Lý do hàng loạt nạn nhân sập bẫy kẻ lừa đảo qua mạng ở Tây Ninh

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chiều 18-7, tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị sơ kết công tác báo chí 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Lý do hàng loạt nạn nhân sập bẫy kẻ lừa đảo qua mạng ở Tây Ninh- Ảnh 1.


Quang cảnh hội nghị sơ công tác báo chí 6 tháng đầu năm - triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024


Tại hội nghị, Thượng tá Võ Thanh Kim, Phó Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Tây Ninh, đã thông tin một số kết quả nổi bật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2024.

Lý do hàng loạt nạn nhân sập bẫy kẻ lừa đảo qua mạng ở Tây Ninh- Ảnh 2.


Thượng tá Võ Thanh Kim, Phó Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Tây Ninh, thông tin về công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn


Theo thượng tá Kim, mặc dù tội phạm được kéo giảm đáng kể nhưng loại tội phạm trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích và lừa đảo vẫn còn tăng.

Đặc biệt, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn đa dạng, tinh vi, gây ra thiệt hại tài sản đặc biệt lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Lý do hàng loạt nạn nhân sập bẫy kẻ lừa đảo qua mạng ở Tây Ninh- Ảnh 3.

Lý do hàng loạt nạn nhân sập bẫy kẻ lừa đảo qua mạng ở Tây Ninh- Ảnh 4.


Băng nhóm tiếp tay cho tổ chức lừa đảo qua mạng ở Campuchia mới bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ


Trong 6 tháng đầu năm 2024, công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố 21 vụ, 14 bị can lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, tổng thiệt hại trên 12 tỉ đồng. Thủ đoạn của các đối tượng là lôi kéo nạn nhân tham gia nhóm kín, đầu tư trên các sàn tiền ảo, tuyển cộng tác viên bán hàng qua mạng, vay tiền nhanh qua mạng, nộp thuế, phí để nhận tiền trúng thưởng…


Ngoài ra, các đối tượng còn dụ dỗ nạn nhân kết bạn qua mạng xã hội và nộp thuế, phí nhận quà từ nước ngoài; chiếm quyền điều khiển mạng xã hội, nhắn tin người thân, bạn bè mượn tiền; giả danh nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng; giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án thông báo phạm tội qua điện thoại để đe dọa yêu cầu chuyển tiền…

Để phá án, Công an tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu nhà mạng và ngân hàng cung cấp thông tin đối với các số điện thoại, tài khoản đối tượng sử dụng để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, do các đối tượng phạm tội là người có trình độ cao trong sử dụng công nghệ thông tin và chỉ liên lạc với nhau qua môi trường không gian mạng, che giấu mọi thông tin về tên tuổi, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng, chúng chủ yếu sử dụng ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Zalo, Telegram... gây nhiều khó khăn cho lực lượng công an trong đấu tranh, thu thập dữ liệu.

Thượng tá Kim nhận định việc gia tăng của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng là do nhận thức và sự am hiểu về công nghệ của các nạn nhân còn hạn chế, nhẹ dạ, cả tin, một số người do hám lợi đã bị các đối tượng lợi dụng để lừa đảo.

Trước tình hình trên, Công an tỉnh Tây Ninh đã triển khai quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm liên quan đến công nghệ cao, trong đó tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Lực lượng công an đã tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với các hình thức tuyên truyền trực tiếp, phát tờ rơi, pano, áp phích, tuyên truyền thông qua mạng xã hội (đăng các tin, bài, video trên nhóm Zalo, Facebook, trang Fanpage…), tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…

"Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục đề xuất Bộ Công an trang bị máy móc công nghệ hiện đại, đồng thời tổ chức tập huấn chuyên sâu cho lực lượng phòng, chống tội phạm công nghệ cao; tập trung phối hợp, trao đổi thông tin với các Cục nghiệp vụ Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành phố để điều tra, xử lý các vụ việc, không để hình thành các đường dây phạm tội có tổ chức, gây bức xúc trong nhân dân"- thượng tá Kim khẳng định.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom