Review Liệu Trà Tía Tô Có Hỗ Trợ Điều Trị Hen Suyễn Hay Không Nhỉ

Holisovn1

Nhi đồng
Bài viết
10
Xu
234
Chữa hen suyễn bằng trà hay lá tía tô là phương pháp dân gian đơn giản mà nhiều người thường áp dụng khi mắc hen phế quản. Người bệnh có thể kết hợp phương pháp này cùng nhiều cách điều trị khác để đạt hiệu quả tối đa khi bị hen suyễn. Vậy làm thế làm để sử dụng trà tía tô hỗ trợ điều trị hen suyễn như nào

Tìm hiểu chi tiết về hen suyễn

Hen suyễn (còn gọi là hen phế quản) là bệnh viêm mạn tính ở đường thở, làm tăng tính nhạy cảm đường thở (co cứng, phù nề, tăng tiết đàm) gây tắc nghẽn, cản trở dòng khí đường thở, làm khởi phát các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng. Các triệu chứng thường xảy ra ban đêm và sáng sớm. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi thời tiết giao mùa. Bệnh diễn biến nhanh, có thể gây tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Tác dụng dược lý của tía tô

Đông y xếp lá tía tô vào nhóm thuốc “tân ôn giải biểu để giải quyết các vấn đề ”, tên thuốc là tô diệp. Điều trị hen suyễn bằng trà tía tô là phương pháp dân gian hiệu quả.

– Tô diệp: Vị cay, hơi chua; vào các kinh phế và vị; có tác dụng điều hoà tán hàn (giải cảm lạnh), ích khí hoà trung (điều hoà chức năng tiêu hoá) và dưỡng thai.

Tía tô dùng chữa ngoại cảm thương hàn, tỳ vị khí hư (đầy bụng, tiêu hoá kém), thai động không yên, thường được dùng làm thuốc giải độc tôm cua, mật cá.

– Tô diệp (cành tía tô): Có vị cay ngọt, tính hơi nóng; vào 3 kinh phế, tỳ và vị; có tác dụng lý khí giải uất, điều kinh (giảm đau), an thần, làm dịu dạ dày, chống nôn mửa; chữa ngực bụng đầy trướng, thai động bất an.

Theo nghiên cứu của y học Trung Quốc, trà tía tô có tác dụng an thần, trấn tĩnh và làm tăng huyết áp. Nước cất và nước sắc lá tía tô có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng ức chế với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn, một số vi sinh vật gây bệnh ngoài da.

Cành và lá tía tô có tác dụng thúc đẩy sự phân tiết dịch tiêu hoá, điều hoà nhu động dạ dày, ruột; làm giảm sự phân tiết đờm trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, vì vậy có tác dụng giảm ho, tiêu đàm

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Lá tía tô điều trị bệnh dạ dày hiệu quả và đúng cách nhất

 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom