Làng Bái Ân (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) nằm bên bờ sông Thiên Phù, ngay ngã ba Giang Tân, nơi gặp nhau của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Những địa danh mà ngày nay là Nghĩa Đô, Bái Ân, Yên Thái, Trích Sài... xưa được gọi là Kẻ Bưởi.
Ở Bái Ân có bãi cát rộng không dân cư, được nhà Lý dùng làm pháp trường xử những người đắc tội. Sợ bi triều đình tru di tam tộc, vì thế người thân của kẻ bi xử không dám nhận xác, lính triều đình chôn ngay ở pháp trường. Do số kẻ bị xử quá nhiều nên bãi chôn thây người rộng dàn ra, dân chúng quanh vùng gọi là làng Ma hay Đống Ma, sau đổi thành tên chữ là Tích Ma. Khi pháp trường chuyển đi chỗ khác, dân các làng quanh vùng bốc hài cốt cho vào tiểu sành chuyển đi nơi khác rồi san phẳng làm nơi họp chợ.
Chợ Tích Ma sau đổi tên thành chợ Bưởi.
Theo truyền thuyết, các phiên giáp Tết, ma từ âm phủ hiện lên trà trộn với người dương đi sắm sửa đồ ăn Tết ở chợ Tích Ma. Để phân biệt ma và người, mỗi quầy hàng đều đặt chậu đồng đựng nước bên cạnh. Nhìn vào chậu nước, các bà bán hàng biết ngay ai là người dương, ai là ma giả người, vì mặt người dương in trong chậu nước không thay đổi còn mặt ma thì méo mó.
Khi phát hiện ra ma, người bán hàng sẽ từ chối bán. Ma ấm ức bèn lừa bằng cách đứng xa chậu nước vì thế người bán hàng không phân biệt được người dương và ma. Tan chợ, người bán hàng đếm tiền thấy có tiền giả, biết là bị ma lừa nên họ đã nghĩ ra cách, khi khách trả tiền, họ thả đồng tiền vào chậu đồng, nếu phát ra tiếng kêu thì tiền đó là tiền thật, có nghĩa là người mua hàng là người dương. Còn đồng tiền không phát ra tiếng kêu thì đó là tiền ma và người mua hàng là ma giả người. Khi người bán hàng bảo trả tiền khác, lập tức ma biến mất.
Ở Bái Ân có bãi cát rộng không dân cư, được nhà Lý dùng làm pháp trường xử những người đắc tội. Sợ bi triều đình tru di tam tộc, vì thế người thân của kẻ bi xử không dám nhận xác, lính triều đình chôn ngay ở pháp trường. Do số kẻ bị xử quá nhiều nên bãi chôn thây người rộng dàn ra, dân chúng quanh vùng gọi là làng Ma hay Đống Ma, sau đổi thành tên chữ là Tích Ma. Khi pháp trường chuyển đi chỗ khác, dân các làng quanh vùng bốc hài cốt cho vào tiểu sành chuyển đi nơi khác rồi san phẳng làm nơi họp chợ.
Chợ Tích Ma sau đổi tên thành chợ Bưởi.
Theo truyền thuyết, các phiên giáp Tết, ma từ âm phủ hiện lên trà trộn với người dương đi sắm sửa đồ ăn Tết ở chợ Tích Ma. Để phân biệt ma và người, mỗi quầy hàng đều đặt chậu đồng đựng nước bên cạnh. Nhìn vào chậu nước, các bà bán hàng biết ngay ai là người dương, ai là ma giả người, vì mặt người dương in trong chậu nước không thay đổi còn mặt ma thì méo mó.
Khi phát hiện ra ma, người bán hàng sẽ từ chối bán. Ma ấm ức bèn lừa bằng cách đứng xa chậu nước vì thế người bán hàng không phân biệt được người dương và ma. Tan chợ, người bán hàng đếm tiền thấy có tiền giả, biết là bị ma lừa nên họ đã nghĩ ra cách, khi khách trả tiền, họ thả đồng tiền vào chậu đồng, nếu phát ra tiếng kêu thì tiền đó là tiền thật, có nghĩa là người mua hàng là người dương. Còn đồng tiền không phát ra tiếng kêu thì đó là tiền ma và người mua hàng là ma giả người. Khi người bán hàng bảo trả tiền khác, lập tức ma biến mất.
451329966 480057134772499 90043611042526870 n
Image 451329966 480057134772499 90043611042526870 n hosted in PixVid
pixvid.org