Mô hình trồng nấm sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Tân Kỳ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ngoài sản phẩm nấm sò trắng đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, Công ty cổ phần sinh học An Hà đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng thêm các sản phẩm, trong đó tập trung xây dựng nấm mộc nhĩ sấy khô hướng tới xuất khẩu.

Anh Dũng cho biết, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất các sản phẩm OCOP, công ty An Hà đã được tỉnh Nghệ An hỗ trợ tới 50% tổng chi phí mua sắm thiết bị. Nhờ sự giúp sức của chương trình, công ty giảm được gánh nặng đầu tư ban đầu, nhân công đỡ vất vả hơn với các công việc tay chân, có điều kiện tập trung sản xuất sản phẩm hàng hóa cho chất lượng cao hơn. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của công ty đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật miễn phí cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.

Ông Lê Viết Tuấn An - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An đánh giá, là đơn vị chuyên sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn, có trên 15 năm kinh nghiệm sản xuất nấm, Công ty cổ phần sinh học An Hà là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nấm theo quy mô công nghiệp trên địa bàn huyện. Công ty luôn đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng sản phẩm từ nấm, tạo ra doanh thu và lợi nhuận tốt, ổn định, đồng thời, tạo được việc làm thường xuyên cho 10-15 lao động nông thôn trên địa bàn, bảo đảm thu nhập từ 5,5-6 triệu đồng/tháng.


Công ty An Hà được tỉnh Nghệ An hỗ trợ 50% chi phí mua thiết bị đóng bịch nấm hiện đại.


Công ty An Hà được tỉnh Nghệ An hỗ trợ 50% chi phí mua thiết bị đóng bịch nấm hiện đại.


Theo ông Lê Viết Tuấn An, chính quyền địa phương đánh giá cao sự ưu việt về quy trình sản xuất, sự an toàn của sản phẩm, đặc biệt sản phẩm nấm dễ sử dụng, giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp khẩu vị người tiêu dùng, nên rất cần nhân rộng mô hình sản xuất. Về chính sách kích cầu, huyện đã có các biện pháp hỗ trợ như: Tổ chức các đợt trưng bày quảng bá sản phẩm, hỗ trợ một phần chi phí xây dựng sản phẩm OCOP, hỗ trợ 50% kinh phí mua một số máy móc thiết bị với số tiền 250 triệu đồng như: Nồi hơi đốt than củi, buồng hấp khử trùng, máy sàng trộn nguyên liệu.

Từ hiệu quả cơ sở trồng nấm của Công ty An Hà, hiện nay trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã xuất hiện thêm nhiều cơ sở sản xuất nấm với quy mô khá lớn tại xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Hoàn và Thị Trấn, tạo thêm việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn.

Theo anh Lương Duy Dũng, công ty đang có kế hoạch liên kết các hộ gia đình có diện tích đất vườn để tổ chức sản xuất nấm trở thành mạng lưới sản xuất mở rộng của công ty trong thời gian tới. Với mô hình này, công ty là hạt nhân sản xuất bịch phôi nấm giai đoạn đầu và thu mua sản phẩm đầu ra cho bà con, giúp tận dụng nguồn lao động và đất đai tại chỗ để tạo ra sản phẩm.

Từ hiệu quả cơ sở trồng nấm của Công ty An Hà, hiện nay trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã xuất hiện thêm nhiều cơ sở sản xuất nấm với quy mô khá lớn tại xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Hoàn và Thị Trấn, tạo thêm việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn. Tuy nhiên, do yêu cầu kỹ thuật khắt khe, đa số các cơ sở tại địa phương mới chỉ dừng lại ở việc mua bịch nấm đã được cấy sẵn về chăm sóc, thu hái và bán sản phẩm.


Các lao động địa phương đã gắn bó nhiều năm với công ty và có thu nhập ổn định hằng tháng.


Các lao động địa phương đã gắn bó nhiều năm với công ty và có thu nhập ổn định hằng tháng.


Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 439/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu là một trong 9 sản phẩm được ưu tiên phát triển. Từ đó đến nay, việc nuôi trồng nấm đã được đẩy mạnh ở các địa phương trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, nông thôn.

Tới nay, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu, đã làm chủ được công nghệ nhân, sản xuất một số loại nấm chủ lực; thu thập, chọn lọc và đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm, trong đó có những giống nấm cao cấp có giá trị cao. Bước đầu hình thành hệ thống nhân giống nấm từ trung ương đến địa phương. Trong khi đó, nấm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu về cả trong nước và ngoài nước rất cao.

Với tiềm năng rất lớn của nghề trồng nấm còn chưa được khai thác hết, hy vọng rằng Công ty cổ phần sinh học An Hà với tư cách là đơn vị hạt nhân trong nghề trồng nấm ở huyện Tân Kỳ cùng với chính quyền địa phương sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, phân tán để dần dần hình thành được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, cho ra sản phẩm đồng đều về quy cách, chất lượng và tiến tới mở rộng sản xuất, xuất khẩu thành công.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom