Hàn QuốcLàng Bukchon Hanok nổi tiếng ở Seoul quá tải du khách, cư dân địa phương bức xúc vì tiếng ồn, rác thải, khiến chính quyền phải ra tay can thiệp.
Đầu tháng 7, Hàn Quốc đã công bố loạt biện pháp kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ làng Bukchon Hanok, làng truyền thống lịch sử ở trung tâm Seoul, khỏi lượng du khách quá đông gây ra nhiều phiền toái cho cư dân địa phương.
Bukchon nổi tiếng với những ngôi nhà hanok truyền thống Hàn Quốc được bảo tồn rất tốt. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Seoul, thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi ngày. Lượng khách vượt xa số cư dân, dẫn đến nhiều phàn nàn về tiếng ồn, rác thải và sự xâm phạm riêng tư.
Bảng hướng dẫn đặt ở lối vào làng yêu cầu du khách nhỏ giọng. Ảnh: Rhee Soo-young/CNN
Bukchon nằm ở quận Jongno, gần các địa danh văn hóa như đền thờ Jongmyo, cung điện Gyeongbokgung và Changdeokgung. Để giảm bớt căng thẳng và kiểm soát đám đông, các quan chức sẽ bắt đầu hạn chế du khách vào khu làng này từ tháng 10 năm nay. Bukchon sẽ trở thành "khu vực quản lý đặc biệt" đầu tiên của Hàn Quốc theo Đạo luật khuyến khích du lịch.
Các biện pháp cụ thể bao gồm giới nghiêm cho người không cư trú từ 5 giờ chiều đến 10 giờ sáng mỗi ngày; hạn chế xe buýt chở khách du lịch tại một số khu vực để giảm lưu lượng giao thông và tạo điều kiện cho người đi bộ. Các khu vực đông đúc sẽ được mã hóa theo màu đỏ, cam, vàng tương ứng mật độ khách để giám sát. Hành vi vi phạm quy định của du khách trong khu vực sẽ bị phạt tiền.
Nhằm đáp ứng các khiếu nại của công chúng, vào năm 2018, các biển báo bằng bốn ngôn ngữ cảnh báo du khách về mức độ tiếng ồn đã được lắp đặt. Ngôi làng từng là nơi cư trú của các quan chức cấp cao và quý tộc trong triều đại Joseon, ngày nay là nơi sinh sống của khoảng 6.000 cư dân cùng những người kinh doanh nhà trọ, hàng thủ công và quán cà phê.
Tuy nhiên, một số người sống và làm việc trong khu vực bảo tồn cho rằng các biện pháp mới chỉ là "nói suông". Chủ quán cà phê Lee Youn-hee nói du khách thường rời đi sau khi Mặt Trời lặn vì họ chủ yếu đến để chụp ảnh. Vào mùa đông, khách rời đi lúc 5 giờ chiều và vào mùa hè có thể là 6 giờ tối vì ngày dài hơn. "Điều này sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn", Lee nói.
Seoul không phải là trường hợp quá tải duy nhất. Nhiều thành phố trên thế giới đang cố gắng cân bằng giữa thu hút du lịch và đảm bảo cuộc sống cư dân.
Tại Barcelona, đầu tháng 7, du khách đã bị người biểu tình phun nước để Venice của Italy đã áp dụng phí thử nghiệm vào tháng 4 để giới hạn lượng du khách trong ngày, nhưng phản tác dụng.
Nhật Bản cũng đối mặt với quá tải du lịch nghiêm trọng kể từ khi mở cửa trở lại sau đại dịch. Núi Phú Sĩ đã chứng kiến tình trạng tắc nghẽn, rác thải và hành vi xấu của du khách. Tại Kyoto, lượng khách đông đúc ở quận geisha nổi tiếng Gion khiến geisha bị săn ảnh quá mức. Chính quyền buộc phải chặn một số lối đi nơi geisha thường xuất hiện cùng nhiều biện pháp mạnh hạn chế du khách.
Chí Phú (Theo CNN)
Xem tiếp...
Đầu tháng 7, Hàn Quốc đã công bố loạt biện pháp kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ làng Bukchon Hanok, làng truyền thống lịch sử ở trung tâm Seoul, khỏi lượng du khách quá đông gây ra nhiều phiền toái cho cư dân địa phương.
Bukchon nổi tiếng với những ngôi nhà hanok truyền thống Hàn Quốc được bảo tồn rất tốt. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Seoul, thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi ngày. Lượng khách vượt xa số cư dân, dẫn đến nhiều phàn nàn về tiếng ồn, rác thải và sự xâm phạm riêng tư.
Bảng hướng dẫn đặt ở lối vào làng yêu cầu du khách nhỏ giọng. Ảnh: Rhee Soo-young/CNN
Bukchon nằm ở quận Jongno, gần các địa danh văn hóa như đền thờ Jongmyo, cung điện Gyeongbokgung và Changdeokgung. Để giảm bớt căng thẳng và kiểm soát đám đông, các quan chức sẽ bắt đầu hạn chế du khách vào khu làng này từ tháng 10 năm nay. Bukchon sẽ trở thành "khu vực quản lý đặc biệt" đầu tiên của Hàn Quốc theo Đạo luật khuyến khích du lịch.
Các biện pháp cụ thể bao gồm giới nghiêm cho người không cư trú từ 5 giờ chiều đến 10 giờ sáng mỗi ngày; hạn chế xe buýt chở khách du lịch tại một số khu vực để giảm lưu lượng giao thông và tạo điều kiện cho người đi bộ. Các khu vực đông đúc sẽ được mã hóa theo màu đỏ, cam, vàng tương ứng mật độ khách để giám sát. Hành vi vi phạm quy định của du khách trong khu vực sẽ bị phạt tiền.
Nhằm đáp ứng các khiếu nại của công chúng, vào năm 2018, các biển báo bằng bốn ngôn ngữ cảnh báo du khách về mức độ tiếng ồn đã được lắp đặt. Ngôi làng từng là nơi cư trú của các quan chức cấp cao và quý tộc trong triều đại Joseon, ngày nay là nơi sinh sống của khoảng 6.000 cư dân cùng những người kinh doanh nhà trọ, hàng thủ công và quán cà phê.
Tuy nhiên, một số người sống và làm việc trong khu vực bảo tồn cho rằng các biện pháp mới chỉ là "nói suông". Chủ quán cà phê Lee Youn-hee nói du khách thường rời đi sau khi Mặt Trời lặn vì họ chủ yếu đến để chụp ảnh. Vào mùa đông, khách rời đi lúc 5 giờ chiều và vào mùa hè có thể là 6 giờ tối vì ngày dài hơn. "Điều này sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn", Lee nói.
Seoul không phải là trường hợp quá tải duy nhất. Nhiều thành phố trên thế giới đang cố gắng cân bằng giữa thu hút du lịch và đảm bảo cuộc sống cư dân.
Tại Barcelona, đầu tháng 7, du khách đã bị người biểu tình phun nước để Venice của Italy đã áp dụng phí thử nghiệm vào tháng 4 để giới hạn lượng du khách trong ngày, nhưng phản tác dụng.
Nhật Bản cũng đối mặt với quá tải du lịch nghiêm trọng kể từ khi mở cửa trở lại sau đại dịch. Núi Phú Sĩ đã chứng kiến tình trạng tắc nghẽn, rác thải và hành vi xấu của du khách. Tại Kyoto, lượng khách đông đúc ở quận geisha nổi tiếng Gion khiến geisha bị săn ảnh quá mức. Chính quyền buộc phải chặn một số lối đi nơi geisha thường xuất hiện cùng nhiều biện pháp mạnh hạn chế du khách.
Chí Phú (Theo CNN)
Xem tiếp...