Luân chuyển để cán bộ trưởng thành, phát triển

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trong hệ thống chính trị của tỉnh Thái Bình, đến nay, nhiều cán bộ, đảng viên còn nhắc lại chuyện cách đây hơn 10 năm của đồng chí Nguyễn Xuân Khánh, hiện là Bí thư Huyện ủy Tiền Hải. Năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình có đề án luân chuyển cán bộ trẻ, cán bộ trong quy hoạch về địa bàn các huyện, xã khó khăn. Thời điểm đó, đồng chí Nguyễn Xuân Khánh đang đảm nhiệm Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, được luân chuyển về làm Bí thư Đảng ủy xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải và đây được xem là “chuyện lạ” trong công tác cán bộ trên "quê hương năm tấn".

Đồng chí Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình chia sẻ thông tin: Thông thường, cán bộ cấp tỉnh, khi luân chuyển sẽ được đưa về đảm nhiệm các vị trí cao hơn hoặc tương đương ở cấp huyện, nhưng đồng chí Khánh được luân chuyển “thẳng” về xã là điều chưa có trong tiền lệ của tỉnh Thái Bình và nhiều địa phương. Cũng vì thế mà cán bộ nhiều địa phương lân cận không khỏi thắc mắc, liệu có phải đồng chí Khánh bị kỷ luật hay không? Sau hơn hai năm đảm nhiệm Bí thư Đảng ủy xã Bắc Hải, đồng chí Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định được năng lực công tác, cùng với tập thể cấp ủy, chính quyền xã lãnh đạo, chỉ đạo địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hết thời gian “đi” cơ sở, đồng chí được luân chuyển trở lại tỉnh, đảm nhiệm qua nhiều vị trí công tác và được giới thiệu bầu làm Phó chủ tịch HĐND tỉnh. Năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tiếp tục luân chuyển đồng chí Khánh về đảm nhiệm Bí thư Huyện ủy Tiền Hải.


Tại huyện Thái Thụy, chỉ tính riêng trong hai năm 2022-2023, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thực hiện luân chuyển, điều động đối với 54 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Tính đến tháng 12-2023, huyện Thái Thụy có 27/36 xã, thị trấn với 30 cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Các đồng chí được luân chuyển, điều động giữ cương vị mới đều nỗ lực, phát huy được vai trò, trách nhiệm, lãnh đạo địa phương kịp thời tháo gỡ những vấn đề khó khăn, vướng mắc. Nhiều địa phương khi có cán bộ luân chuyển đến đã có sự phát triển rõ rệt, tập thể cấp ủy đoàn kết, thống nhất; hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được nâng cao hơn trước, các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều hoàn thành.


Từ thực tế trên thấy rằng, công tác luân chuyển cán bộ ở tỉnh Thái Bình được Ban Thường vụ Tỉnh ủy hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có những giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả của phần việc quan trọng này, nhất là “biên độ” luân chuyển rất linh hoạt, không bó hẹp, cứng nhắc. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nêu rõ quan điểm, luân chuyển để rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chủ động trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có kiến thức toàn diện, có kinh nghiệm thực tiễn; tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch, cán bộ trẻ có triển vọng được rèn luyện và thể hiện năng lực; đồng thời tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt lâu dài ở các cấp, các ngành.


Theo lãnh đạo Ban tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, thực hiện Kế hoạch số 75-KH-TU ngày 18-1-2022 của Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp giai đoạn 2022-2025, đến hết năm 2023 có 12 đồng chí cán bộ cấp tỉnh được luân chuyển về các huyện, thành phố nhằm thực hiện chủ trương cán bộ chủ chốt không là người địa phương. Đến nay, 8/8 huyện, thành phố có 100% bí thư, chủ tịch UBND không là người địa phương. Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục điều động, luân chuyển nhiều cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý từ khối Đảng, đoàn thể sang khối Nhà nước; từ tỉnh về huyện và ngược lại.


Đồng chí Trần Thị Thu Hương nhấn mạnh thêm: Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Thái Bình đối với công tác luân chuyển cán bộ được thể hiện ở chỗ, sau một năm thực hiện Kế hoạch số 75-KH-TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả, những mặt còn tồn tại, hạn chế. Các đồng chí thẳng thắn đánh giá, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác luân chuyển cán bộ của tỉnh giữa khối Đảng, đoàn thể và khối Nhà nước còn hạn chế; luân chuyển cán bộ trong nguồn quy hoạch, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa nhiều; cơ chế, chính sách đối với cán bộ được luân chuyển từ huyện xuống xã, từ xã này sang xã khác chưa được xác định rõ... Để khắc phục những hạn chế trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có kết luận về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động cán bộ giai đoạn 2023-2025.


Theo quy định về tiêu chuẩn các chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nêu rõ, các chức danh phải được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, riêng đối với các chức danh chủ chốt cấp tỉnh phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ các chức vụ chủ chốt cấp dưới; gắn luân chuyển với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ đã tạo động lực mới trong công tác cán bộ, nhất là đối với đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch, có năng lực và triển vọng.


MINH MẠNH


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Chính trị xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom