Khoáng sản loại nào nên đấu giá quyền khai thác?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh), Bộ Tài nguyên Môi trường đã cấp 441 giấy phép khai thác, nhưng chỉ có 10 khu vực thông qua đấu giá. UBND các tỉnh cấp khoảng 3.000 giấy phép, trong đó chỉ có 827 khu vực thông qua đấu giá. Giá sau đấu giá tăng 20 - 40 % so với mức khởi điểm.

Đại biểu Hậu chất vấn: “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường có chắc chắn rằng hàng ngàn khu vực khoáng sản cấp quyền khai thác không qua đấu giá hơn 10 năm qua là đúng theo quy định không?”.

Khoáng sản loại nào nên đấu giá quyền khai thác? -0

Khoáng sản nhóm I và II theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản sẽ được xem xét đấu giá, nhằm tối đa nguồn thu ngân sách


Trả lời đại biểu quốc hội Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) tại phiên chất vấn ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: “Quan điểm chúng ta là tăng đấu giá khai thác và cố gắng để tăng thu nguồn ngân sách tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên về khoáng sản”.

Cụ thể hơn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết khoáng sản nhóm IV (khoáng sản phục vụ mục đích làm vật liệu san lấp; đất đá thải mỏ) sẽ không phải cấp giấy phép mà chỉ cần đăng ký, đảm bảo sự chủ động cho các doanh nghiệp và địa phương.

Cũng tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, tỷ lệ đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản thấp là vì Nghị định số 158/2016/NĐ-CP (Điều 22) đang quy định 7 trường hợp không đấu giá và Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang làm theo đúng quy định của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

Cả 7 trường hợp không đấu giá quyền khai thác khoáng sản này hiện được đưa vào Điều 104 dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Như vậy, nếu Điều 104 dự thảo Luật được thông qua như văn bản dự thảo hiện nay thì cam kết của Bộ trưởng phải tăng đấu giá khai thác sẽ khó trở thành hiện thực.

Hiện tại, các nước có nhiều khoáng sản trên thế giới như Australia, Indonesia, Ấn Độ đều tổ chức đấu giá quyền khai mỏ tại các khu vực đã xác định trữ lượng. Các quốc gia này ấn định mức giá khởi điểm của khoáng sản thô rất sát giá thị trường thế giới.

Quy chế phiên đấu giá và giá khởi điểm cũng như điều kiện ràng buộc tổ chức tham gia đấu giá mỏ được quy định chặt chẽ, nhìn từ lợi ích quốc gia để tối đa hóa nguồn thu cho ngân sách.

Đặc biệt, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh với các mỏ khoáng sản mà doanh nghiệp nhà nước đã thăm dò nhưng không khai thác thì cần báo cáo để Nhà nước thu hồi và tổ chức đấu giá.

Hiện nay, để huy động nguồn lực của doanh nghiệp, Luật Khoáng sản đang quy định nếu doanh nghiệp nào được cấp quyền thăm dò thì có quyền ưu tiên trong cấp phép khai thác nhưng nếu doanh nghiệp thăm dò không trực tiếp khai thác. Nên chăng, đối với các mỏ đã được thăm dò và phê duyệt trữ lượng cũng nên thực hiện cấp phép thông qua đấu giá.

“Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục tổng kết đánh giá 14 năm thực hiện Luật Khoáng sản 2010, Quốc hội sẽ thảo luận và góp ý để chúng ta thực hiện đấu giá khai thác đảm bảo minh bạch và phù hợp hơn trong thời gian tới”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom