Khốn khổ với những con đường dang dở

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Sau 10 năm thi công nhưng tuyến đường trục chính nối trung tâm khu đô thị Vạn Tường (Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) dài 9,6 km vẫn ngổn ngang. Rất nhiều vị trí thi công dở dang, đứt đoạn, tạo nút thắt cổ chai... gây cản trở giao thông khiến người dân bức xúc.

10 năm thi công chưa xong 9,6 km đường

Dự án đường trục chính Bắc - Nam khu đô thị Vạn Tường có vốn đầu tư gần 398 tỉ đồng do Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được khởi công vào năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2018. Khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng tạo không gian đô thị Vạn Tường, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Dung Quất thêm phần hiện đại. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thi công, đến nay dự án chỉ hoàn thành được khoảng 84% khối lượng.

Khốn khổ với những con đường dang dở- Ảnh 1.


Đường trục chính tại khu đô thị Vạn Tường (tỉnh Quảng Ngãi) dở dang sau 10 năm thi công. Ảnh: TỬ TRỰC


Bà Nguyễn Thị Nhung - ngụ xã Bình Hải, huyện Bình Sơn - cho biết bà và nhiều người dân ở Khu Kinh tế Dung Quất rất mong các cấp, ngành sớm giải quyết vướng mắc, nhanh chóng hoàn thành tuyến đường. "Công trình vẫn dang dở bao nhiêu năm qua. Việc thi công nhỏ giọt, cầm chừng đã khiến nhiều vụ tai nạn xảy ra" - bà Nhung nói.

Ông Võ Nguyễn Đạt, Phó Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi, cho biết hiện tuyến còn vướng 3 vị trí mặt bằng thuộc gói thầu số 13 và 14 với khoảng 30 trường hợp trên tổng chiều dài hơn 3 km. "Dự án bị kéo dài nhiều năm là do vướng mặt bằng khi người dân không đồng thuận mức giá bồi thường, đòi bố trí tái định cư... Hiện đơn vị đang phối hợp UBND huyện Bình Sơn để tháo gỡ nút thắt nhằm sớm giải quyết dứt điểm" - ông Đạt nói.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đã chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan sớm giải quyết dứt điểm vướng mắc, hoàn thành dự án. "Nút thắt mặt bằng là vấn đề lớn. Tuy nhiên, việc này không giải quyết được là do sự phối hợp giữa chủ đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan chưa chặt chẽ, làm không đến nơi đến chốn" - ông Hiền nói.

Đường trăm tỉ bị "bỏ hoang" vì chưa thể thông xe

Theo tìm hiểu, tuyến đường Điện Biên Phủ nối từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường tránh Quốc lộ 1, có chiều dài hơn 1,4 km do Ban Quản lý dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới làm chủ đầu tư, với tổng mức 156 tỉ đồng. Đây là đường huyết mạch nối khu trung tâm thành phố với Khu Du lịch Bảo Ninh. Cùng với đó, dự án này giúp phòng chống lũ lụt và ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực bán đảo Bảo Ninh và trung tâm TP Đồng Hới, góp phần vào việc phát triển các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch của tỉnh Quảng Bình.

Theo kế hoạch, đến ngày 30-6-2023, đường Điện Biên Phủ phải hoàn thành và thông xe. Tuy nhiên, do điểm cuối của tuyến đường nối vào tuyến đường tránh Quốc lộ 1 qua TP Đồng Hới do Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh làm chủ đầu tư theo hợp đồng BOT từ chối cho tuyến đường này đấu nối vào.

Việc này khiến tuyến đường hầu như không có phương tiện qua lại, bị bỏ hoang. Các cơ quan liên quan của tỉnh hơn 2 năm qua đã tìm nhiều giải pháp tháo gỡ nhưng nhà đầu tư vẫn "lắc đầu".

UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì làm việc với nhà đầu tư BOT để thống nhất phương án xử lý, sớm giải quyết các vướng mắc về đấu nối vào các tuyến đường BOT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Mới đây, tại cuộc họp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã có những kiến nghị, đề xuất về những khó khăn trong thủ tục đấu nối một số tuyến giao thông huyết mạch như trục Đông - Tây, trong đó có dự án đường Điện Biên Phủ.

Khốn khổ với những con đường dang dở- Ảnh 2.


Tuyến đường Điện Biên Phủ, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình bị “tắc” do vướng BOT chưa thể đấu nối. Ảnh: HOÀNG PHÚC


Theo ông Thắng, những vướng mắc này gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của địa phương, các công trình của quốc gia. Địa phương mong muốn có phương án kết nối nhằm giúp đồng bộ giữa quy hoạch địa phương và quy hoạch vùng hiệu quả.

Tương tự, Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Ái Tử (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) có chiều dài hơn 2,4 km, có đến 14 điểm nối các tuyến đường ngang với Quốc lộ 1 chưa được cấp phép đấu nối.

Theo lãnh đạo UBND Triệu Phong, từ năm 2018, đơn vị này đã có nhiều văn bản gửi đến cơ quan thẩm quyền đề xuất quy hoạch đấu nối các tuyến đường với Quốc lộ 1 để tạo giao thông thuận lợi, thông suốt. Tuy nhiên, đến nay nguyện vọng trên vẫn chưa được giải quyết do nhà đầu tư dự án BOT trên Quốc lộ 1 (Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh) chưa thống nhất các vấn đề khác có liên quan.

Khốn khổ với những con đường dang dở- Ảnh 3.


Một trong số 14 tuyến đường ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị chưa được đấu nối vào Quốc lộ 1. Ảnh: ĐỨC NGHĨA


Lý do Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh đưa ra là việc phân lưu của các phương tiện đi tránh trạm thu phí BOT (đặt giữa huyện Triệu Phong và TP Đông Hà) sau khi tuyến đường Hùng Vương nối dài và các đường trục ngang nối Quốc lộ 1 với các đường trục dọc của thị trấn Ái Tử được đầu tư xây dựng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn vốn của nhà đầu tư.

Liên quan đến thực trạng trên, mới đây, tại kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị - đã đề nghị Sở GTVT tỉnh làm việc với UBND huyện Triệu Phong, xem xét vị trí nào buộc phải đấu nối thì đề xuất với Bộ GTVT và các đơn vị liên quan cho phép đấu nối. Việc đấu nối ở một số tuyến đường thiết yếu phải được bảo đảm.

Khốn khổ với những con đường dang dở- Ảnh 4.


Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom