Nhiều loại vũ khí chính xác cao Mỹ viện trợ cho Ukraine bị vô hiệu hóa, không thể đánh trúng mục tiêu do tác chiến điện tử Nga.
Washington Post của Mỹ cuối tuần trước công bố nội dung phỏng vấn nhiều quan chức quốc phòng Ukraine và đánh giá nội bộ của Kiev về hàng loạt vũ khí chính xác cao được phương Tây viện trợ, trong đó thừa nhận nhiều loại vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh của Mỹ không thể chống chịu các biện pháp gây nhiễu do Nga tiến hành.
Truyền thông phương Tây đã nhiều lần nêu những thách thức do tác chiến điện tử Nga gây ra cho vũ khí dẫn đường Mỹ chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên, báo cáo nội bộ được soạn trong giai đoạn từ mùa thu 2023 đến tháng 4/2024 đã hé lộ hàng loạt chi tiết chưa từng công bố trước đây.
Ukraine đã chuyển báo cáo này cho Mỹ và đồng minh với hy vọng tìm ra giải pháp ứng phó, cũng như thiết lập kênh liên lạc trực tiếp với các nhà sản xuất vũ khí để đẩy nhanh tốc độ cập nhật tính năng khí tài. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine than phiền rằng quy trình hành chính quá phức tạp đang cản trở điều này.
Lính Ukraine vận hành đạn pháo dẫn đường Excalibur hồi cuối năm 2022. Video: Militarnyi
Theo báo cáo, tỷ lệ trúng đích của đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur giảm mạnh chỉ sau vài tháng thực chiến, xuống mức chưa đến 10%. Con số này trùng khớp với thông tin được Cố vấn Ủy ban An ninh, Quốc phòng và Tình báo của quốc hội Ukraine Ivan Stupak đưa ra đầu tháng 5, khi ông thừa nhận độ chính xác của Excalibur đã giảm mạnh từ 70% xuống còn 6% do các hệ thống tác chiến điện tử Nga.
"Công nghệ trên phiên bản Excalibur hiện nay đã mất toàn bộ tiềm năng", báo cáo có đoạn. Quân đội Ukraine cho rằng tình hình thực chiến cũng xóa bỏ danh tiếng "bách phát bách trúng" của loại vũ khí này.
Một quan chức cấp cao Ukraine nói rằng Washington đã ngừng cung cấp đạn Excalibur cho Kiev từ cách đây 6 tháng, sau khi phát hiện tỷ lệ trượt mục tiêu quá cao. Phần lớn khẩu đội pháo binh Ukraine cũng từ bỏ loại đạn này từ trước, do khó sử dụng, đòi hỏi nhiều thời gian tính toán và lập trình hơn so với đạn pháo thông thường.
Quan chức Ukraine khẳng định Kiev đã thông báo cho Washington về vấn đề này nhưng không nhận được phản hồi. Quân đội Ukraine cũng gặp thách thức tương tự với đạn pháo dẫn đường 155 mm do các nước khác cung cấp, trong đó có những loại không dùng định vị vệ tinh (GPS), nhưng chưa rõ vì sao hiệu quả của chúng bị suy giảm.
Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, nói rằng tác chiến điện tử Nga vô hiệu hóa vũ khí dẫn đường phương Tây là một trong những diễn biến quan trọng nhất trên chiến trường Ukraine trong năm 2023.
"Nhiều loại vũ khí rất uy lực khi ra mắt, nhưng dần mất hiệu quả. Đây là một phần cuộc chơi mèo vờn chuột, khi hai bên liên tục thích ứng và đổi mới để giành ưu thế chiến trường", Lee nói.
Tài liệu cũng tiết lộ rằng mạng lưới tác chiến điện tử và phòng không của Nga liên tục uy hiếp phi công Ukraine, trong đó nhiều hệ thống chuyên gây nhiễu thiết bị dẫn đường trên máy bay. "Lưới phòng thủ dày đặc đến nỗi các phi công Ukraine luôn cảm thấy mình trong trạng thái có thể bị bắn hạ bất cứ lúc nào", báo cáo có đoạn.
Giới chỉ huy Ukraine cho rằng những biện pháp ứng phó hiện nay có tác dụng rất hạn chế và phương án tốt nhất là sử dụng tiêm kích F-16, nhận định nó sẽ giúp đẩy lùi không quân Nga và cho phép phi công Ukraine triển khai vũ khí từ tầm xa hơn, né tránh nhiều tổ hợp phòng không và gây nhiễu của đối phương.
Bom dẫn đường tăng tầm JDAM-ER cũng là ví dụ rõ ràng về tác động của tác chiến điện tử Nga.
JDAM-ER có tầm bay tối đa 72 km khi thả từ độ cao và tốc độ lớn, so với 24 km của những quả JDAM thông thường. Các chỉ huy Mỹ từng tuyên bố JDAM-ER cho phép Ukraine tấn công hàng loạt mục tiêu mới, bổ sung cho khả năng tập kích tầm xa của pháo phản lực HIMARS và những vũ khí phóng từ máy bay có sẵn trong biên chế của Kiev.
Loại bom này bắt đầu được Ukraine triển khai từ tháng 2/2023 và dường như đã khiến Nga bất ngờ, nhưng tình thế thay đổi chỉ trong vòng vài tuần. "Tỷ lệ trúng đích giảm mạnh sau khi đối phương phát hiện nó hoàn toàn không chống chịu được biện pháp gây nhiễu. Các quả bom thường xuyên trượt mục tiêu với sai số có thể lên tới 1.200 m", báo cáo có đoạn.
Nhà sản xuất Mỹ từ tháng 5/2023 bắt đầu chuyển giao những quả bom được nâng cấp, trang bị hệ thống dẫn đường có khả năng kháng nhiễu cao hơn. Dù vậy, Nga cũng lập tức đẩy mạnh chế áp trong mùa hè, khiến tỷ lệ trúng đích của JDAM-ER giảm mạnh và rơi xuống mức thấp nhất vào tháng 7/2023. Quân đội Ukraine đánh giá độ chính xác trung bình của bom JDAM-ER đạt khoảng 60%.
Bom JDAM-ER (màu xanh) dưới cánh tiêm kích MiG-29 của Ukraine. Ảnh: BQP Ukraine
Cuối năm 2022, khi Mỹ chuyển giao pháo phản lực phóng loạt HIMARS cho Ukraine, mẫu vũ khí tầm xa có độ chính xác và uy lực cao này đã nhanh chóng chứng tỏ giá trị khi nhiều lần được Kiev sử dụng để tập kích, phá hủy các khí tài quan trọng của Moskva trên tiền tuyến.
Mọi thứ hoàn toàn thay đổi trong năm thứ hai của chiến sự. "Nga triển khai các hệ thống tác chiến điện tử để vô hiệu hóa tín hiệu vệ tinh, khiến HIMARS hoàn toàn mất tác dụng. Tình trạng này khiến các khẩu đội phải sử dụng những quả đạn cực kỳ đắt tiền chỉ để tập kích các mục tiêu có giá trị thấp", một chỉ huy quân đội cấp cao Ukraine cho hay.
Tài liệu quân đội Ukraine không đánh giá hiệu quả của đạn dẫn đường M30/31 phóng từ HIMARS. Tuy nhiên, giới chức Ukraine đầu năm nay kêu gọi các nước phương Tây cung cấp rocket M26. Đây là loại đạn đời cũ và không có hệ thống dẫn đường GPS, khiến chúng miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu, trong khi đầu đạn chùm với 644 đạn con cho phép tập kích mục tiêu trên diện rộng để bù đắp cho độ chính xác thấp.
Kiev vẫn coi HIMARS là vũ khí đạt hiệu quả, nhưng có thể trượt điểm ngắm với sai số trên 15 m và không hoàn thành nhiệm vụ. "Nếu mục tiêu là cầu phao vượt sông, sai số như vậy sẽ khiến quả đạn lao xuống nước, thay vì bắn trúng cầu", quan chức Ukraine nêu ví dụ.
Một tiểu đoàn trưởng Ukraine giấu tên kể lại nhiệm vụ triển khai máy bay không người lái (UAV) để đánh giá hiệu quả đòn tập kích HIMARS nhằm vào vị trí lính Nga gần Bakhmut hồi năm ngoái. "Tôi cảm thấy hoảng hốt khi chứng kiến cảnh từng quả đạn bắn trượt đích", người này cho hay.
Giới chức quân đội Ukraine nói rằng tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow/SCALP-EG do Anh và Pháp viện trợ ít chịu ảnh hưởng từ tác chiến điện tử, do chúng ứng dụng nhiều phương pháp dẫn đường thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào GPS. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần bắn hạ loại vũ khí này và thu giữ được một số quả đạn còn nguyên vẹn để nghiên cứu.
Tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ HIMARS được Ukraine sử dụng từ tháng 10/2023 để tập kích hàng loạt căn cứ trọng yếu của Nga. Kiev bắt đầu tiếp nhận phiên bản có tầm bắn tới 300 km từ tháng 4, tăng đáng kể số lượng mục tiêu có thể bị tấn công.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP
Cố vấn Stupak nói rằng Ukraine đang phải chạy đua với thời gian để tận dụng tối đa ưu thế của ATACMS, trong bối cảnh lực lượng Nga bắt đầu vòng lặp "hứng chịu thiệt hại nặng và tìm ra biện pháp đối phó vũ khí mới của đối phương".
Một số dấu hiệu cho thấy Moskva đã bắt đầu phản ứng, khi quân đội Nga nhiều lần thông báo đánh chặn các quả đạn ATACMS nhắm vào Crimea. Các quan chức Ukraine cũng thừa nhận hiệu quả của loại vũ khí này sẽ suy giảm trong vòng một năm tới.
"Nga sẽ tìm cách đánh bại chúng. Đây chính là cuộc chạy đua vũ khí", một trong các quan chức giấu tên cho hay.
Vũ Anh (Theo Washington Post)
Xem tiếp...
Washington Post của Mỹ cuối tuần trước công bố nội dung phỏng vấn nhiều quan chức quốc phòng Ukraine và đánh giá nội bộ của Kiev về hàng loạt vũ khí chính xác cao được phương Tây viện trợ, trong đó thừa nhận nhiều loại vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh của Mỹ không thể chống chịu các biện pháp gây nhiễu do Nga tiến hành.
Truyền thông phương Tây đã nhiều lần nêu những thách thức do tác chiến điện tử Nga gây ra cho vũ khí dẫn đường Mỹ chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên, báo cáo nội bộ được soạn trong giai đoạn từ mùa thu 2023 đến tháng 4/2024 đã hé lộ hàng loạt chi tiết chưa từng công bố trước đây.
Ukraine đã chuyển báo cáo này cho Mỹ và đồng minh với hy vọng tìm ra giải pháp ứng phó, cũng như thiết lập kênh liên lạc trực tiếp với các nhà sản xuất vũ khí để đẩy nhanh tốc độ cập nhật tính năng khí tài. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine than phiền rằng quy trình hành chính quá phức tạp đang cản trở điều này.
Lính Ukraine vận hành đạn pháo dẫn đường Excalibur hồi cuối năm 2022. Video: Militarnyi
Theo báo cáo, tỷ lệ trúng đích của đạn pháo dẫn đường M982 Excalibur giảm mạnh chỉ sau vài tháng thực chiến, xuống mức chưa đến 10%. Con số này trùng khớp với thông tin được Cố vấn Ủy ban An ninh, Quốc phòng và Tình báo của quốc hội Ukraine Ivan Stupak đưa ra đầu tháng 5, khi ông thừa nhận độ chính xác của Excalibur đã giảm mạnh từ 70% xuống còn 6% do các hệ thống tác chiến điện tử Nga.
"Công nghệ trên phiên bản Excalibur hiện nay đã mất toàn bộ tiềm năng", báo cáo có đoạn. Quân đội Ukraine cho rằng tình hình thực chiến cũng xóa bỏ danh tiếng "bách phát bách trúng" của loại vũ khí này.
Một quan chức cấp cao Ukraine nói rằng Washington đã ngừng cung cấp đạn Excalibur cho Kiev từ cách đây 6 tháng, sau khi phát hiện tỷ lệ trượt mục tiêu quá cao. Phần lớn khẩu đội pháo binh Ukraine cũng từ bỏ loại đạn này từ trước, do khó sử dụng, đòi hỏi nhiều thời gian tính toán và lập trình hơn so với đạn pháo thông thường.
Quan chức Ukraine khẳng định Kiev đã thông báo cho Washington về vấn đề này nhưng không nhận được phản hồi. Quân đội Ukraine cũng gặp thách thức tương tự với đạn pháo dẫn đường 155 mm do các nước khác cung cấp, trong đó có những loại không dùng định vị vệ tinh (GPS), nhưng chưa rõ vì sao hiệu quả của chúng bị suy giảm.
Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, nói rằng tác chiến điện tử Nga vô hiệu hóa vũ khí dẫn đường phương Tây là một trong những diễn biến quan trọng nhất trên chiến trường Ukraine trong năm 2023.
"Nhiều loại vũ khí rất uy lực khi ra mắt, nhưng dần mất hiệu quả. Đây là một phần cuộc chơi mèo vờn chuột, khi hai bên liên tục thích ứng và đổi mới để giành ưu thế chiến trường", Lee nói.
Tài liệu cũng tiết lộ rằng mạng lưới tác chiến điện tử và phòng không của Nga liên tục uy hiếp phi công Ukraine, trong đó nhiều hệ thống chuyên gây nhiễu thiết bị dẫn đường trên máy bay. "Lưới phòng thủ dày đặc đến nỗi các phi công Ukraine luôn cảm thấy mình trong trạng thái có thể bị bắn hạ bất cứ lúc nào", báo cáo có đoạn.
Giới chỉ huy Ukraine cho rằng những biện pháp ứng phó hiện nay có tác dụng rất hạn chế và phương án tốt nhất là sử dụng tiêm kích F-16, nhận định nó sẽ giúp đẩy lùi không quân Nga và cho phép phi công Ukraine triển khai vũ khí từ tầm xa hơn, né tránh nhiều tổ hợp phòng không và gây nhiễu của đối phương.
Bom dẫn đường tăng tầm JDAM-ER cũng là ví dụ rõ ràng về tác động của tác chiến điện tử Nga.
JDAM-ER có tầm bay tối đa 72 km khi thả từ độ cao và tốc độ lớn, so với 24 km của những quả JDAM thông thường. Các chỉ huy Mỹ từng tuyên bố JDAM-ER cho phép Ukraine tấn công hàng loạt mục tiêu mới, bổ sung cho khả năng tập kích tầm xa của pháo phản lực HIMARS và những vũ khí phóng từ máy bay có sẵn trong biên chế của Kiev.
Loại bom này bắt đầu được Ukraine triển khai từ tháng 2/2023 và dường như đã khiến Nga bất ngờ, nhưng tình thế thay đổi chỉ trong vòng vài tuần. "Tỷ lệ trúng đích giảm mạnh sau khi đối phương phát hiện nó hoàn toàn không chống chịu được biện pháp gây nhiễu. Các quả bom thường xuyên trượt mục tiêu với sai số có thể lên tới 1.200 m", báo cáo có đoạn.
Nhà sản xuất Mỹ từ tháng 5/2023 bắt đầu chuyển giao những quả bom được nâng cấp, trang bị hệ thống dẫn đường có khả năng kháng nhiễu cao hơn. Dù vậy, Nga cũng lập tức đẩy mạnh chế áp trong mùa hè, khiến tỷ lệ trúng đích của JDAM-ER giảm mạnh và rơi xuống mức thấp nhất vào tháng 7/2023. Quân đội Ukraine đánh giá độ chính xác trung bình của bom JDAM-ER đạt khoảng 60%.
Bom JDAM-ER (màu xanh) dưới cánh tiêm kích MiG-29 của Ukraine. Ảnh: BQP Ukraine
Cuối năm 2022, khi Mỹ chuyển giao pháo phản lực phóng loạt HIMARS cho Ukraine, mẫu vũ khí tầm xa có độ chính xác và uy lực cao này đã nhanh chóng chứng tỏ giá trị khi nhiều lần được Kiev sử dụng để tập kích, phá hủy các khí tài quan trọng của Moskva trên tiền tuyến.
Mọi thứ hoàn toàn thay đổi trong năm thứ hai của chiến sự. "Nga triển khai các hệ thống tác chiến điện tử để vô hiệu hóa tín hiệu vệ tinh, khiến HIMARS hoàn toàn mất tác dụng. Tình trạng này khiến các khẩu đội phải sử dụng những quả đạn cực kỳ đắt tiền chỉ để tập kích các mục tiêu có giá trị thấp", một chỉ huy quân đội cấp cao Ukraine cho hay.
Tài liệu quân đội Ukraine không đánh giá hiệu quả của đạn dẫn đường M30/31 phóng từ HIMARS. Tuy nhiên, giới chức Ukraine đầu năm nay kêu gọi các nước phương Tây cung cấp rocket M26. Đây là loại đạn đời cũ và không có hệ thống dẫn đường GPS, khiến chúng miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu, trong khi đầu đạn chùm với 644 đạn con cho phép tập kích mục tiêu trên diện rộng để bù đắp cho độ chính xác thấp.
Kiev vẫn coi HIMARS là vũ khí đạt hiệu quả, nhưng có thể trượt điểm ngắm với sai số trên 15 m và không hoàn thành nhiệm vụ. "Nếu mục tiêu là cầu phao vượt sông, sai số như vậy sẽ khiến quả đạn lao xuống nước, thay vì bắn trúng cầu", quan chức Ukraine nêu ví dụ.
Một tiểu đoàn trưởng Ukraine giấu tên kể lại nhiệm vụ triển khai máy bay không người lái (UAV) để đánh giá hiệu quả đòn tập kích HIMARS nhằm vào vị trí lính Nga gần Bakhmut hồi năm ngoái. "Tôi cảm thấy hoảng hốt khi chứng kiến cảnh từng quả đạn bắn trượt đích", người này cho hay.
Giới chức quân đội Ukraine nói rằng tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow/SCALP-EG do Anh và Pháp viện trợ ít chịu ảnh hưởng từ tác chiến điện tử, do chúng ứng dụng nhiều phương pháp dẫn đường thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào GPS. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần bắn hạ loại vũ khí này và thu giữ được một số quả đạn còn nguyên vẹn để nghiên cứu.
Tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ HIMARS được Ukraine sử dụng từ tháng 10/2023 để tập kích hàng loạt căn cứ trọng yếu của Nga. Kiev bắt đầu tiếp nhận phiên bản có tầm bắn tới 300 km từ tháng 4, tăng đáng kể số lượng mục tiêu có thể bị tấn công.
Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP
Cố vấn Stupak nói rằng Ukraine đang phải chạy đua với thời gian để tận dụng tối đa ưu thế của ATACMS, trong bối cảnh lực lượng Nga bắt đầu vòng lặp "hứng chịu thiệt hại nặng và tìm ra biện pháp đối phó vũ khí mới của đối phương".
Một số dấu hiệu cho thấy Moskva đã bắt đầu phản ứng, khi quân đội Nga nhiều lần thông báo đánh chặn các quả đạn ATACMS nhắm vào Crimea. Các quan chức Ukraine cũng thừa nhận hiệu quả của loại vũ khí này sẽ suy giảm trong vòng một năm tới.
"Nga sẽ tìm cách đánh bại chúng. Đây chính là cuộc chạy đua vũ khí", một trong các quan chức giấu tên cho hay.
Vũ Anh (Theo Washington Post)
Xem tiếp...