- Bài viết
- 321
- Xu
- 17,297
Người lớn đến chùa nghe sư (tăng ni) giảng đạo, đến cả trăm người vào chùa nghe, gọi cái đấy là “Khoá tu”. Người thế tục tham gia khoá tu nghe nó buồn cười, nhưng thôi thì, là người lớn rồi nên tùy.
Nhưng không chỉ người lớn, trẻ vị thành niên, kể cả bọn cấp 1 cấp 2 cũng lên chùa, mấy trăm đứa, cũng áo nâu, cũng ngồi xếp bằng, nghe, cũng thút thít khóc, cũng vái lạy. Mà có phải cứ thế đến chùa nghe không đâu, chúng phải đóng tiền và nhà trường, khu dân cư liên kết với chùa tổ chức. Cái này cực kỳ bất ổn, cần chính quyền xem xét lại.
Dạy trẻ kiến thức, cách sống là phải tại trường học và chỉ các giáo viên ở trường học mới được phép giảng dạy cho trẻ. Ở VN, Phật giáo chỉ là 1 tông giáo, không phải quốc giáo, không phải nơi đại diện cơ quan giáo dục để mà thay nhà trường giảng dạy. Trẻ con đang là vị thành niên dứt khoát không phải đối tượng của các khoá tu. Cho trẻ lên chùa học đạo đức, cách làm người, đấy là sự thất bại của trường lớp. Trường tổ chức cho trẻ lên chùa tham gia khoá tu là sự chối bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ dạy dỗ.
Cái bất cập ở đây là cơ quan chức năng không kiểm soát được các sư nói gì, dạy gì, giảng gì. Các sư đóng vai tế thế chi vương, mặc sức vẽ vời vào đầu óc ngây thơ của trẻ. Có sư thì biến lời Phật thành lời của mình, quên cả câu “tôi nghe như vầy” (như ngã thị văn). Có sư thì rất chăm dùng câu “Phật dạy rằng” nhưng thực chất là toàn bịa, nhét chữ vào miệng Phật. Ở cái chùa nọ, có cái bà chả phải ni sư gì, chẳng thuộc giáo đoàn, không chức năng, không phận sự, ấy mà lại tổ chức giảng Phật pháp cho cả trăm, cả nghìn người, được gọi là cô chủ nhiệm, rồi lôi cả chuyện vong chuyện hồn ra nói linh ta linh tinh. Ai cho bà ấy được phép giảng? Chính quyền tỉnh phải kiên quyết xoá bỏ cái lớp quái gở đó.
Phật pháp là thứ minh triết, nên nghe, nên học. Nhiều vị minh sư, có cả những vị còn khá trẻ nhưng giảng rất hay, dễ hiểu, đúng tinh thần Phật dạy. Nhưng việc đó phải hợp cách, đúng nơi, đúng đối tượng giảng, đúng đối tượng nghe. Người lớn thì tùy, có thể lên chùa nghe giảng nhưng với trẻ con thì khác. Nếu muốn cho trẻ nghe Phật pháp như một thể loại trải nghiệm thì cũng giống như mời chuyên gia về nói chuyện vậy, nhà trường xin phép cơ quan chức năng, mời tăng ni về trường nói chuyện và nội dung đó phải được thẩm định trước. Mọi thứ phải diễn ra tại trường học, người nói chuyện phải là tăng ni thuộc Giáo đoàn quản lý, và trẻ em không mặc áo nâu sồng. Cần phải bỏ cái gọi là Khoá tu cho trẻ con đi.
Khoá tu cho người thế tục, đôi khi là sự truyền giáo trá hình, sinh ra một loạt người u u mê mê. Thế nên lắm người tự coi mình là “Phật tử” nhưng chả hiểu gì về Tam bảo (có khi còn chả biết Tam bảo là gì), chỉ biết leo lẻo đọc kinh như vẹt, thấy sư là kính là sợ, bảo gì nghe nấy, rồi vâng rồi dạ, rồi “nam mô A Di Đà Phật” một cách vô thức. Còn nhà chùa, nhiều nơi có vẻ đã đảo tuần tự Phật – Pháp – Tăng của Tam bảo, đã trọng Tăng hơn Phật – Pháp, tăng mượn bóng Phật, bóng Pháp để đề cao bản ngã, tung tung hoành hoành.
Bài này nói về trẻ con thế tục, không nói về các trẻ em đã xuất gia. Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
Nhưng không chỉ người lớn, trẻ vị thành niên, kể cả bọn cấp 1 cấp 2 cũng lên chùa, mấy trăm đứa, cũng áo nâu, cũng ngồi xếp bằng, nghe, cũng thút thít khóc, cũng vái lạy. Mà có phải cứ thế đến chùa nghe không đâu, chúng phải đóng tiền và nhà trường, khu dân cư liên kết với chùa tổ chức. Cái này cực kỳ bất ổn, cần chính quyền xem xét lại.
Dạy trẻ kiến thức, cách sống là phải tại trường học và chỉ các giáo viên ở trường học mới được phép giảng dạy cho trẻ. Ở VN, Phật giáo chỉ là 1 tông giáo, không phải quốc giáo, không phải nơi đại diện cơ quan giáo dục để mà thay nhà trường giảng dạy. Trẻ con đang là vị thành niên dứt khoát không phải đối tượng của các khoá tu. Cho trẻ lên chùa học đạo đức, cách làm người, đấy là sự thất bại của trường lớp. Trường tổ chức cho trẻ lên chùa tham gia khoá tu là sự chối bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ dạy dỗ.
Cái bất cập ở đây là cơ quan chức năng không kiểm soát được các sư nói gì, dạy gì, giảng gì. Các sư đóng vai tế thế chi vương, mặc sức vẽ vời vào đầu óc ngây thơ của trẻ. Có sư thì biến lời Phật thành lời của mình, quên cả câu “tôi nghe như vầy” (như ngã thị văn). Có sư thì rất chăm dùng câu “Phật dạy rằng” nhưng thực chất là toàn bịa, nhét chữ vào miệng Phật. Ở cái chùa nọ, có cái bà chả phải ni sư gì, chẳng thuộc giáo đoàn, không chức năng, không phận sự, ấy mà lại tổ chức giảng Phật pháp cho cả trăm, cả nghìn người, được gọi là cô chủ nhiệm, rồi lôi cả chuyện vong chuyện hồn ra nói linh ta linh tinh. Ai cho bà ấy được phép giảng? Chính quyền tỉnh phải kiên quyết xoá bỏ cái lớp quái gở đó.
Phật pháp là thứ minh triết, nên nghe, nên học. Nhiều vị minh sư, có cả những vị còn khá trẻ nhưng giảng rất hay, dễ hiểu, đúng tinh thần Phật dạy. Nhưng việc đó phải hợp cách, đúng nơi, đúng đối tượng giảng, đúng đối tượng nghe. Người lớn thì tùy, có thể lên chùa nghe giảng nhưng với trẻ con thì khác. Nếu muốn cho trẻ nghe Phật pháp như một thể loại trải nghiệm thì cũng giống như mời chuyên gia về nói chuyện vậy, nhà trường xin phép cơ quan chức năng, mời tăng ni về trường nói chuyện và nội dung đó phải được thẩm định trước. Mọi thứ phải diễn ra tại trường học, người nói chuyện phải là tăng ni thuộc Giáo đoàn quản lý, và trẻ em không mặc áo nâu sồng. Cần phải bỏ cái gọi là Khoá tu cho trẻ con đi.
Khoá tu cho người thế tục, đôi khi là sự truyền giáo trá hình, sinh ra một loạt người u u mê mê. Thế nên lắm người tự coi mình là “Phật tử” nhưng chả hiểu gì về Tam bảo (có khi còn chả biết Tam bảo là gì), chỉ biết leo lẻo đọc kinh như vẹt, thấy sư là kính là sợ, bảo gì nghe nấy, rồi vâng rồi dạ, rồi “nam mô A Di Đà Phật” một cách vô thức. Còn nhà chùa, nhiều nơi có vẻ đã đảo tuần tự Phật – Pháp – Tăng của Tam bảo, đã trọng Tăng hơn Phật – Pháp, tăng mượn bóng Phật, bóng Pháp để đề cao bản ngã, tung tung hoành hoành.
Bài này nói về trẻ con thế tục, không nói về các trẻ em đã xuất gia. Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
- ✬ Nguồn
- https://bedecotu.com