Có Hình Kì lạ dân miền Tây thu thập tính ngưỡng, hồi sinh hỗn thế ma tôn

Hít Keo Chân Nhân

Tam Giới Hành Giả
Bài viết
1,080
Xu
33,818
TÍN NGƯỠNG THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Với hình thái tín ngưỡng dân gian, dân tộc ta vốn có truyền thống tôn thờ những người có công đức với dân với nước. Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngoài việc lập làng, lập đình thờ thành hoàng bổn cảnh, những người có công khai sáng, dựng làng, giữ nước, nhân dân còn lập những đền, phủ, miếu thờ danh nhân, thần linh. Giá trị văn hóa truyền thống đó cũng được kết tinh lại thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hay đạo thờ ông bà (1).

1. Đền thờ Bác Hồ, cơ sở tín ngưỡng dân gian của cư dân ĐBSCL

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969, hệ thống các di tích đền thờ ở các tỉnh ĐBSCL gần như được xây dựng đồng loạt để tưởng niệm Người. Mọi sinh hoạt văn hóa ở các đền thờ Bác Hồ có nguồn gốc từ tín ngưỡng truyền thống, đối tượng mà dân chúng thờ phụng là Hồ Chí Minh - người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhân cách văn hóa lớn. Đây là loại hoạt động văn hóa đặc biệt, một hình thức tín ngưỡng đan kết giữa đạo thờ tổ tiên và tín ngưỡng của cư dân ĐBSCL, thấm đượm đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Đền thờ Bác Hồ liên quan đến lịch sử chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân các tỉnh ĐBSCL, nơi ghi lại chiến công của những người con Nam Bộ đã góp công sức, máu thịt cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nội dung trưng bày trong các đền thờ Bác Hồ gồm hình ảnh, tư liệu, hiện vật nói lên tình cảm sâu sắc của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ, bắt nguồn từ ý thức dân tộc, đồng thời mang màu sắc, dấu ấn của tập quán, nếp sống, tín ngưỡng dân gian địa phương.

Đền thờ Bác Hồ là trường học cách mạng, di tích lịch sử, công trình của toàn dân và điểm tham quan lịch sử - văn hóa, bởi Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của ước vọng chân, thiện, mỹ, lòng yêu nước, yêu dân tộc, là con người có tài, có đức trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm giành độc lập tự do cho dân tộc,... Do vậy, trong tâm linh của cư dân ĐBSCL, Người là thần linh, là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Sinh hoạt văn hóa tại các đền thờ Bác Hồ là loại hình tín ngưỡng đặc biệt, trong đó sự hòa quyện giữa nhu cầu đa dạng về đời sống tâm linh với tình cảm cách mạng mãnh liệt, tập trung hơn cả là sự biết ơn sâu sắc, niềm kính trọng vô biên và nỗi nhớ thương da diết của người dân đối với lãnh tụ. Đền thờ Bác Hồ ở ĐBSCL, ngay từ khi hình thành cho đến nay, luôn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của cư dân trong vùng, mang tính cộng đồng thống nhất của tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tộc người, giai cấp, tôn giáo, địa phương,... là một biểu hiện đặc biệt cho khối đại đoàn kết toàn dân của vùng ĐBSCL.

Kể từ năm 1969 đến nay, có 6 trong số 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL đã xây dựng được 29 đền hoặc phủ thờ Bác Hồ. Tuy có quy mô lớn, nhỏ khác nhau, nhưng mỗi đền, phủ thờ ấy đều trở thành thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người dân vùng sông nước Tây Nam Bộ, và đều là những công trình mang tính huyền thoại cao cả và nhân văn sâu sắc về Hồ Chí Minh.

Cà Mau là địa phương xây dựng nhiều đền thờ Bác Hồ nhất vùng ĐBSCL, với 21 đền, phủ, những nơi được hình thành ban đầu chủ yếu bằng nguyên vật liệu thô sơ từ tấm lòng tự nguyện của nhân dân.

Ngoài Cà Mau, nhiều nơi cũng xây dựng đền thờ Bác Hồ như Bạc Liêu có đền thờ ở xã Long Điền (huyện Giá Rai) và ở ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi); Sóc Trăng có đền thờ ở An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung); Trà Vinh có đền thờ ở Long Đức (thị xã Trà Vinh); Hậu Giang có đền thờ ở Lương Tâm (huyện Long Mỹ), ở Tiền Giang có đền thờ ở Tân Hưng (huyện Cái Bè)... Mỗi đền thờ, phủ thờ là chỗ dựa tinh thần và là nơi để đồng bào, chiến sĩ thể hiện lòng kiên trung, ý chí bất khuất, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ.

Sinh hoạt văn hóa ở các đền thờ Bác Hồ không chỉ mang sắc thái của lễ hội vùng, mà còn thể hiện khả năng quy tụ nhân dân mọi tầng lớp, từ các địa phương khác nhau đến tham dự, tạo ra môi trường tốt cho việc bảo tồn di tích lịch sử, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian, lịch sử - văn hóa truyền thống và cách mạng.

Trong những năm qua, tham gia các cuộc hành hương đến đền thờ Bác Hồ thường có đại diện của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, cơ quan văn hóa và các đoàn thể quần chúng, đại biểu của các tầng lớp nhân dân trong vùng, khách từ các địa phương khác tới, kiều bào từ nước ngoài về,... Ở nhiều nơi, sau phần nghi lễ trang nghiêm, những người làm công tác phong trào ở địa phương thường kết hợp tuyên truyền, giáo dục phát huy truyền thống tình làng nghĩa xóm, hưởng ứng các phong trào thi đua, nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, xây dựng nếp sống văn minh,...

Từ sau năm 1975, cứ đến ngày 19-5 và ngày 2-9 hàng năm, tại nhiều đền thờ Bác Hồ thường tổ chức lễ sinh nhật và giỗ Người theo nghi thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với chào mừng kỷ niệm Quốc khánh, với những hoạt động văn hóa phong phú, phù hợp với nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Sự hiện diện của đền thờ Bác Hồ trong kháng chiến có ý nghĩa thách thức với cuộc tấn công chống phá của kẻ thù, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân và chiến sĩ cách mạng hăng say chiến đấu và giành chiến thắng. Ngày nay, các đền thờ Bác Hồ trở thành những di tích lịch sử cách mạng, là điểm đến tham quan của khách du lịch, là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa bổ ích.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, các đền thờ Bác Hồ vẫn là nơi thiêng liêng, nơi gửi gắm niềm tin và tiếp thêm sức mạnh cho đảng bộ và nhân dân ĐBSCL, tạo thành tập quán, nét đẹp, giá trị đạo lý trong đời sống tinh thần. Hàng năm vào các dịp lễ, tết hay có sự kiện chính trị quan trọng, các cấp, các ngành và quân dân đều thắp hương tưởng nhớ và báo công lên Người. Trong những ngày tết Nguyên đán, nhiều gia đình sau khi cúng tại nhà, lại cùng nhau đến viếng đền thờ Bác Hồ như một tình cảm thiêng liêng không thể thiếu. Vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đền thờ Bác Hồ cũng là điểm hẹn của tuổi trẻ. Đông đảo các bạn trẻ trong và ngoài địa phương ngoài việc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, học tập, còn tham gia cuộc hành trình về nguồn để ôn lại truyền thống và học tập tấm gương đạo đức của Người.

Đặc biệt vào ngày 2-9 hàng năm, chính quyền cùng nhân dân các địa phương đều tổ chức lễ giỗ Người tại đền thờ. Nghi lễ tuy đơn giản, nhưng hết sức trang nghiêm và thiêng liêng, người dân sắp những mâm xôi gà, bánh mứt, trái cây, bánh ít, bánh tét, nhang đèn... kính cẩn dâng lên bàn thờ Người, rồi sau đó chung vui hưởng lộc tại khuôn viên đền. Sau phần lễ giỗ, thường là phần hội để nhân dân được tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, giao tiếp, tái hiện nhiều phong tục cổ xưa hấp dẫn, nhất là các trò chơi, nhạc lễ, diễn xướng, điệu múa dân gian, trình diễn nghệ thuật, đàn ca tài tử, đua ghe ngo,... Trong những năm gần đây, nhiều cô dâu, chú rể trước ngày cưới cũng tự nguyện đến đền thờ Bác Hồ thắp hương kính dâng như một lời giao ước về hạnh phúc lâu bền.

 
bên trên thờ chứ bên dưới là trấn
sau khi chết, vị ma tôn này thần hồn bị xé thành mảnh nhỏ, lợi dụng linh hồn của cửu long, chia ra trấn áp thần hồn.
chứ ở các nơi khác ko có hồn binh hồn khí hay chư thần linh vật nào để trấn mới dồn về cửu long. Tuy vậy ở hn vẫn trấn một nửa tại three đình, dùng trận đồ: bát quái tiên thiên ngũ hành điên đảo trận.
Chứ dễ gì hả fen.
Không đánh vào luân hồi được, nhưng ko đủ sức đánh cho hình thần câu diệt thì phải thế thôi.
 
bên trên thờ chứ bên dưới là trấn
sau khi chết, vị ma tôn này thần hồn bị xé thành mảnh nhỏ, lợi dụng linh hồn của cửu long, chia ra trấn áp thần hồn.
chứ ở các nơi khác ko có hồn binh hồn khí hay chư thần linh vật nào để trấn mới dồn về cửu long. Tuy vậy ở hn vẫn trấn một nửa tại three đình, dùng trận đồ: bát quái tiên thiên ngũ hành điên đảo trận.
Chứ dễ gì hả fen.
Không đánh vào luân hồi được, nhưng ko đủ sức đánh cho hình thần câu diệt thì phải thế thôi.
Giống trận đồ Cửu Long di quan nhể. Trận này luôn dùng để trấn hỗn thế ma vương.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom