nhận xét rằng ông không thấy có cơ hội thực sự nào để đàm phán với Nga.


Sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, mối quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây, trong đó có Pháp, càng thêm căng thẳng. Nhà nghiên cứu William Freer của Hội đồng cố vấn Địa chiến lược có trụ sở tại Anh bình luận trên tờ Newsweek rằng giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Ukraine, ông Macron có cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Nga. Nhưng giờ đây, ông Macron lại tỏ ra cứng rắn hơn với Moscow. Điều đó khiến quan hệ giữa Pháp và Nga ngày càng rạn nứt.


Ban đầu, sau khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2-2022, ông Macron đã tìm cách giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao. Nhà lãnh đạo Pháp đã thực hiện các cuộc điện đàm với ông Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cũng như có các chuyến đi đến Moscow và Kiev để nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên, theo thời gian, ông Macron đã thay đổi cách tiếp cận. Hiện Pháp là một trong những nước đóng vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine. Trong một vài tháng qua, ông Macron luôn thể hiện mình là một trong những người ủng hộ hàng đầu cho Ukraine khi liên tục đưa ra những tuyên bố được coi là khá khiêu khích nhằm vào Nga như việc đề cập đến khả năng đưa quân đội Pháp và các nước phương Tây khác tới tham gia cuộc chiến tại Ukraine. Hồi tháng 3 năm nay, ông Macron gọi Nga là “đối thủ”, đồng thời khẳng định Paris sẵn sàng đưa ra bất kỳ quyết định cần thiết nào để ngăn chặn chiến thắng của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.


Về phía Nga, Moscow cáo buộc Paris ngày càng can thiệp sâu hơn vào xung đột ở Ukraine, dẫn tới gia tăng khả năng nổ ra xung đột trực tiếp với Moscow. Trong cuộc họp báo ngày 13-6 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh: “Pháp đang ngày càng can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine, liên tục chuyển từ lập trường hỗ trợ sang làm tình hình tồi tệ thêm. Đương nhiên, điều đó sẽ làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp với phía chúng tôi. Điều này không chỉ gây ra hậu quả khó lường với an ninh châu Âu mà là toàn thế giới”.


Dù có nhiều bất đồng liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, song Pháp vẫn cần hợp tác với Nga khi vị thế của Moscow ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Vai trò quan trọng và kinh nghiệm dày dặn của Nga trong lĩnh vực năng lượng cũng sẽ giúp ích cho Pháp trong nỗ lực phát triển điện hạt nhân.


LÂM ANH


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom