Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
NỘI DUNG

Mướp đắng (Momordica charantia L.) là một thành viên của họ dưa chuột: Cucurbitaceae. Mướp đắng, còn có các tên gọi như bí đắng, dưa Goya, karela và lê nhựa thơm (Stephens 2012). Đây là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, được coi là món ăn chủ yếu trong nhiều loại hình ẩm thực châu Á.

1. Một số lợi ích của mướp đắng

Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?- Ảnh 1.


Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có tác dụng phụ.


Ngoài hương vị đặc biệt, mướp đắng còn có một số lợi ích sức khỏe ấn tượng dưới đây:

Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, 100g mướp đắng sống cung cấp:

  • Lượng calo: 21
  • Carb: 4g
  • Chất xơ: 2g
  • Vitamin C: 99% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin A: 44% DV
  • Folate: 17% DV
  • Kali: 8% DV
  • Kẽm: 5% DV
  • Sắt: 4% DV

Các chất dinh dưỡng trong mướp đắng

Mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc phòng bệnh, tạo xương và chữa lành vết thương. Nó cũng chứa nhiều vitamin A, một loại vitamin tan trong chất béo giúp tăng cường sức khỏe làn da và thị lực tốt.

Mướp đắng cung cấp folate, chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, một lượng nhỏ kali, kẽm, sắt. Mướp đắng cũng là nguồn cung cấp catechin, acid galic, epicatechin và acid chlorogen - những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

Ngoài ra, mướp đắng ít calo nhưng lại giàu chất xơ đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày chỉ trong 94g.

Có thể giúp giảm lượng đường trong máu

Nhờ đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ, mướp đắng từ lâu đã được sử dụng để giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Mướp đắng được cho là có tác dụng cải thiện cách sử dụng đường trong các mô và thúc đẩy quá trình tiết insulin, loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, người bị đái tháo đường đang dùng thuốc điều trị nên hỏi bác sĩ chuyên khoa về việc nên ăn mướp đắng như thế nào để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu xuống quá thấp, có thể nguy hiểm cho sức khỏe.

Mướp đắng chứa polyphenol có tác dụng chống viêm

Mướp đắng chứa nhiều polyphenol, các hợp chất này được biết đến với khả năng giảm viêm trong cơ thể.

Có thể làm giảm mức cholesterol

Mức cholesterol cao có thể khiến mảng bám mỡ tích tụ trong động mạch, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mướp đắng có thể làm giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tim. Sử dụng chiết xuất mướp đắng hòa tan trong nước dẫn đến giảm đáng kể mức độ LDL hoặc cholesterol "xấu" so với giả dược.

Cải thiện lượng chất xơ

Mướp đắng là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân vì nó ít calo nhưng lại giàu chất xơ. Nó chứa khoảng 2g chất xơ trong mỗi khẩu phần 100g.

Chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm, giúp no lâu hơn, giảm cảm giác đói và thèm ăn. Mướp đắng cũng có đặc tính nhuận tràng, giúp hỗ trợ tiêu hóa nếu bị táo bón. Do đó, việc hoán đổi các thành phần có hàm lượng calo cao hơn bằng mướp đắng giúp tăng lượng chất xơ và cắt giảm lượng calo để thúc đẩy quá trình giảm cân.

Mướp đắng đa năng và thơm ngon

Mướp đắng được chế biến thành nhiều món ăn. Mướp đắng có thể được dùng sống hoặc nấu chín theo nhiều công thức khác nhau như xào, ăn sống, nước ép, nấu canh; kết hợp với nhiều loại thực phẩm, rau củ quả tạo thành món ăn giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

2. Tác dụng phụ tiềm ẩn của mướp đắng và ai không nên ăn?

Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?- Ảnh 3.


Người bị huyết áp thấp, cơ thể yếu, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều mướp đắng.


Khi thưởng thức ở mức độ vừa phải, mướp đắng là một thực phẩm bổ sung lành mạnh và bổ dưỡng cho chế độ ăn uống. Tuy nhiên, tiêu thụ một lượng lớn mướp đắng hoặc dùng thực phẩm bổ sung mướp đắng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), nếu thường xuyên ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày. Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu kiêng thì càng tốt.

Những người thể trạng yếu, huyết áp thấp, sau khi nhịn ăn kéo dài, vừa mới phẫu thuật hoặc mất một lượng máu lớn không nên ăn nhiều mướp đắng. Nên tránh ăn mướp đắng trong những tình huống này vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu. Ngoài ra, một số chuyên gia cho biết uống nước ép mướp đắng khi mang thai có thể gây ra các cơn co thắt và thậm chí gây chảy máu, có thể dẫn đến sảy thai.

Nếu là người thuộc bất kỳ nhóm nào trong số này, trước khi thêm mướp đắng vào chế độ ăn uống, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và làm theo lời khuyên đó.

Xem thêm video đang được quan tâm:


Tác dụng bất ngờ của mướp đắng đối với sức khỏe.

Xem tiếp...
 
Back
Top Bottom