Lý do Ngân hàng Nhà nước chưa thể bỏ 'room' tín dụng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
Lo ngại nguy cơ nợ xấu

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết từ năm 2023 trở về trước, Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng. Trong đó, nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tăng tín dụng theo kiểm soát tín dụng (room tín dụng) tại thời điểm cuối năm và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với quy mô nhỏ được tăng theo kế hoạch tự xây dựng để phù hợp với đặc thù hoạt động.

Năm nay, Ngân hàng Nhà nước không giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, nhà điều hành tiếp tục giao room tín dụng đối với các tổ chức tín dụng còn lại. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, sẽ tiếp tục rà soát để từng bước dỡ bỏ hoàn toàn biện pháp trên. Song trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Hiện áp lực lạm phát vẫn còn, gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Theo Ngân hàng Nhà nước, khó khăn lớn nhất là đặc thù kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn từ ngân hàng. Áp lực cân đối vốn cho nền kinh tế tiếp tục đè nặng lên hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro chênh lệch kỳ hạn, thanh khoản.

"Với điều kiện kinh tế đặc thù của Việt Nam, nếu ngân hàng tự tăng trưởng tín dụng mà không có biện pháp kiểm soát, hệ thống có thể quay lại tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng như giai đoạn trước năm 2011", báo cáo nêu.

Ngân hàng Nhà nước cũng bày tỏ việc bỏ kiểm soát sẽ tạo nguy cơ nợ xấu, đe dọa an toàn hệ thống ngân hàng và rủi ro bất ổn vĩ mô, lạm phát. Vì vậy, việc duy trì công cụ room tín dụng là cần thiết. "Việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình và từng bước thực hiện phù hợp điều kiện thị trường", Ngân hàng Nhà nước đánh giá.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã và đang triển khai việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc phân bổ room tín dụng.

Tín dụng ngân hàng bắt đầu chảy mạnh trở lại

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 10/5, tín dụng tăng 1,95% so với cuối năm 2024, tương đương dư nợ tín dụng đã tăng thêm hơn 264.400 tỷ đồng so với đầu năm nay.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm tín dụng toàn hệ thống vẫn giảm so với cuối năm 2023. Cụ thể, đến ngày 31/1, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.479.677 tỷ đồng, giảm 0,6% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,10%). Đến cuối tháng 3, tín dụng mới quay đầu tăng trưởng 1,34%. Nhưng từ 29/3 đến 10/5 (42 ngày), tín dụng chỉ tăng thêm 0,61%, tương đương 82.700 tỷ đồng, chậm lại đáng kể so với kết quả của tháng 3. Từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3, dư nợ tín dụng tăng hơn 279.000 tỷ đồng.

Các số liệu cho thấy, Ngân hàng BIDV là quán quân về cho vay khách hàng, với quy mô hơn 1,79 triệu tỷ đồng tính đến hết quý I vừa qua, tăng 0,9% so với cuối năm ngoái. VietinBank đứng vị trí thứ hai về cho vay, với số dư 1,51 triệu tỷ đồng đến cuối quý I, tăng 2,8% so với đầu năm 2024.

Ngân hàng MB với dư nợ cho vay đạt 615.000 tỷ đồng, tăng 0,7% trong quý đầu năm nay. Kết thúc quý I, tín dụng hợp nhất của VPBank tăng 2,1% so với đầu năm, cao hơn mức trung bình ngành, đạt gần 613.000 tỷ đồng. Tương tự, tăng trưởng tín dụng của Techcombank trong quý đầu năm đạt 6,4% so với đầu năm lên ngưỡng 563.900 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng của ACB đạt 506.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm nay; HDBank đạt 6,2%, nâng quy mô tổng dư nợ lên 375.385 tỷ đồng...

Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế. Không bị hạn chế room như các năm trước, các ngân hàng đang từng bước kích cầu vốn thông qua chương trình lãi suất ưu đãi cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom