Mẹo ngủ ngon cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể mang vớ nén khi ngủ nếu đau khớp tay, chân, kê thêm gối để nằm nghiêng và không nên nằm sấp.


Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh tự miễn gây viêm và đau khớp, cùng các triệu chứng khác như suy nhược, sốt, mệt mỏi. Tình trạng này khiến người bệnh khó ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ. Ngược lại, ngủ không đủ giấc thường xuyên cũng có thể khiến cơn đau khớp trầm trọng hơn.

Không giống các loại viêm khớp khác, RA có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp đối xứng ở hai bên cơ thể như cả hai bàn tay. Dù bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào nhưng phổ biến nhất là khớp đầu gối, bàn tay và cổ tay. Để có giấc ngủ ngon, người bệnh nên điều chỉnh tư thế ngủ tùy theo khớp bị ảnh hưởng.

Bàn tay và cổ tay

RA thường phát triển tại các khớp nhỏ ở bàn tay và cổ tay. Nếu cơn đau khớp gây khó ngủ vào ban đêm, người bệnh có thể cân nhắc đeo găng tay nén hoặc nẹp khi đi ngủ.

Vai và hông

Tư thế nằm nghiêng sang một bên góp phần tạo áp lực lên khớp vai, hông và đầu gối. Nếu muốn nằm nghiêng về phía vai bị đau, người bệnh có thể thử đỡ vai bằng một chiếc gối dày để khớp vai không bị đẩy về phía trước. Để giảm đau hông do bệnh này, hãy thử đặt một chiếc gối giữa hai chân để hỗ trợ thêm cho khớp hông. Cách này cũng giúp giảm đau đầu gối.



Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kê thêm gối hỗ trợ vai và hông, đầu gối nếu như nằm nghiêng. Ảnh: Ngọc Phạm


Chân

Nếu cơn đau chân gây mất ngủ vào ban đêm, người bệnh có thể đặt một tấm chăn hoặc khăn nặng lên trên bàn chân. Cách này có hiệu quả nhất khi nằm ngửa. Người nằm ngủ nghiêng cân nhắc mang vớ nén để hỗ trợ khớp bàn chân.

Cổ và cột sống

Dù không phổ biến nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến cổ và cột sống. Nếu nằm ngửa khi ngủ, hãy hỗ trợ các khớp này bằng chiếc gối phù hợp để ngăn ngừa cơn đau nặng hơn. Người bệnh cũng có thể thêm những gối dưới đầu gối và thắt lưng. Một chiếc gối nhỏ hình chữ U có thể đỡ phần cổ khi nằm ngửa ngủ. Người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ngủ sấp vì có thể tạo thêm căng thẳng cho lưng và cổ.

Ngoài điều chỉnh tư thế ngủ, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp khác giúp kiểm soát cơn đau khớp ban đêm. Chẳng hạn như chườm lạnh lên khớp để giảm viêm, dùng đệm nhiệt trên vùng bị đau trước khi đi ngủ, tắm nước ấm, dùng thuốc giảm đau không kê đơn theo lời khuyên của bác sĩ, thiền.

Tạo thói quen thư giãn như đọc sách và tránh các thiết bị điện tử, tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn giúp người bệnh ngon giấc hơn. Căng thẳng, tập thể dục quá nhiều hoặc thay đổi thời tiết cũng có thể làm bùng phát cơn đau do viêm khớp dạng thấp. Nếu điều chỉnh tư thể ngủ không hiệu quả, các triệu chứng gây khó ngủ, người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn.

Anh Ngọc (Theo Healthline)

Độc giả gửi câu hỏi về cơ xương khớp để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom