Khôn và khéo

Góc nhìn Tony

Nhi đồng
Bài viết
50
Xu
2,799
Thời còn trẻ đẹp, tui sáng dậy vận động 1 vòng cho ra mồ hôi rồi đi tắm, bôi dầu thơm, tóc xịt keo láng mượt rồi phóng xe đến sở làm. Còn nhỏ, tui chọn đi làm ở các doanh nghiệp để tích luỹ văn hoá doanh nghiệp và rèn kỷ luật.
Thôi kể công ty đầu tiên ha, chồng người Nhật vợ người Việt, nhưng chỉ có ông Nhật lên quản lý, chuyên bán cà phê cho khách nội địa, và đồ thủ công mỹ nghệ cho du khách nước ngoài. Do biết ngoại ngữ nên tui được phân công vô phòng khách nước ngoài, ngồi cạnh phòng nội địa. Để ý trong phòng nội địa đó có Phong, tay bị cụt 1 ngón do lúc nhỏ bất cẩn, giỏi ác chiến. Một mình Phong cân team. Còn lại mấy đứa khác, dở òm. Cũng ôm ĐT nói từ sáng tới chiều, mà Phong chốt deal quá trời quá đất, còn đám kia thì thở dài ngao ngán, cứ nói hàng zá cao, chất lượng không tốt, khách không có tiền...Cuối tháng, Phong ôm 1 cục tiền hoa hồng to tướng về nhà, người trắng hồng đầy sinh lực, còn mấy đứa kia làm không ra tiền nên đói, dáng đi xiêu vẹo, đi trên đường bị gió thổi té miết. Ông sếp Nhật nói Phong thuộc nhóm RBO "rich before old" (giàu trước khi già), nhóm còn lại là OBR "old before rich" (già trước khi giàu). Tui chạy đi ngoài cả ngày, chiều chiều mới về văn phòng làm báo cáo, ngồi nghe lén phòng nội địa. Hồi đó còn nhiều chiện bắt ớn.
Có lần, một chị khách đến nhờ tư vấn để mở quán, hỏi làm thế nào để ra ly cà phê ngon. Thấy nhóm OBR giành tiếp đón, miệng mồm mau mắn hướng dẫn, nói chị đi tìm quán nào thấy đông khách, mình dụ nhân viên pha chế của người ta ra. Người ta trả 1 chị trả gấp rưỡi gấp đôi, nó về sẽ làm cho chị. Chị khách ngây ngô nghe theo, ra mấy quán định giật người của đối thủ, kết quả là bị chủ quán quánh hội đồng dẫn đến lệch mũi (mới phẫu thuật thẩm mỹ). Khóc lóc tới bắt đền, Phong và ông sếp Nhật phải ra giải quyết. Phong nói vầy, chị ơi, cà phê pha ngon gồm 2 yếu tố, đầu tiên là cà phê phải chất lượng đã, chiếm 50%, còn lại là bí quyết bí mật của người pha. Bên em chỉ đảm bảo cái đầu tiên, cung cấp được cái đầu, còn cái thứ 2 là chị phải tự mày mò tìm hiểu, chứ làm gì có công thức. Tốt nhất chị nên lấy vài gói cà phê bên em về pha cho toàn bộ người quen uống, nhờ họ góp ý và chị sẽ rút ra công thức riêng. Chị kia happy liền, mua 1 lúc mấy chục gói về tự học. Sau đó chị này mở quán, lấy đều đặn tháng mấy chục ký, Phong cứ thế mà được chia hoa hồng nhiều. Phong tự mua xe mua nhà khi chưa tới tuổi ba mươi.
Ông sếp Nhật họp phân tích, người ta làm ra tiền là do họ ăn nói khôn khéo. Phải đủ 2 yếu tố, khôn và khéo. Chứ chỉ có khôn không thôi, người ta sợ. Vô chưa gì đã giả lả cười nói, ào ào lợi ích, người ta sợ giăng bẫy. Còn chỉ có khéo, mình tốn thời gian, khéo cả ngày không ra tiền. Khôn ở đây là tính thực tế, nói gì cũng dồn về TÍNH HIỆU QUẢ. Khéo ở đây là nói rõ cho người ta nhận thấy, kết quả thành bại phần nhiều là do bản thân họ, chứ không chỉ do SP mình bán. Khéo là hướng dẫn người ta làm, lao động để có chứ không phải chụp giật. Mình sẽ hỗ trợ họ làm. Khéo nghĩa là vậy.
Muốn ăn thì tự gieo trồng, không thụ động lượm nhặt hay hái trộm thành quả của người khác. Như nhóm OBR trước kia, tư vấn bày người ta đi giật nhân viên, vừa bất nhân bất nghĩa, mà không ra được bất cứ gói cà phê nào. Còn như cách Phong nói, vừa nêu bật chất lượng Sp của mình, vừa khơi gợi nhu cầu lấy hàng của chị kia ngay lập tức để tự tay thực tập pha chế. Đấy là đứa có đầu óc, vừa khéo vừa khôn. Một ngày hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn, tư vấn....với hàng vạn câu hỏi khác nhau, người có tư chất sẽ biết nói khôn nói khéo, còn đám tào lao cứ nói tầm bậy tầm bạ, chỉ là lãng phí thời gian.
* Ngoài nói khôn và khéo, còn phải nói đúng và trúng nữa. Giao tiếp gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ không lời, cốt yếu là để thuyết phục người khác. Nay tui hướng dẫn mọi người phần nói trước nha, phần ngôn ngữ viết và ngôn ngữ không lời, ai thấy cần thì còm se lai để làm fan cứng, để đọc. Còn ai muôn thực tập ăn nói thử mình có đủ khôn và đủ khéo không, tức có làm ra tiền được không, thì hỏi bạn dưới còm để xin cơ hội làm thử.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom