Không bỏ qua những dấu hiệu trầm cảm của người cao tuổi

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bác sĩ Nguyễn Văn Hải, Phòng Rối loạn tâm thần người già và y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ một trường hợp bệnh nhân nữ 66 tuổi vào viện trong tình trạng buồn chán, muốn chết. Bệnh nhân nhiều đêm thức trắng, trung bình mỗi ngày chỉ ngủ được 2 tiếng. Sau gần 20 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân khí sắc khá hơn, vận động nhanh nhẹn, đỡ than phiền mệt mỏi, ngủ được... Bệnh nhân ổn định được cho ra viện, tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, Phòng Rối loạn tâm thần người già và y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất, gặp ở mọi lứa tuổi.


Tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi nhưng thường bị bỏ qua. Trầm cảm ở người cao tuổi thường là đợt trầm cảm tái diễn của bệnh lý cảm xúc khởi phát từ trước (trầm cảm khởi phát sớm). Trầm cảm ở người cao tuổi còn là những khởi phát sau tuổi 65 (trầm cảm khởi phát muộn).


Triệu chứng trầm cảm phổ biến ở người cao tuổi là chán nản hoặc dễ cáu, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa, không tham gia hoặc không mặn mà với những hoạt động hằng ngày, dễ tức giận, dễ bị kích động. Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, thường ăn không ngon miệng, trọng lượng cơ thể thay đổi (sút hoặc tăng cân), khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày, mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi và ý định tự tử, thậm chí có kế hoạch hoặc đã thử tự tử.


Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi cần phối hợp hóa dược, các liệu pháp tâm lý và điều biến não mang lại hiệu quả cao hơn. Trầm cảm ở người cao tuổi là căn bệnh cần được sự hỗ trợ từ phía gia đình, người thân và cộng đồng.


Tin, ảnh: AN AN


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom