Khi ngư dân cùng chính quyền chung tay gỡ 'thẻ vàng' thủy sản

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326

Thay đổi nhận thức từ ngư dân


Nhìn lại hơn 6 năm kể từ khi EC cảnh báo thẻ vàng, tỉnh Nghệ An chung tay cùng ngành thủy sản cả nước trong việc chấp hành quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã đồng bộ triển khai các giải pháp nhằm đạt mục tiêu gỡ thẻ vàng EC đối với ngành thủy sản.

Khi ngư dân cùng chính quyền chung tay gỡ 'thẻ vàng' thủy sản- Ảnh 1.


Tàu, thuyền của ngư dân Diễn Châu (Nghệ An) trên đường vào đất liền, hướng về cửa biển Lạch Vạn.


Ngư dân Trần Văn Thắng (trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu) cho biết, những năm qua, anh và các thuyền viên luôn chấp hành việc xuất trình giấy tờ đầy đủ khi ra và vào cửa lạch. Phương tiện khai thác hải sản trên biển đúng ngư trường, không khai thác gần bờ và vùng biển cấm. Trong quá trình xuất bến, khai thác trên biển và cập bờ, máy giám sát hành trình trên thuyền mỗi khi ra khơi luôn bật và hoạt động ổn định.

"Sau nhiều lần được phổ biến và hướng dẫn các biện pháp khắc phục cảnh báo thẻ vàng, hầu hết ngư dân nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia khai thác hải sản trên biển," anh Thắng nói.

Còn ngư dân Nguyễn Xuân Hòa (trú tại xã Diễn Ngọc) chia sẻ, khi ra khơi, mọi người chấp hành đầy đủ các quy định về khai thác IUU cũng như Luật Thủy sản. Những năm qua, các thành viên của tổ đội thường đi theo từng nhóm và luôn giữ liên lạc. "Khi phát hiện luồng cá mọi người ra hiệu cùng nhau khai thác, khi có tàu cá gặp nạn sẽ hỗ trợ nhau. Mọi người thường xuyên nhắc nhở không xâm phạm vùng biển nước ngoài, tham gia bảo vệ ngư trường, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc", anh Nguyễn Xuân Hòa nói.

Khi ngư dân cùng chính quyền chung tay gỡ 'thẻ vàng' thủy sản- Ảnh 2.


Nhiều năm nay, việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, đăng ký lịch trình và kiểm tra trang thiết bị kết nối vệ tinh cho con tàu đã trở thành thói quen, giúp các ngư dân yên tâm ra khơi, bám biển.


Theo Sở NN&PTNT Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 3.462 tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó có 2.565 tàu cá thuộc diện phải đăng ký. Đến nay, tỷ lệ đăng ký đạt 90,37% và được cập nhật lên Vnfishbase (cơ sở dữ liệu trực tuyến và đồng bộ cho quản lý thông tin về đăng ký, đăng kiểm tàu cá, hạn ngạch khai thác thủy sản, giấy phép khai thác thủy sản; dữ liệu về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; dữ liệu về nhật ký, báo cáo khai thác; xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác...).

Tổng số tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tính đến ngày 30/4 là 1.052 chiếc, đạt tỷ lệ 96,95% tàu cá thuộc diện phải lắp đặt. Sau đợt thanh tra thực tế lần thứ 4 của Đoàn Thanh tra EC, UBND tỉnh Nghệ An ban hành 8 văn bản chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU trên địa bàn.

Thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và các địa phương ven biển để tiến hành tổng kiểm tra, rà soát và nắm chắc số lượng tàu cá trên địa bàn tỉnh, quản lý chặt chẽ nhóm tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Đồng thời, xử lý triệt để các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trên biển và các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Không để tàu cá "3 không" khai thác trên ngư trường


Ngày 23/5, UBND tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52 của Chính phủ về việc "Ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản."

Khi ngư dân cùng chính quyền chung tay gỡ 'thẻ vàng' thủy sản- Ảnh 3.


Những con tàu của ngư dân chở theo hải sản sau những chuyến ra khơi đang vào cửa biển Lạch Vạn.


UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tích cực tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa và ngăn chặn ngay trong bờ đối với tàu cá và ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Các đơn vị triển khai đồng bộ, quyết liệt các quy định của pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, và khi xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ các quy định. Thực hiện tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ các tàu cá trên địa bàn để đảm bảo nắm chắc thực trạng, bao gồm số lượng tàu, tàu cá đã hoặc chưa hoặc hết hạn đăng ký, đăng kiểm, cấp phép. Các tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký, hoặc các tàu cá hoạt động ngoài tỉnh, và tàu cá chưa lắp thiết bị VMS.

Xử lý nghiêm, triệt để theo quy định của pháp luật đối với tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản. Các địa phương cần rà soát và cập nhật danh sách chủ tàu cá "3 không" có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên tại địa phương. Tổ chức làm việc với các chủ tàu chưa đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản để hướng dẫn thực hiện các thủ tục theo quy định, và nắm chắc vị trí neo đậu của các tàu cá này. Sau ngày 20/5, nếu địa phương nào để phát sinh tàu cá "3 không", Chủ tịch UBND địa phương đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước tỉnh.

Khi ngư dân cùng chính quyền chung tay gỡ 'thẻ vàng' thủy sản- Ảnh 4.


Các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu gỡ thẻ vàng EC đối với ngành thủy sản trong năm 2024.


Chính quyền các cấp và các cơ quan, tổ chức phải theo dõi và giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển qua Hệ thống giám sát. Cần nắm rõ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS (không báo cáo vị trí 6 giờ một lần, mất kết nối quá 10 ngày không đưa tàu về bờ…). Đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khi ra vào cảng (kể cả cảng cá và bến cá tư nhân) phải có đầy đủ giấy tờ và lắp đặt thiết bị VMS. Đặc biệt, thiết bị VMS phải đảm bảo hoạt động bình thường theo quy định trong suốt quá trình khai thác hải sản từ lúc rời cảng, xuất bến qua các đồn, trạm Biên phòng đến khi nhập bến và cập cảng.

Các cơ quan quản lý phải kiểm soát 100% tàu cá đăng kiểm tại tỉnh Nghệ An hoạt động ngoài tỉnh và tàu cá của tỉnh khác hoạt động trên địa bàn. Đồng thời, thiết lập cơ chế chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các địa phương liên quan để kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm khai thác IUU.

Các địa phương cần thực hiện các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thực thi pháp luật thủy sản trên biển. Phải thực hiện các quy định về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức phải kiên quyết ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Ngoài ra, cần tăng cường lực lượng và phương tiện để thực hiện các đợt cao điểm, cũng như thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao.


Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An, năm 2023, các lực lượng chức năng tỉnh này đã tiến hành xử phạt vi phạm về khai thác IUU 161 vụ với tổng số tiền phạt hơn 714 triệu đồng. Trong 4 tháng đầu năm nay, đã xử phạt vi phạm hành chính 31 đối tượng/31 phương tiện với tổng số tiền phạt hơn 490 triệu đồng, tước quyền sử dụng chứng chỉ đối với 12 thuyền trưởng.

Hoàng Trinh
Ý kiến của bạn

Thông báo




Bạn đã gửi thành công.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom