Làm nông cùng Xamer - Cho những xamer muốn bỏ phố về làng

Alau

Người đến từ Triều Tiên
Bài viết
312
Xu
31,163
Chuyện về nông nghiệp, là những bài tao viết loanh quanh từ lâu, nay một tý mai một tẹo. Nay tổng hợp lại một topic bổ sung kiến thức cho anh em xamer

r/TroChuyenLinhTinh - Phổ cập kiến thức nông nghiệp cho các member trong sub

Part1: Quảng bá nông sản ra quốc tế

Nhật Bản trước khi tính chuyện bán sang VN xoài khắc khổ, táo mòn mỏi, nho quắt queo ... họ phát hành mấy cuốn sách canh tác khắc kỷ có tính quảng cáo, trong đó có cuốn "Cuộc cách mạng 1 cọng rơm" và "Quả táo thần kỳ ozawa" nói về nông nghiệp sinh thái.

Về chuyên môn, không thể làm nông nghiệp được chỉ với mấy cọng rơm, mớ cỏ phủ gốc. Nấm và côn trùng gây hại chúng nó không sợ người Nhật! Và rất nhiều các em tay ngang là nạn nhân của lối canh tác này. Số còn lại đi tìm mua táo, xoài 2tr/cân. Thậm chí quả gì của nông dân Tokuda tới 4 củ/cân. Họ đã quá ranh mãnh.

Thái Lan đã mang hình ảnh của ông vua Rama IX đi học nông nghiệp từ Anh, Pháp về dạy cho nông dân Thái. 99% sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan hiện nay được gắn với hình ảnh của vị vua này. 1% còn lại là quảng bá trong các show diễn sex. Đã mang ngực giả nặng bỏ mẹ nhưng các em bím to như cổ tay vẫn bưng mỗi em 1 giỏ trái cây quay quay trên sân khấu Pattaya. Quá cao thủ.

Israel thì khuếch trương mô hình đất hóa sa mạc, thần thánh cách canh tác trên cát với tưới nhỏ zọt mà thực tế có trồng được cái cục cức! Cát ở VN không thiếu, các em cứ trồng thử rồi bảo ông ăn nọ ăn kia chưa muộn. Thế mà cũng tiên triền xuất khẩu tưng bừng, nhưng thật ra là bán thiết bị canh tác công nghệ cao.

Trung Quốc là nước lớn, không ồn ào, chỉ âm thầm xuất khẩu khắp Thế giới chỗ nào cũng thấy nông sản Chị Na. Nói chung vĩ đại luôn đi cùng đàng hoàng!
 
Chất lượng, phẩm cấp quả vải thiều Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, quả vải có nguồn gốc do thương nhân Thiều Châu (TQ) ăn vứt hạt ra, được 1 công nhân người Hải Dương mang về trồng từ giữa TK19 nên nó có tên vải thiều. Nay tại Lục Ngạn, từ 1 quả di thực nó trở thành thứ quả thần thánh của nông sản VN do vô tình thôi, nó cực kỳ hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Lục Ngạn.

Tương tự vải thiều, quả nhãn lồng Hưng Yên cũng đang hiển thánh nơi quê hương mới Sơn La do đất Sơn La thực sự đúng nơi đúng chốn để nó từ trái cây thành vàng. Là 2 thứ quả của tỉnh Hải Hưng cũ, không hiểu thiếu đi nguồn lực của tỉnh này, ngành nông sản và nền bóng đá Việt Nam sẽ đi về đâu?

  1. Thổ nhưỡng.
Đất trồng vải Lục Ngạn là đất feralit đỏ vàng. Đây là một đất phong hóa hơi chua, dễ rửa trôi do địa hình bán sơn địa của vùng đất Lục Ngạn. Nhưng chính bị rửa trôi nên chỉ còn lại sỏi ống làm đất thoáng khí, thoát nước nhanh, lại rất hợp với cây vải (và cả cây nhãn, cam bưởi ...) ta nói ở mục 2.

Đất feralit rất giàu Kali, đa lượng tối cần thiết cho cây ăn quả để xây dựng cơ chất, làm quả ngọt.
Các đặc điểm thổ nhưỡng này đất Quảng Tây, Hải Nam, Thanh Hà, thậm chí cả Ấn Độ cũng không có được.

2. Khí hậu.

Do nằm ở địa thế bán sơn địa, bị chắn bởi hành lang núi đá Yên Tử - Chí Linh, nên khi hơi nước từ biển Đông (của Việt Nam) bị núi chặn lại thành 1 cái vòm tự nhiên khổng lồ như cái nhà kính. Mùa này lên đồi vải nóng vô cùng, nhiệt độ phải cao hơn sea level 0 vài độ mà tận sau này ông mới hiểu, là do hiệu ứng nhà kính.

Tỷ lệ CO2 tự nhiên trong không khí là 300ppm (0,03%), nhưng để đạt 1 thông số sinh học là điểm bù ánh sáng 2klux (tầm 8h sáng đến 6h chiều) thì cây cối cần 1 lượng CO2 lớn gấp 3 lần tự nhiên, tức khoảng 0,1%. Rất may, nhờ cái nhà kính khổng lồ kia mà tiểu khí hậu vườn vải giữ lại được lượng CO2 từ hô hấp để dùng cho quang hợp mà khí hậu các nơi khác không có được.

Ngoài ra, do đất chua nên nông dân trồng vải phải bón phân vi sinh, lượng CO2 do vi sinh vật phân giải ra tại môi trường rễ cũng cung cấp thêm cho cây 1 lượng CO2 dồi dào từ sự thông thoáng môi trường đất sỏi ống tạo nên.

6CO2 + 6H2O = C6H12O6 + 6O2

Đây là công thức của quá trình quang hợp. Chỉ cần 3 thành phần là C, H và O mà cây cối cho sinh vật trên toàn trái đất sự sống vi diệu như hiện tại. Các loại trứng, ốc, cá, bia, sữa, nước đái chồng ... mà các mẹ bỉm sữa thuận tự nhiên dùng chỉ dành cho bộ rễ. Không có nhà máy nhân tạo nào làm được như cây cối.

Từ công thức trên ta thấy, để tăng lượng đường (C6H12O6) lá cây chuyển về quả vải, thì phải tăng H2O và CO2. Nước thì dễ rồi, còn CO2 thì như trên đã trình bày, ở Lục Ngạn, nó nhiều hơn bất cứ đâu trồng vải, kể cả Thanh Hà.

Còn nữa, nhờ lớp hơi nước nhà kính mà ánh sáng mặt trời không xuyên thẳng được xuống mặt đất một cách trực xạ, mà nó khuếch tán. Riêng quang hợp, ánh sáng khuếch tán cho hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng trực xạ rất nhiều. Cũng nhờ tấm lưới hơi nước mà ánh sáng đỏ rất tốt cho quang hợp nhiều hơn ánh sáng xanh tím, là thứ ánh sáng lý tưởng cho quang hợp mà muốn nhân tạo phải 1 núi tiền.

Với tất cả những điều kiện như kể trên, quả vải Lục Ngạn luôn cho phẩm cấp cao và được tiêu thụ tốt dù thời vụ và vận chuyển còn nhiều hạn chế.

Ảnh: Quả vải vụ này ở HaiNan. Nhìn đã thấy nó không ngọt và kỳ thực nó rất chua dù các pháp sư Trung Hoa đã làm hết cách.



r/TroChuyenLinhTinh - Chất lượng, phẩm cấp quả vải thiều Việt Nam.
 

Nông sản Việt Nam - việc lồn cần giải cứu​

renderTimingPixel.png


Nào chúng ta lại quay về nông sản.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, 6 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu 25 tỷ đô la nông lâm thủy sản. Kế hoạch cả năm trình Quốc hội là 50-52 tỷ đô la. Quy ra tiền đồng là 1,2 triệu tỷ. Có đáng tự hào không? Rất đáng và rất nhiều đất diễn cho các em cò đất nếu thật sự các em nhấc cây cầu tạm spam điện thoại hàng ngày đi.Cũng trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sêm sêm 1 tỷ đô la tiền sầu riêng sang Trung Quốc. Con số này của Thái Lan là 1,7 tỷ. Thái Lan ta không chấp vì đất họ rộng. Khi nào họ gato ta xuất khẩu 4 tỷ đô phần mềm trong khi họ không được cắc mẻ nào thì ta quay lại bàn sau.

---------Từ đầu năm, báo chí đã đưa tin rằng Trung Quốc năm nay sẽ thu hoạch khoảng 250k tấn sầu riêng tại Hải Nam sau 4 năm trồng thử nghiệm. Nhưng các pháp sư Trung Hoa dù dời non lấp bể cũng không làm được ra trái sầu riêng. Nơi có "đạo" của Khổng Tử là nhu thuận mà vẫn định trái mệnh Trời quả to gan!Cây sầu riêng ra hoa vào tháng 1 và 2 hàng năm, nhiệt độ tối ưu là 25-35 độ, ánh sáng 10 tiếng/ngày. Thời tiết phải khô và không tưới để kích hoa. Điều kiện này Miền Nam Đông Lào quá là lý tưởng. Trong khi cùng thời điểm, Hải Nam lạnh (dưới 15 độ), sương mù dày đặc do hiệu ứng luồng hải lưu nóng Nam Đại Dương gặp không khí lạnh Bắc Đại Lục, làm ánh sáng yếu. Kết quả cây ít ra hoa.Khi cây ra hoa, cường độ ánh sáng phải mạnh để cây hút dinh dưỡng và quang hợp nếu không quả non sẽ rụng do cây tự đào thải. Các pháp sư Trung Hoa không thay được trời hành đạo ở lĩnh vực này.Do đặc điểm thổ nhưỡng khí hậu mà sầu riêng Việt Nam hoa vàng nên thịt quả vàng, múi khô, ngọt thơm đặc biệt. Sầu Thái vẫn chưa vàng. Sầu Tầu không tuổi gì. Chính vì vậy nên mặc dù có cảnh báo về phá vỡ quy hoạch cây sầu riêng của VN nhưng một khi thời tới, cản là không có nổi. Chưa kể, cũng như vàng và kim cương, sầu riêng có dội chợ bao giờ. Dân miền Bắc thay vì tặng nhau sổ đỏ thì nay tặng sầu riêng, măng cụt rồi.Những kẻ không muốn đất nước sang giàu là những kẻ chưa được ăn sầu riêng thôi.?
r/TroChuyenLinhTinh - Nông sản Việt Nam - việc lồn cần giải cứu
 

Hữu cơ Organic là trò lừa của tư bản, hãy tìm hiểu IPM – quản lý dịch hại tổng hợp​

renderTimingPixel.png

r/TroChuyenLinhTinh - Hữu cơ Organic là trò lừa của tư bản, hãy tìm hiểu IPM – quản lý dịch hại tổng hợp
Đầu tiên là trò Hữu Cơ – Organic hiện tại không có quy trình chuẩn, và nông sản organic sau 1-2 vụ lấy kiệt dinh dưỡng đất là hết năng suất, chưa kể nông sản organic ăn vừa xơ vừa nhạt, vứt cho lợn thì lợn còn chê. Hiện tại một số bọn phong trào môi trường đang rao giảng về organic và một số bọn tây lông lẫn Việt Nam đều sản xuất chứng nhận Organic cây nhà lá vườn để bán giấy lấy tiền. Từ 10 năm trước, khi organic đang manh nha ở Việt Nam, thì có một quốc gia thuần organic là Lào, không có tý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nào ở Lào, và đương nhiên là nông sản, thực phẩm lào như kẹc.

Trong khi đó, từ thế kỷ 20, đã có một biện pháp khoa học nó gọi là “quản lý dịch hại tổng hợp” (IPM - Integrated Pests Management). Chương trình này được đề xướng ở Indonesia, và FAO đã giúp đỡ Việt nam nghiên cứu, triển khai IPM từ năm 1992 , bắt đầu trên cây lúa. Đến thời điểm hiện tại đã có quy trình IPM dành cho cây lúa, cây chè, cây có múi.

Định nghĩa của IPM là “Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

Túm lại nó căn cứ vào thổ nhưỡng, khí hậu, chọn giống, trồng cây theo mùa và nuôi thiên địch để phòng trừ các loại sâu bệnh trong tự nhiên, sử dụng các nguồn phân bón hữu cơ, sẵn có tại địa phương và hạn chế sử dụng phân hóa học, nó cực kỳ phù hợp với Việt Nam những năm 199x, khi chưa có phân bón hóa học nhập khẩu, cây trồng chưa có năng suất và giá trị cao. Cùng IPM và mô hình VAC (Vườn Ao Chuồng) thì có thể đưa ra một hệ thống trồng trọt nông sản an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên yêu cầu người nông dân phải thực sự là chuyên gia, có trình độ với giống cây mình canh tác.
Phần còn lại có thể cho các tml tự tìm hiểu và tặng các tml chứng nhận Hữu cơ của chùa Bề Đề.
 
Sửa lần cuối:
Israel thì khuếch trương mô hình đất hóa sa mạc, thần thánh cách canh tác trên cát với tưới nhỏ zọt mà thực tế có trồng được cái cục cức! Cát ở VN không thiếu, các em cứ trồng thử rồi bảo ông ăn nọ ăn kia chưa muộn. Thế mà cũng tiên triền xuất khẩu tưng bừng, nhưng thật ra là bán thiết bị canh tác công nghệ cao.
VN dư nước mà áp dụng phí tiền
 
GAP là quy trình, không phải giải thưởng. Ở Việt Nam thì VietGAP mới có giá trị, GlobalGAP là DBRR
GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu.

Mục tiêu ban đầu GAP là hàng rào kỹ thuật dựng lên để ngăn nông sản các nước khác nhập vào châu Âu, bảo vệ ngành nông nghiệp Châu Âu. Nhưng không ngờ các nước chuyên nông nghiệp khác đã bắt kịp nhanh quá, nên châu Âu đang nghĩ thêm các hàng rào khác.

GAP là một "quy trình" cho nên nó không thể áp dụng chung cho tất cả các loại cây, con, mà nó cần cụ thể hóa cho từng loại cây trồng và từng vùng khí hậu thổ nhưỡng. Vì vậy GlobalGAP không áp dụng được ở Việt Nam, mà cần có VietGAP. VietGAP do bộ NNPTNN nghiên cứu, đề xuất cho từng cây trồng, vật nuôi cụ thể. Quy định chi tiết ở cuối bài.

10 năm trước, cùng với sự bùng nổ của siêu thị thì GAP và VietGap là tấm giấy thông hành cho các rau và các loại nông sản, trái cây, thịt được vào siêu thị. Nên nhiều tổ chức "sân sau" đi bán chứng nhận GAP và VietGAP, y hệt các tổ chức bán chứng nhận Hữu Cơ và Halai hiện nay. Vì thế nếu tml nào còn coi GAP là một chứng nhận, thì cần xem rõ cái chứng nhận đó dành cho cây trồng, sản phẩm nào, và nó có trong danh sách được quy định ở cuối bài này không?



r/TroChuyenLinhTinh - GAP là quy trình, không phải giải thưởng. Ở Việt Nam thì VietGAP mới có giá trị, GlobalGAP là DBRR
Chăn nuôi lợn nhưng không đạt tiêu chuẩn GAP

Với các tml chọn rau, củ ăn, thì trừ khi thèm khát đến phát cuồng, còn nguyên tắc chọn rau quả vừa ngon vừa lành như sau:

- Ăn rau đúng mùa, đúng vụ. Càng chính vụ thì rau, quả càng ít phân thuốc, vì thời tiết thuận lợi sẽ không dính thuốc kích chín hoặc thuốc giữ quả.

- Rau củ quả càng rẻ càng lành, vì phân bón rẻ, nhưng thuốc bảo vệ thực vật đắt, càng vã thuốc thì giá rau củ quả càng đắt.

- Rau củ quả càng tươi lâu, căng mọng tức là hoa trái đó càng khỏe mạnh, ít phân thuốc. Cây bị kích thích, sinh trưởng vượt ngưỡng thì càng dễ bệnh, dễ hỏng.

----------------------------------------------------------------------

Vietgap trong trồng trọt, canh tác bao gồm: theo TCVN 11892-1:2017
- Các loại trái cây

- Các loại rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá các loại

- Các loại ngũ cốc như ngô, lúa, khoai, sắn

- Các loại hạt như cacao, cà phê, hạt điều, hạt tiêu

Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Theo Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN

- Chăn nuôi lợn/heo

- Bò thịt/bò sữa

- Dê thịt/dê sữa

- Ngan, vịt, gà….

- Ong và các sản phẩm từ ong

Đối với lĩnh vực thủy sản thì chưa có quy định cụ thể.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom