Tôi là nữ, năm nay 34 tuổi, đang ở nhà do thất nghiệp. Rất nhiều người ngưỡng mộ tôi vì tháng nào mẹ đẻ cũng đưa hết 20 triệu tiền lương hưu cho tôi mà không giữ lại đồng nào. Thế nhưng, dù cầm nhiều tiền như vậy nhưng tôi lại không thấy vui chút nào, nguyên nhân tôi sẽ kể dưới đây.
Mẹ tôi năm nay đã 60 tuổi, bố tôi thì đã mất được 3 năm. Từ khi bố tôi mất, mẹ nói muốn đến nhà tôi ở, an dưỡng tuổi già. Bà nói ở nhà một mình rất cô đơn, không có ai để nói chuyện cùng, bố cũng đi rồi nên lại càng buồn.
Thật lòng mà nói, tôi không thích mẹ đến ở cùng. Kể cả bà có chủ động đưa ra ý kiến đến ở với tôi thì sẽ đưa hết lương hưu cho tôi, tôi cũng không muốn. Tôi nói với mẹ, nhà em trai và em gái không có điều kiện như tôi, chi bằng mẹ đến ở nhà một trong hai đứa nó, đưa tiền lương hưu cho chúng nó thì tốt hơn, đấy mới là những người thật sự cần tiền. Nhưng mặc kệ tôi khuyên nhủ thế nào, bà cũng nhất quyết xách đồ đến nhà tôi ở.
Tôi biết lý do mẹ tôi muốn ở cùng, thứ nhất là do tôi đang thất nghiệp, sẽ có nhiều thời gian chăm nom bà. Thứ hai, tôi là đứa con tính tình hiền lành nhất, đây cũng là lý do quan trọng khiến bà quyết tâm đến ở nhà tôi.
Từ nhỏ tới lớn, lúc nào tôi cũng bị mẹ quản thúc, không được tự làm theo ý mình, chuyện gì cũng phải nghe bà sai khiến sắp xếp mới được làm, khiến tôi vô cùng khó chịu. Mãi đến khi tôi đi lấy chồng mới thoát khỏi sự kìm kẹp của mẹ, mới được sống theo cách mình muốn. Thế nên bây giờ nghe mẹ nói muốn ở cùng, tôi liền làm đủ mọi cách để mẹ từ bỏ suy nghĩ đó, tôi không thể sống như xưa được.
Thế nhưng, những lời tôi nói mẹ tôi hoàn toàn nghe không lọt tai. Vì để đạt được mục đính mà mẹ tôi dùng chiêu "tiền trảm hậu tấu", bà âm thầm cho thuê căn nhà đang ở, chỉ mang theo vài bộ quần áo và đồ dùng cần thiết rồi đến trước cửa nhà tôi. Gạo đã nấu thành cơm, tôi cũng chẳng còn cách nào khác, đành phải dọn dẹp lại phòng dành cho khách để mẹ tôi ở.
Mẹ tôi cũng giữ lời hứa, đưa toàn bộ lương hưu cho tôi, mặc tôi muốn tiêu gì thì tiêu. Nhưng tôi lại đẩy tiền lại, nói với bà tôi vẫn có tiền đủ dùng, không cần phải tiêu cả tiền của bà. Mẹ thấy tôi như vậy thì mặt đanh lại, nghiêm giọng nói: “Cho con thì con cứ cầm đi, nói nhiều thế làm gì. Đang thất nghiệp thì lấy đâu ra tiền?” Nhìn mẹ cau chặt mày lại, trông như sắp nổi cơn tam bành đến nơi, tôi vội vội vàng vàng cầm lấy tiền, tránh để cho hai mẹ con cãi cự nhau lại đau đầu thêm.
Chồng tôi là người dễ tính, chỉ cần mẹ vợ không quá khắt khe thì không có vấn đề gì. Theo lý mà nói, mẹ đã đến ở nhà chúng tôi thì không thể lúc nào cũng chỉ đạo trách móc mọi người như lúc còn làm lãnh đạo công ty được. Thế nhưng mẹ tôi không như thế, bà chẳng những không kiềm chế tí nào mà còn coi bản thân như chủ nhà, tất cả mọi việc đều phải do bà chỉ đạo mới được làm. Nếu làm gì mà không nói với bà thì kiểu gì cũng sẽ cãi nhau một trận.
Ảnh minh họa. (Nguồn AI)
Gần đây trời trở lạnh, trong nhà cứ như cái hầm băng, tôi muốn bật điều hoà sưởi ấm nhưng mẹ không cho. Bà nói bật điều hoà làm gì cho phí tiền điện, lạnh thì mặc thêm quần áo vào là được rồi. Cho nên, dù lạnh đến mức răng va vào nhau lập cập, tôi cũng không dám bật điều hoà. Tôi thì chịu được, nhưng chồng tôi thì không, tan sở về nhà anh ấy lại phải ngồi gõ máy tính làm việc tiếp, nếu không bật điều hoà thì ngón tay sẽ lạnh cứng lại không làm được.
Mẹ tôi thấy con rể về tự bật điều hoà thì xót tiền, liền mắng thẳng vào mặt anh ấy, mắng con rể không phải lo lắng chi tiêu trong nhà nên không biết củi gạo mắm muối đắt đỏ thế nào, chỉ biết tiêu xài lãng phí.
Chồng tôi không phục, anh ấy cãi lại, con bật điều hoà là để làm việc chứ có phải ngồi không đâu, sao lại không được bật. Con còn là người kiếm tiền nhiều nhất cái nhà này, mấy đồng tiền điện điều hoà con trả được!
Mẹ vợ thấy con rể dám cãi lại thì tức điên lên, thế là bà vừa khóc vừa gào thét ầm ĩ, gào to đến độ sợ hàng xóm không nghe được. Chồng tôi sợ hàng xóm cười chê nên đành phải tắt điều hoà rồi xách máy tính ra khách sạn ngồi làm việc tiếp.
Từ đó về sau, chồng tôi cứ tan làm là đến thẳng khách sạn làm việc, tối muộn mới về. Tiền thuê phòng rõ ràng đắt gấp mấy lần tiền điều hoà, tôi xót tiền gần chết nhưng cũng không dám nói với mẹ, chỉ bảo là anh ấy tăng ca ở công ty. Nếu bà mà biết thì chắc trong nhà lại một trận gà bay chó sủa nữa mà thôi!
Mỗi lần tôi nấu cơm, mẹ lại ở bên cạnh múa chân múa tay chỉ đạo, cái này nấu thế này, cái kia nấu thế kia. Tôi và chồng đều bị huyết áp cao nên lúc xào nấu không bao giờ tôi nêm đường vào đồ ăn. Nhưng mẹ tôi chẳng quan tâm, bà thấy tôi không cho đường thì lại chửi mắng tôi không hiếu thuận, bao nhiêu tiền đưa cho tôi hết mà tôi lại tiếc không nỡ cho bà ăn chút đường ngọt. Từ đó trở đi, mỗi lần tôi nấu cơm mẹ sẽ đứng gác bên cạnh, đến khi nào thấy tôi cho đường vào đồ ăn mới chịu thôi.
Từ ngày mẹ dọn đến ở cùng, tôi và chồng không có thời gian với nhau, tình cảm xa cách đi nhiều. Điều khiến tôi buồn bực nhất là hai đứa em. Chúng không hiểu cho tôi thì thôi, lại còn nói tôi lợi dụng việc chăm mẹ để chiếm đoạt tiền lương hưu. Tôi nói với chúng, bây giờ ai đón mẹ về chăm thì chị đưa tiền cho người đấy luôn, nhưng chẳng ai chịu nhận cả. Hơn nữa dù có nhận thì mẹ tôi cũng nhất quyết không đi, bà chỉ muốn ở với tôi để dễ bề sai bảo mà thôi.
Cuộc sống của tôi cũng không còn an nhàn như ngày trước, không có nổi một chút thời gian riêng tư, ngày nào cũng xoay mòng mòng quanh mẹ. Áp lực bà đem đến khiến cho tình cảm vợ chồng chúng tôi đi xuống rất nhiều, đã mấy lần chồng tôi đề nghị ly hôn, nếu như tôi không khóc lóc thì tình cảm vợ chồng gần chục năm cũng đi tong.
Cho nên, dù mẹ cho tôi tất cả tiền bạc và tài sản đi nữa thì tôi vẫn không thích sống cùng bà. Tôi thà không nhận được một đồng nào từ bà còn hơn là sống cuộc sống như bây giờ. Giá như mẹ tôi có thể giống những người già khác, hiền từ, biết suy nghĩ, không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng của các con, tôi chắc chắn không ngại ngần gì mà đón bà về ở cùng. Mặc dù yêu cầu của tôi chỉ có vậy thôi, nhưng mẹ tôi chắc chắn không làm nổi, khiến tôi vô cùng bất lực. Nghĩ đến những ngày tháng sau này không biết sống như nào, tôi sợ hãi quá đi thôi!
Xem tiếp...
Ở cùng mẹ có thật sự vui hay không?
Mẹ tôi năm nay đã 60 tuổi, bố tôi thì đã mất được 3 năm. Từ khi bố tôi mất, mẹ nói muốn đến nhà tôi ở, an dưỡng tuổi già. Bà nói ở nhà một mình rất cô đơn, không có ai để nói chuyện cùng, bố cũng đi rồi nên lại càng buồn.
Thật lòng mà nói, tôi không thích mẹ đến ở cùng. Kể cả bà có chủ động đưa ra ý kiến đến ở với tôi thì sẽ đưa hết lương hưu cho tôi, tôi cũng không muốn. Tôi nói với mẹ, nhà em trai và em gái không có điều kiện như tôi, chi bằng mẹ đến ở nhà một trong hai đứa nó, đưa tiền lương hưu cho chúng nó thì tốt hơn, đấy mới là những người thật sự cần tiền. Nhưng mặc kệ tôi khuyên nhủ thế nào, bà cũng nhất quyết xách đồ đến nhà tôi ở.
Tôi biết lý do mẹ tôi muốn ở cùng, thứ nhất là do tôi đang thất nghiệp, sẽ có nhiều thời gian chăm nom bà. Thứ hai, tôi là đứa con tính tình hiền lành nhất, đây cũng là lý do quan trọng khiến bà quyết tâm đến ở nhà tôi.
Từ nhỏ tới lớn, lúc nào tôi cũng bị mẹ quản thúc, không được tự làm theo ý mình, chuyện gì cũng phải nghe bà sai khiến sắp xếp mới được làm, khiến tôi vô cùng khó chịu. Mãi đến khi tôi đi lấy chồng mới thoát khỏi sự kìm kẹp của mẹ, mới được sống theo cách mình muốn. Thế nên bây giờ nghe mẹ nói muốn ở cùng, tôi liền làm đủ mọi cách để mẹ từ bỏ suy nghĩ đó, tôi không thể sống như xưa được.
Thế nhưng, những lời tôi nói mẹ tôi hoàn toàn nghe không lọt tai. Vì để đạt được mục đính mà mẹ tôi dùng chiêu "tiền trảm hậu tấu", bà âm thầm cho thuê căn nhà đang ở, chỉ mang theo vài bộ quần áo và đồ dùng cần thiết rồi đến trước cửa nhà tôi. Gạo đã nấu thành cơm, tôi cũng chẳng còn cách nào khác, đành phải dọn dẹp lại phòng dành cho khách để mẹ tôi ở.
Mẹ tôi cũng giữ lời hứa, đưa toàn bộ lương hưu cho tôi, mặc tôi muốn tiêu gì thì tiêu. Nhưng tôi lại đẩy tiền lại, nói với bà tôi vẫn có tiền đủ dùng, không cần phải tiêu cả tiền của bà. Mẹ thấy tôi như vậy thì mặt đanh lại, nghiêm giọng nói: “Cho con thì con cứ cầm đi, nói nhiều thế làm gì. Đang thất nghiệp thì lấy đâu ra tiền?” Nhìn mẹ cau chặt mày lại, trông như sắp nổi cơn tam bành đến nơi, tôi vội vội vàng vàng cầm lấy tiền, tránh để cho hai mẹ con cãi cự nhau lại đau đầu thêm.
Chồng tôi là người dễ tính, chỉ cần mẹ vợ không quá khắt khe thì không có vấn đề gì. Theo lý mà nói, mẹ đã đến ở nhà chúng tôi thì không thể lúc nào cũng chỉ đạo trách móc mọi người như lúc còn làm lãnh đạo công ty được. Thế nhưng mẹ tôi không như thế, bà chẳng những không kiềm chế tí nào mà còn coi bản thân như chủ nhà, tất cả mọi việc đều phải do bà chỉ đạo mới được làm. Nếu làm gì mà không nói với bà thì kiểu gì cũng sẽ cãi nhau một trận.
Ảnh minh họa. (Nguồn AI)
Mẹ đẻ khó tính hơn cả mẹ chồng
Gần đây trời trở lạnh, trong nhà cứ như cái hầm băng, tôi muốn bật điều hoà sưởi ấm nhưng mẹ không cho. Bà nói bật điều hoà làm gì cho phí tiền điện, lạnh thì mặc thêm quần áo vào là được rồi. Cho nên, dù lạnh đến mức răng va vào nhau lập cập, tôi cũng không dám bật điều hoà. Tôi thì chịu được, nhưng chồng tôi thì không, tan sở về nhà anh ấy lại phải ngồi gõ máy tính làm việc tiếp, nếu không bật điều hoà thì ngón tay sẽ lạnh cứng lại không làm được.
Mẹ tôi thấy con rể về tự bật điều hoà thì xót tiền, liền mắng thẳng vào mặt anh ấy, mắng con rể không phải lo lắng chi tiêu trong nhà nên không biết củi gạo mắm muối đắt đỏ thế nào, chỉ biết tiêu xài lãng phí.
Chồng tôi không phục, anh ấy cãi lại, con bật điều hoà là để làm việc chứ có phải ngồi không đâu, sao lại không được bật. Con còn là người kiếm tiền nhiều nhất cái nhà này, mấy đồng tiền điện điều hoà con trả được!
Mẹ vợ thấy con rể dám cãi lại thì tức điên lên, thế là bà vừa khóc vừa gào thét ầm ĩ, gào to đến độ sợ hàng xóm không nghe được. Chồng tôi sợ hàng xóm cười chê nên đành phải tắt điều hoà rồi xách máy tính ra khách sạn ngồi làm việc tiếp.
Từ đó về sau, chồng tôi cứ tan làm là đến thẳng khách sạn làm việc, tối muộn mới về. Tiền thuê phòng rõ ràng đắt gấp mấy lần tiền điều hoà, tôi xót tiền gần chết nhưng cũng không dám nói với mẹ, chỉ bảo là anh ấy tăng ca ở công ty. Nếu bà mà biết thì chắc trong nhà lại một trận gà bay chó sủa nữa mà thôi!
Mỗi lần tôi nấu cơm, mẹ lại ở bên cạnh múa chân múa tay chỉ đạo, cái này nấu thế này, cái kia nấu thế kia. Tôi và chồng đều bị huyết áp cao nên lúc xào nấu không bao giờ tôi nêm đường vào đồ ăn. Nhưng mẹ tôi chẳng quan tâm, bà thấy tôi không cho đường thì lại chửi mắng tôi không hiếu thuận, bao nhiêu tiền đưa cho tôi hết mà tôi lại tiếc không nỡ cho bà ăn chút đường ngọt. Từ đó trở đi, mỗi lần tôi nấu cơm mẹ sẽ đứng gác bên cạnh, đến khi nào thấy tôi cho đường vào đồ ăn mới chịu thôi.
Bất lực vì không có ai cảm thông
Từ ngày mẹ dọn đến ở cùng, tôi và chồng không có thời gian với nhau, tình cảm xa cách đi nhiều. Điều khiến tôi buồn bực nhất là hai đứa em. Chúng không hiểu cho tôi thì thôi, lại còn nói tôi lợi dụng việc chăm mẹ để chiếm đoạt tiền lương hưu. Tôi nói với chúng, bây giờ ai đón mẹ về chăm thì chị đưa tiền cho người đấy luôn, nhưng chẳng ai chịu nhận cả. Hơn nữa dù có nhận thì mẹ tôi cũng nhất quyết không đi, bà chỉ muốn ở với tôi để dễ bề sai bảo mà thôi.
Cuộc sống của tôi cũng không còn an nhàn như ngày trước, không có nổi một chút thời gian riêng tư, ngày nào cũng xoay mòng mòng quanh mẹ. Áp lực bà đem đến khiến cho tình cảm vợ chồng chúng tôi đi xuống rất nhiều, đã mấy lần chồng tôi đề nghị ly hôn, nếu như tôi không khóc lóc thì tình cảm vợ chồng gần chục năm cũng đi tong.
Cho nên, dù mẹ cho tôi tất cả tiền bạc và tài sản đi nữa thì tôi vẫn không thích sống cùng bà. Tôi thà không nhận được một đồng nào từ bà còn hơn là sống cuộc sống như bây giờ. Giá như mẹ tôi có thể giống những người già khác, hiền từ, biết suy nghĩ, không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng của các con, tôi chắc chắn không ngại ngần gì mà đón bà về ở cùng. Mặc dù yêu cầu của tôi chỉ có vậy thôi, nhưng mẹ tôi chắc chắn không làm nổi, khiến tôi vô cùng bất lực. Nghĩ đến những ngày tháng sau này không biết sống như nào, tôi sợ hãi quá đi thôi!
Xem tiếp...