Lãnh đạo cực hữu Pháp nêu điều kiện nhận chức thủ tướng

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Lãnh đạo cực hữu Bardella nói sẽ từ chối trở thành thủ tướng Pháp nếu cử tri không trao cho đảng RN thế đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử quốc hội.


"Nếu ngày mai tôi có cơ hội được bổ nhiệm vào văn phòng thủ tướng nhưng đảng của tôi không giành được thế đa số tuyệt đối trong quốc hội, tôi sẽ từ chối vị trí này", Jordan Bardella, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN), nói tối 18/6.

RN trước đó tuyên bố Bardella, 28 tuổi, sẽ được lựa chọn đảm nhận vai trò thủ tướng Pháp, nếu họ thắng trong cuộc bầu cử quốc hội.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy RN, với quan điểm bài nhập cư và hoài nghi liên minh châu Âu, sẽ giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu quốc hội ngày 30/6 và 7/7. Cuộc bầu cử được tiến hành sớm theo lời kêu gọi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi ông tuyên bố giải tán quốc hội vì thất bại bầu cử của đảng Phục hưng hôm 9/6.

Tuy nhiên, ông Bardella và đảng RN có thể khó giành đa số tuyệt đối để đảm bảo quyền điều hành và thông qua luật mà không cần tham vấn đồng minh.

"Tôi đã nói với người dân Pháp rằng để có thể hành động, tôi cần đảm bảo thế đa số tuyệt đối trong quốc hội. Một thủ tướng không có điều này sẽ không thể thay đổi mọi thứ. Tôi sẽ sẽ không thể làm gì cho cuộc sống của người dân Pháp và các chính sách của đất nước", ông nói.



Jordan Bardella, lãnh đạo đảng cựu hữu RN, tại Paris ngày 9/6. Ảnh: AP


Đảng Phục hưng theo đường lối trung dung của Tổng thống Macron đã điều hành một chính phủ thiểu số sau khi đánh mất thế đa số tuyệt đối trong quốc hội hai năm trước.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này có thể khó khăn hơn với ông Bardella khi các cuộc khảo sát chỉ ra quốc hội Pháp chia thành ba nhóm, gồm cực hữu, trung dung và liên minh cánh tả.

Hiến pháp Pháp quy định Tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng. Nếu đảng RN thắng cử mà không đạt thế đa số tuyệt đối và không muốn điều hành chính phủ, ông Macron có thể đề nghị trao vị trí này cho thành viên đảng lớn thứ hai trong cuộc bầu cử hoặc cố gắng thành lập liên minh các đảng lớn.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo bất kể kịch bản nào xảy ra, Pháp vẫn đứng trước nguy cơ tê liệt chính trị. Hiến pháp nước này quy định không được tổ chức bầu cử quốc hội ngay năm tiếp theo, do đó đây không phải là lựa chọn để giải quyết vấn đề.

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom