Nhiều năm qua, Hội Người mù TP HCM và Mô hình Kinh tế cho người tự kỷ Việt Nam (VAPs) đã mang lại hàng trăm cơ hội việc làm cho người khiếm thị và tự kỷ, giúp họ khẳng định bản thân và ổn định cuộc sống.
Trong căn nhà nhỏ ba tầng, có một cơ sở kinh doanh đặc biệt nằm ở phố Mai Anh Tuấn (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Đó là dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam do anh Nguyễn Đức Trung sáng lập và triển khai bền bỉ trong suốt 8 năm qua.
Chia sẻ về khâu tuyển dụng nhân sự, anh Trung cho biết cũng nhờ cái lương duyên với người tự kỷ mà anh được gặp các bạn nhân viên của mình.
Nguyễn Quang Anh (SN 2003, một nhân viên đã gắn bó tại nhà hàng Hạnh Phúc 3 năm) bày tỏ hạnh phúc khi được lao động như một người khỏe mạnh. Tại đây, anh được học cách bảo quản, vận hành nhà hàng, siêu thị và đặc biệt anh có thể giao tiếp tốt hơn.
Theo anh Trung, kiến thức về tự kỷ ở Việt Nam còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu và có định kiến đối với người tự kỷ. Ngoài ra, việc huy động vốn và tìm kiếm nguồn lực cũng là thách thức lớn. Tuy nhiên, với lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm cao, anh Trung đã vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được những thành công bước đầu.
Những nhân viên đặc biệt tại Doanh nghiệp Hạnh Phúc (thuộc VAPs) đang phục vụ khách hàng.
Lần đầu trải nghiệm tại nhà hàng Hạnh Phúc (thuộc VAPs) do những nhân viên đặc biệt phục vụ, chị Ngọc Linh (ngụ quận Đống Đa, TP Hà Nội) bất ngờ trước sự chuyên nghiệp các các nhân viên tại đây. “Các bạn nhân viên rất chuẩn chỉnh, chào khách và giới thiệu quán, sau đó đưa thực đơn đồ uống, đồ ăn riêng. Tôi thật bất ngờ khi thử làm khách tại mô hình kinh doanh đặc biệt này, thấy các bạn làm việc thành thục, tôi rất vui” - chị Linh bày tỏ.
Trong nhiều năm qua, Hội Người mù TP HCM đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề miễn phí giúp hàng trăm học viên là người khiếm thị có được công ăn việc làm ổn định.
Lớp học nâng cao kỹ thuật mát-xa tại Hội Người mù TP HCM.
Theo học từ lớp cơ bản đến lớp nâng cao kỹ thuật mát-xa tại Hội Người mù TP HCM, anh Thạch Vũ (47 tuổi, ngụ quận Tân Bình) giờ đây trở thành một kỹ thuật viên mát-xa tại Hội và nhờ công việc này mà anh gánh tròn trách nhiệm trụ cột gia đình.
Khiếm thị bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam, chị Phạm Thị Trót (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đi tìm giá trị bản thân mình tại lớp dạy nghề miễn phí của Hội, sau thời gian theo học, chị đã nắm đủ kiến thức để chuẩn bị mở một cơ sở mát-xa khiếm thị tại TP HCM.
Ông Nguyễn Đình Kiên, Chủ tịch Hội Người mù TP HCM, cho biết hiện Hội có 1.357 hội viên. Hội thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề miễn phí cho người khiếm thị.
"Trong năm 2024, Hội Người mù TP HCM đã tổ chức thành công 4 lớp đào tạo miễn phí kỹ thuật mát-xa Shiatsu cho người khiếm thị, thu hút gần 100 học viên tham gia. Có hơn 30 học viên đã nhận việc làm tại những cơ sở mát-xa của người khiếm thị. Trong tương lai gần, chúng tôi rất mong những người khiếm thị có thể tìm đến Hội nhiều hơn để phát triển bản thân và sống vui khỏe" - ông Kiên chia sẻ.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn đào tạo và Phát triển Spa Việt Nam, người hướng dẫn tại lớp học kỹ thuật mát-xa tại Hội Người mù TP HCM - cho biết học viên tại lớp được hướng dẫn đến khi thành thạo, sẵn sàng nhận việc tại các cơ sở mát-xa khiếm thị.
Xem tiếp...
Trong căn nhà nhỏ ba tầng, có một cơ sở kinh doanh đặc biệt nằm ở phố Mai Anh Tuấn (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Đó là dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ đầu tiên tại Việt Nam do anh Nguyễn Đức Trung sáng lập và triển khai bền bỉ trong suốt 8 năm qua.
Chia sẻ về khâu tuyển dụng nhân sự, anh Trung cho biết cũng nhờ cái lương duyên với người tự kỷ mà anh được gặp các bạn nhân viên của mình.
Nguyễn Quang Anh (SN 2003, một nhân viên đã gắn bó tại nhà hàng Hạnh Phúc 3 năm) bày tỏ hạnh phúc khi được lao động như một người khỏe mạnh. Tại đây, anh được học cách bảo quản, vận hành nhà hàng, siêu thị và đặc biệt anh có thể giao tiếp tốt hơn.
Theo anh Trung, kiến thức về tự kỷ ở Việt Nam còn hạn chế, nhiều người chưa hiểu và có định kiến đối với người tự kỷ. Ngoài ra, việc huy động vốn và tìm kiếm nguồn lực cũng là thách thức lớn. Tuy nhiên, với lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm cao, anh Trung đã vượt qua mọi khó khăn và gặt hái được những thành công bước đầu.
Những nhân viên đặc biệt tại Doanh nghiệp Hạnh Phúc (thuộc VAPs) đang phục vụ khách hàng.
Lần đầu trải nghiệm tại nhà hàng Hạnh Phúc (thuộc VAPs) do những nhân viên đặc biệt phục vụ, chị Ngọc Linh (ngụ quận Đống Đa, TP Hà Nội) bất ngờ trước sự chuyên nghiệp các các nhân viên tại đây. “Các bạn nhân viên rất chuẩn chỉnh, chào khách và giới thiệu quán, sau đó đưa thực đơn đồ uống, đồ ăn riêng. Tôi thật bất ngờ khi thử làm khách tại mô hình kinh doanh đặc biệt này, thấy các bạn làm việc thành thục, tôi rất vui” - chị Linh bày tỏ.
Trong nhiều năm qua, Hội Người mù TP HCM đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề miễn phí giúp hàng trăm học viên là người khiếm thị có được công ăn việc làm ổn định.
Lớp học nâng cao kỹ thuật mát-xa tại Hội Người mù TP HCM.
Theo học từ lớp cơ bản đến lớp nâng cao kỹ thuật mát-xa tại Hội Người mù TP HCM, anh Thạch Vũ (47 tuổi, ngụ quận Tân Bình) giờ đây trở thành một kỹ thuật viên mát-xa tại Hội và nhờ công việc này mà anh gánh tròn trách nhiệm trụ cột gia đình.
Khiếm thị bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam, chị Phạm Thị Trót (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đi tìm giá trị bản thân mình tại lớp dạy nghề miễn phí của Hội, sau thời gian theo học, chị đã nắm đủ kiến thức để chuẩn bị mở một cơ sở mát-xa khiếm thị tại TP HCM.
Ông Nguyễn Đình Kiên, Chủ tịch Hội Người mù TP HCM, cho biết hiện Hội có 1.357 hội viên. Hội thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề miễn phí cho người khiếm thị.
"Trong năm 2024, Hội Người mù TP HCM đã tổ chức thành công 4 lớp đào tạo miễn phí kỹ thuật mát-xa Shiatsu cho người khiếm thị, thu hút gần 100 học viên tham gia. Có hơn 30 học viên đã nhận việc làm tại những cơ sở mát-xa của người khiếm thị. Trong tương lai gần, chúng tôi rất mong những người khiếm thị có thể tìm đến Hội nhiều hơn để phát triển bản thân và sống vui khỏe" - ông Kiên chia sẻ.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn đào tạo và Phát triển Spa Việt Nam, người hướng dẫn tại lớp học kỹ thuật mát-xa tại Hội Người mù TP HCM - cho biết học viên tại lớp được hướng dẫn đến khi thành thạo, sẵn sàng nhận việc tại các cơ sở mát-xa khiếm thị.
Xem tiếp...