Khó nuốt có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Mẹ tôi 55 tuổi, ăn uống hay mắc nghẹn, thỉnh thoảng khó nuốt, triệu chứng tăng nặng mỗi ngày. Đây có phải là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn nguy hiểm không? (Hằng Nguyễn, TP HCM)


Trả lời:

Sự phối hợp giữa các cơ và dây thần kinh của miệng, cổ họng và thực quản giúp nuốt thức ăn. Khó nuốt xảy ra khi các bộ phận này phối hợp không ăn ý khiến thức ăn hoặc nước bị mắc kẹt ở cổ họng, khó xuống dạ dày.

Khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở người lớn tuổi. Triệu chứng thường gặp như đau khi nuốt, cảm giác thức ăn mắc kẹt ở cổ họng, ngực hoặc phía sau xương ức, chảy nước dãi, khàn tiếng, ợ nóng thường xuyên, sụt cân, ho hoặc nôn trớ khi nuốt.

Nếu khó nuốt xảy ra do ăn quá nhanh hoặc nhai không kỹ thì không đáng lo ngại. Trường hợp khó nuốt liên tục có thể do bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị kịp thời.

Khó nuốt có thể xảy ra ở miệng (khoang miệng), cổ họng (hầu họng) và thực quản (cơ quan nối với dạ dày). Tình trạng này xảy ra ở người trẻ thường liên quan đến rối loạn chức năng. Ở người lớn tuổi, khó nuốt có thể do bệnh lý ác tính. Nếu không được điều trị, thức ăn xâm nhập vào đường hô hấp, gây nhiễm trùng hô hấp hoặc viêm phổi. Người bị nuốt nghẹn 1-2 tuần mà không khỏi cần đến bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa khám.

Khó nuốt còn có thể đến từ các nguyên nhân như rối loạn hệ thần kinh và não bộ, , hẹp, tắc nghẽn và các vấn đề khác như ung thư, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đây cũng có thể là hệ quả của viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn, sau khi phẫu thuật đầu và cổ.



Bác sĩ Thái Ngọc Hân khám cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Để xác định bệnh , bác sĩ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra sức khỏe tổng quát, yêu cầu làm các xét nghiệm để kiểm tra chức năng nuốt của người bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định các xét nghiệm phù hợp, phổ biến gồm chụp X-quang thực quản có thuốc cản quang, nội soi đường tiêu hóa trên, nội soi sợi quang, đo áp lực thực quản...

Trường hợp của mẹ bạn cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh đang gặp phải. Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phù hợp như điều trị bằng nội khoa, nong thực quản hay phẫu thuật.

ThS.BS.CKI Thái Ngọc Hân
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom