Report Nạn nhân của đám tâm thần hamas - ăn mày tình thương của đạo đức giả

Người Buôn Vịt

Đẹp trai, hào hoa, dâm đãng !
Bài viết
427
Xu
100,156
Nạn nhân của đám tâm thần hamas - ăn mày tình thương của đạo đức giả

Fatah-mocks-Hamas1-1.png


Mấy chục năm nay đám isra luôn kiếm cớ để làm cỏ dân pales nhưng chưa có cơ hội , năm nay đám tâm thần hamas chơi 1 cú đám isra đợi được thời cơ mấy chục năm có 1 để làm cỏ dân pales với cớ báo thù chứ không phải chiếm đất , dân pales di tản thì chắc khỏi về được còn dân ở lại thì chắc bị làm cỏ :) cơ hội hamas cho mấy chục năm có 1 ngu gì ngừng bắn thì là cc gì có cơ hội lần nữa để trả thù để làm cỏ dân pales
Tội nghiệp dân ples khi bị đám tâm thần hamas ngồi trên đầu , tội nghiệp dân pales nhưng đéo ưa đám tâm thần hamas
Chẳng thể nào nghĩ nổi khi đám hamas nổi điên lên đi qua vùng isra xong bắn giết bắt có công khai , ịt mẹ nó nó lại bắt có với giết cả dân nước khác đéo liên quan , hình ảnh man rợ của nó được máy quay gắn tùm lum quay lại để isra có cái để chứng minh rằng mình làm cỏ pales là để báo thù chứ chả phải ăn cướp , đám hamas đánh giết bắt cóc xong trốn thấy mẹ để dân thường hưởng bom đạn của đám isra xong toi muốn sạch .
Xong lại lấy dân thường bị đám isra làm cỏ tố cáo isra giết dân thường :) đám hamas tâm thần lại kích động lòng thương để mình hưởng lợi :)
Đạo đức giả biểu tình ủng hộ rất dữ dội đâu đâu ấy , trong khi tiền bạc hàng nóng thì đéo thấy ai góp , mỗi người biểu tình mà qua isra nhổ 1 bãi nước bọt thì đám isra chắc chết chìm rồi nhưng mà đám isra vẫn sống phây phây :) rồi cuối cùng dân ples vẫn khổ dưới sự trả thù của đám isra còn đám hamas vẫn ăn trên ngồi chốc và núp sau lưng dân thường pales



Cuộc tranh giành quyền lực của 2 băng hamas và fatah


Palestine: Đồng sàng dị mộng​

Cuộc đụng độ giữa phong trào Fatah và Hamas đã lên tới mức đỉnh điểm khi mà Tổng thống Mahmoud Abbas ban bố tình trạng khẩn cấp và giải tán chính phủ do Hamas lãnh đạo. Kể từ đây, Palestine chính thức rơi vào cơn khủng hoảng chính trị và tranh giành quyền lợi giữa các phe phái.

Ngày đẫm máu
Cho đến chiều 15/6, thành viên của nhóm Hamas đã tấn công các cơ quan an ninh do Fatah kiểm soát, giành thế chủ động ở khu vực Bờ Tây.
Từng nhóm chiến binh đeo mặt nạ còn diễu hành qua các đường phố ở Palestine, hô vang những khẩu hiệu chiến đấu chống Fatah. Đáp trả lại, các lực lượng an ninh của Fatah đã tấn công tòa nhà Quốc hội ở Ramallah và ném tung đồ đạc từ tầng 3 xuống đường, đốt văn phòng của 3 nghị sĩ Hamas.
Tại Nablus, một nghị sĩ đã bị sát hại. Theo phát ngôn viên của Hamas Islam Shahawan, bạo lực trong 5 ngày liên tiếp đã cướp đi sinh mạng của gần 100 người, trong đó có 7 người bị bắn vào giữa trán giống kiểu hành động của các nhóm mafia.
Riêng trong ngày 15/6, 33 người đã thiệt mạng. Cư dân sinh sống tại dải Gaza và khu vực Bờ Tây đều không dám ra khỏi nhà vì sợ "tên bay đạn lạc". Tín hiệu điện thoại bị cắt đứt nên mọi liên lạc với thế giới bên ngoài cũng gần như bị phong tỏa. Các cửa hàng cửa hiệu đóng cửa triền miên, chỉ có bệnh viện là phải hoạt động tối đa do có quá nhiều người được đưa vào cấp cứu.
Nhiều người dân Palestine ở khu vực Bờ Tây được chứng kiến cảnh máu lửa tại dải Gaza qua màn hình tivi đã đổ lỗi cho Tổng thống Mahmoud Abbas và phong trào Fatah không chịu hiệp lực giúp đỡ chính phủ Hamas.
Trong khi đó, tại dải Gaza, 3 khu liên hợp an ninh thân Fatah đã thuộc tầm kiểm soát của các chiến binh Hồi giáo cực đoan. Mục tiêu tiếp theo của Hamas là tấn công trụ sở làm việc của Tổng thống tại dải Gaza.
Đâu là nguyên nhân?
Như vậy là chưa đầy 3 tháng sau khi đồng ý tham gia Chính phủ liên hiệp để "làm sống lại" sự nghiệp của dân tộc Palestine, phong trào Hamas và Fatah đã đưa nhau đến vũng lầy của một cuộc xung đột đẫm máu nhất. Vụ việc không chỉ khiến người dân Palestine thêm hoang mang vì không biết tương lai của chính mình trên đất mẹ thân yêu mà ngay cả cộng đồng người Arab cũng thở dài ngao ngán.
Dư luận quốc tế thì hết sức lo ngại và Ủy ban châu Âu (EC) đã ngay lập tức cho tạm dừng vô thời hạn những hoạt động cứu trợ ở Palestine.
Chưa hết, khi cộng đồng thế giới đang cố gắng chung tay với tia hy vọng mỏng manh cứu vãn tình thế thì tại thành phố Ramallah, Tổng thống Mahmoud Abbas lại tiếp tục làm "nóng" chiến trường bằng lời ban bố tình trạng khẩn cấp, giải tán chính phủ liên hợp giữa Fatah và Hamas, thành lập một chính phủ lâm thời thay thế.
Ông cũng cho biết sẽ tổ chức sớm một cuộc tổng tuyển cử và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động bạo lực của Hamas cũng như các nhóm bán quân sự bất hợp pháp.
Đương nhiên là Thủ tướng Ismail Haniya không chấp nhận và cho rằng quyết định nói trên của Tổng thống Mahmoud Abbas mang tính cá nhân và không vì lợi ích dân tộc. Ông Ismail Haniya khẳng định sẽ vẫn tiếp tục giữ chức Thủ tướng và điều hành đất nước.
Theo các nhà nghiên cứu chính trị thế giới, để xảy ra chuyện như mấy ngày qua là lỗi từ cả hai phía Hamas và Fatah. Mặc dù thắng cử thông qua một cuộc bỏ phiếu dân chủ song phong trào Hamas lại không củng cố được vị thế của mình và liên tục vấp phải một số sai lầm đáng tiếc trong đó có cách đối xử căng thẳng với Israel.
Vì lẽ đó mà chính phủ liên hiệp Fatah và Hamas mới ra đời. Từ đây, mâu thuẫn vốn đã âm ỉ cháy lại càng bùng lên dữ dội do bên nào cũng muốn có quyền lợi riêng. Cái khó là ở chỗ tuy danh chính ngôn thuận giành chiến thắng trong bầu cử song Hamas lại không được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng. Ngược lại, phần lớn các nước gây khó dễ khiến cho Hamas lâm vào tình thế thiếu tài chính để điều hành đất nước.
Còn phong trào Fatah, cay cú vì bị thua trên "sân nhà", Fatah cũng chẳng mặn mà lắm với những đề xuất của Hamas. Từ đó, mối quan hệ "ông chẳng bà chuộc" đã đẩy chính phủ Palestine lâm vào cảnh "cha chung không ai khóc" và khi bùng phát, mỗi bên đều chỉ biết đến quyền lợi của chính mình chứ không phải vì sự nghiệp lớn của toàn dân tộc

Huyền Chi

Palestine: Hai Thủ tướng cùng tồn tại​



Bất chấp việc lực lượng Hồi giáo Hamas đang kiểm soát hoàn toàn dải Gaza, ngày 17/6, tân Thủ tướng Salam Fayyad cùng nội các của ông vẫn chính thức đi vào hoạt động sau khi Tổng thống Mahmud Abbas tuyên bố giải tán chính phủ của Thủ tướng Ismail Haniyeh hôm 15/6 vừa qua.

Được biết, chiều 17/6, danh sách nội các của chính phủ do Thủ tướng Salam Fayyad lãnh đạo đã được công bố. Giới truyền thông cho biết, trước khi dự lễ tuyên thệ nhậm chức của chính phủ khẩn cấp do tân Thủ tướng Salam Fayyad lãnh đạo, Tổng thống Mahmoud Abbas đã có cuộc gặp với Tổng lãnh sự Mỹ Jacob Walles tại Jerusalem.
Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Mahmud Abbas khó đảo ngược được tình thế ở dải Gaza, nhưng có thể cho phép Fatah củng cố sức mạnh ở khu Bờ Tây, dọn đường cho sự tồn tại của nhất quốc lưỡng... Thủ tướng.
Hiện không ai phủ nhận một thực trạng đáng buồn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát một cuộc nội chiến khi mà tân chính phủ của Thủ tướng Salam Fayyad chỉ kiểm soát được một nửa đất nước - giới hạn ở khu Bờ Tây, nơi có khoảng 2 triệu dân, phần còn lại do các tay súng Hamas của Thủ tướng Ismail Haniyeh kiểm soát, nơi có khoảng 1,5 dân sinh sống tại dải Gaza.
Được biết, Thủ tướng Ismail Haniyeh vừa bổ nhiệm Thiếu tướng Said Fanouna là người thay thế Tư lệnh cảnh sát dải Gaza trước đây vốn trung thành với Tổng thống Mahmud Abbas. Tổng thống Mahmud Abbas coi việc Hamas chiếm dải Gaza là hành động "đảo chính quân sự".
Nhiều người cho rằng, tình trạng khẩn cấp cùng việc, song hành hoạt động của 2 chính phủ đã và đang đẩy chính trường Palestine vào cuộc khủng hoảng không lối thoát.
Được biết tân Thủ tướng Salam Fayyad là người có quan điểm ôn hòa, từng lấy bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Texas, Mỹ, một chính khách độc lập, có uy tín và có quan hệ tốt với cả Mỹ và Israel, do đó ông nhận được sự ủng hộ của họ ngay sau khi được Tổng thống Mahmud Abbas thay thế Thủ tướng Ismail Haniyeh.
Hơn nữa, trước khi được cử làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ của Tổng thống Yasser Arafat, ông Salam Fayyad từng làm việc một thời gian tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đây là điều kiện để tân Thủ tướng kêu gọi các quốc gia thành viên của IMF viện trợ tài chính cho Palestine chấn hưng lại đất nước sau bao năm chiến tranh và nội chiến tàn phá.
Điều đáng quan ngại nhất đã xảy ra, đó là cuộc xung đột giữa Hamas và Fatah đã lan tới khu vực Bờ Tây. Cuộc xung đột hiện nay không những tạo ra tình trạng cướp bóc, mà còn khiến cho mục tiêu vì một đất nước Palestine thống nhất và độc lập càng bị lùi xa.
Theo giới truyền thông, những tay súng Hamas đã cướp phá nhà cửa của những người ủng hộ Fatah hoặc nhà cửa của những người dân chạy loạn. Tư dinh của cố Tổng thống Yasser Arafat cũng nằm trong số những địa chỉ bị cướp phá. Nhiều người dân Palestine ở dải Gaza đã bắt đầu lên đường tị nạn.
Để xảy ra tình trạng này một phần trách nhiệm thuộc về Fatah bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Fatah đánh mất quyền kiểm soát của mình ở dải Gaza và rút về cố thủ ở khu Bờ Tây. Ai Cập thông báo, đã có gần 100 quan chức Fatah vượt biên giới sang nước này sau khi họ bị Hamas đánh bật ra các vị trí kiểm soát.
Do bị "mất mặt" trong việc để rơi nhiều trụ sở vào tay Hamas một cách dễ dàng nên các tay súng Fatah vẫn đang tiếp tục đánh chiếm hàng chục văn phòng của Hamas tại thành phố Nablus và thành phố Hebron, khu Bờ Tây như Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ, tòa thị chính...
Thậm chí, họ tràn cả vào trụ sở Quốc hội bắt Phó Chủ tịch Quốc hội Hassan Kreisheh, nhưng bị các nghị sỹ khác ngăn cản. Người ta thực sự quan ngại khi Lữ đoàn cảm tử Al Aqsa của Fatah kêu gọi ban hành thiết quân luật và đặt Hamas ra ngoài vòng pháp luật.
Có tin nói rằng, Muhammed Dahlan, người đứng đầu cơ quan An ninh và là cố vấn quân sự của Tổng thống Mahmud Abbas đã bí mật trở về dải Gaza để tổ chức lại lực lượng cho một cuộc phản công vào Hamas trong thời gian tới. Theo thống kê, các cuộc xung đột trong gần 10 ngày qua giữa Fatah và Hamas đã khiến gần 120 người thiệt mạng, hơn 550 người khác bị thương.
Giới bình luận cho rằng, để xảy ra tình cảnh hiện nay một phần là do chính phủ đoàn kết chỉ là kết quả của những nỗ lực không xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc mà chỉ là giải pháp tạm thời nhằm chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu giữa Fatah và Hamas kể từ khi Hamas lên nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử tháng 1/2006.
Nhiều người đã nói, nghèo đói và cuộc tranh giành quyền lực là nguyên nhân chính khiến cho Palestine rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài. Và chính những bất đồng trong nội bộ đã khiến cho Palestine đánh mất cơ hội hoà giải với Israel nhằm tiến tới việc thành lập một quốc gia độc lập.
Về phần mình, lãnh đạo Hamas cho rằng quyết định cách chức Thủ tướng Ismail Haniyeh của Tổng thống Mahmud Abbas là bất hợp pháp, còn bản thân ông Ismail Haniyeh cũng tuyên bố tiếp tục điều hành nội các cũ.
Nhưng lãnh tụ tối cao của Hamas Khaled Meshaal (hiện đang sống ở Syria) lại tiếp tục khẳng định, theo đó Hamas muốn hợp tác với Tổng thống Mahmud Abbas vì lợi ích chung của dân tộc Palestine. Và để tỏ ý hòa giải với Tổng thống Mahmud Abbas, Hamas đã trả tự do cho 3 trong số 10 lãnh đạo Fatah bị bắt trước đó.
Cho đến nay, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra lời kêu gọi Hamas và Fatah nhanh chóng chấm dứt tình trạng xung đột. Cả Mỹ, Isarel và Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc, Nga… đều tuyên bố sẽ nhanh chóng bãi bỏ lệnh cấm vận và nối lại viện trợ nhân đạo. Về phần mình, Israel cũng đang theo dõi sát tình hình đang diễn ra tại dải Gaza

Quốc Trung
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom