Nga đăng ký bằng sáng chế về hệ thống ghế phóng lắp trên xe tăng, giúp kíp lái có thể nhanh chóng thoát ra ngoài trường trường hợp khẩn cấp.
Tài khoản Telegram của blog quân sự btvt.info ngày 5/6 cho biết một mẫu xe tăng được trang bị hệ thống ghế phóng đã được đăng ký bằng sáng chế ở Nga. Thông tin cụ thể về chiếc xe tăng không được đề cập, ngoại trừ mô tả chung về hệ thống ghế phóng.
Theo đó, tổ lái sẽ ngồi trong buồng thoát hiểm, được trang bị hộp nổ để có thể phóng ra ngoài khi kích hoạt trong tình huống khẩn cấp. Khi buồng thoát hiểm được phóng ra ngoài, động cơ xe tăng sẽ tự động dừng.
Giữa buồng thoát hiểm và khoang chứa đạn ở giữa thân xe có vách ngăn hình vòng cung, đầu các quả đạn được đặt theo hướng chĩa ra xa tổ lái, dường như để hạn chế thiệt hại trong trường hợp khoang chứa đạn bị kích nổ.
Buồng thoát hiểm (màu đỏ) và khoang chứa đạn (màu xanh). Ảnh: btvt.info
Theo Defense Express, đây là giải pháp của Nga nhằm giảm thiểu thương vong trước hiện tượng "bay tháp pháo" thường gặp trên xe tăng do nước này sản xuất, do thiết kế khoang chứa đạn ngay bên dưới tháp pháo.
Thiết kế này đồng nghĩa khi phần thân xe bị trúng đạn, những quả đạn bên trong có thể bị kích nổ theo phản ứng dây chuyền, tạo ra vụ nổ cực lớn thổi bay tháp pháo, khiến xe tăng bị phá hủy hoàn toàn và kíp lái gần như không có cơ hội sống sót.
Đây là một trong các lý do khiến Moskva hứng chịu thiệt hại lớn về xe tăng trong cuộc xung đột. Quân đội Ukraine hôm 5/6 cho biết Nga đã mất hơn 7.800 xe tăng, cao gấp đôi số lượng nước này có trước khi xung đột bùng phát. Oryx, trang phân tích thông tin chiến sự có trụ sở tại Hà Lan, đưa ra con số thấp hơn, khoảng 3.300 xe tăng.
Dù cho rằng việc Nga phát triển hệ thống ghế phóng cho xe tăng là "hướng phát triển hợp lý", Defense Express nhận định điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất xe tăng.
Tháp pháo xe tăng T-72 Nga bị thổi bay trong video đăng tháng 5/2022. Ảnh chụp từ video
Đây không phải lần đầu tiên nảy ra các ý tưởng mới để cải tiến xe tăng trong cuộc xung đột tại Ukraine. Trước đó, để đối phó các đòn tấn công đột nóc của thiết bị bay không người lái (drone) tự sát đối phương, lính Nga đã hàn giáp lồng lên trên tháp pháo. Biện pháp này đã phần nào chứng minh hiệu quả và được quân đội một số nước học hỏi, trong đó có Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) để áp dụng trong cuộc chiến tại Dải Gaza.
Mới nhất, lực lượng Nga đã lắp giáp phủ kín hầu hết xe tăng giống dạng mai rùa để tăng cường năng lực phòng vệ trước drone tự sát. Giải pháp này từng phát huy hiệu quả trong một khoảng thời gian, song gần đây mất dần tác dụng khi quân đội được bổ sung tên lửa, đạn pháo, không còn phải phụ thuộc vào drone để tập kích khí tài hạng nặng của đối phương như trước.
Phạm Giang (Theo Defense Express)
Xem tiếp...
Tài khoản Telegram của blog quân sự btvt.info ngày 5/6 cho biết một mẫu xe tăng được trang bị hệ thống ghế phóng đã được đăng ký bằng sáng chế ở Nga. Thông tin cụ thể về chiếc xe tăng không được đề cập, ngoại trừ mô tả chung về hệ thống ghế phóng.
Theo đó, tổ lái sẽ ngồi trong buồng thoát hiểm, được trang bị hộp nổ để có thể phóng ra ngoài khi kích hoạt trong tình huống khẩn cấp. Khi buồng thoát hiểm được phóng ra ngoài, động cơ xe tăng sẽ tự động dừng.
Giữa buồng thoát hiểm và khoang chứa đạn ở giữa thân xe có vách ngăn hình vòng cung, đầu các quả đạn được đặt theo hướng chĩa ra xa tổ lái, dường như để hạn chế thiệt hại trong trường hợp khoang chứa đạn bị kích nổ.
Buồng thoát hiểm (màu đỏ) và khoang chứa đạn (màu xanh). Ảnh: btvt.info
Theo Defense Express, đây là giải pháp của Nga nhằm giảm thiểu thương vong trước hiện tượng "bay tháp pháo" thường gặp trên xe tăng do nước này sản xuất, do thiết kế khoang chứa đạn ngay bên dưới tháp pháo.
Thiết kế này đồng nghĩa khi phần thân xe bị trúng đạn, những quả đạn bên trong có thể bị kích nổ theo phản ứng dây chuyền, tạo ra vụ nổ cực lớn thổi bay tháp pháo, khiến xe tăng bị phá hủy hoàn toàn và kíp lái gần như không có cơ hội sống sót.
Đây là một trong các lý do khiến Moskva hứng chịu thiệt hại lớn về xe tăng trong cuộc xung đột. Quân đội Ukraine hôm 5/6 cho biết Nga đã mất hơn 7.800 xe tăng, cao gấp đôi số lượng nước này có trước khi xung đột bùng phát. Oryx, trang phân tích thông tin chiến sự có trụ sở tại Hà Lan, đưa ra con số thấp hơn, khoảng 3.300 xe tăng.
Dù cho rằng việc Nga phát triển hệ thống ghế phóng cho xe tăng là "hướng phát triển hợp lý", Defense Express nhận định điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất xe tăng.
Tháp pháo xe tăng T-72 Nga bị thổi bay trong video đăng tháng 5/2022. Ảnh chụp từ video
Đây không phải lần đầu tiên nảy ra các ý tưởng mới để cải tiến xe tăng trong cuộc xung đột tại Ukraine. Trước đó, để đối phó các đòn tấn công đột nóc của thiết bị bay không người lái (drone) tự sát đối phương, lính Nga đã hàn giáp lồng lên trên tháp pháo. Biện pháp này đã phần nào chứng minh hiệu quả và được quân đội một số nước học hỏi, trong đó có Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) để áp dụng trong cuộc chiến tại Dải Gaza.
Mới nhất, lực lượng Nga đã lắp giáp phủ kín hầu hết xe tăng giống dạng mai rùa để tăng cường năng lực phòng vệ trước drone tự sát. Giải pháp này từng phát huy hiệu quả trong một khoảng thời gian, song gần đây mất dần tác dụng khi quân đội được bổ sung tên lửa, đạn pháo, không còn phải phụ thuộc vào drone để tập kích khí tài hạng nặng của đối phương như trước.
Phạm Giang (Theo Defense Express)
Xem tiếp...