Vụ trộm 215.000 USD
Sinh ngày 10/7/1949 ở thành phố Denver, bang Colorado, năm 10 tuổi và khi đang học tiểu học thì cha mẹ John Conrad ly dị nên ông và người chị theo mẹ về sống ở thành phố Lakewood, bang Ohio. Tại đây, Conrad tốt nghiệp trường Cao đẳng cộng đồng Cuyahoga, ngành tài chính kế toán với hạng xuất sắc.
Đầu năm 1969, Conrad được nhận vào làm giao dịch viên tại Ngân hàng xã hội quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Cleveland, bang Ohio. Hàng tuần, nhiệm vụ của Conrard là đóng gói tiền rồi chuyển đến các chi nhánh thuộc ngân hàng này trong bang Ohio. Ông Arthur, giám đốc ngân hàng cho biết dù mới vào làm nhưng Conrad đã thể hiện đức tính cần mẫn, trung thực. Ông nói: “Tôi tin rằng anh chàng này sẽ còn tiến xa hơn”.
Conrad và con gái 6 năm trước khi ông chết. (ảnh nhỏ: Conrad trong lệnh truy nã).
Thế nhưng mấy ai học được chữ ngờ. Chiều thứ Sáu, 11/7/1969, sau khi xếp 215.000 USD tiền mặt gồm 1.500 tờ 100 USD, 1.200 tờ 50 USD và 250 tờ 20 USD vào túi nhưng thay vì đem giao cho Công ty vận chuyển East Fargo ở cách đó 24km, Conrad lặng lẽ bỏ tiền vào chiếc xe hơi của mình rồi biến mất. Dale, tài xế cùng 2 nhân viên bảo vệ xe chở tiền là Holmes, Stimwell khai với các đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI): “Chúng tôi hoàn toàn không biết gì bởi lẽ để tránh rò rỉ thông tin dẫn đến bị cướp, Chúng tôi chỉ được thông báo về việc hộ tống Conrad 10 phút trước khi xe khởi hành”.
Đầu giờ trưa thứ Hai ngày 14/7, vụ mất 215.000 USD mới bị phát hiện khi chi nhánh Ngân hàng xã hội quốc gia ở thành phố Cincinnati gửi điện văn về hội sở chính nói rằng họ vẫn chưa nhận được 215.000 USD. Tiến hành kiểm tra, bộ phận an ninh ngân hàng cho biết việc giao nhận tiền đã được thực hiện giữa thủ quỹ và Conrad nhưng Conrad không làm lệnh điều xe. Điện thoại đến nhà anh ta thì không ai nghe máy. Tiến hành xác minh, người chủ căn nhà cho Conrad thuê mướn trả lời rằng Conrad đã thanh toán tiền thuê vào sáng thứ Sáu rồi chấm dứt hợp đồng.
Ông Williams Elliott, đặc vụ FBI, người trực tiếp thụ lý hồ sơ Conrad nói: “Xuyên suốt vụ việc, có thể thấy anh ta đã lập kế hoạch rất chu đáo cho việc trộm cắp. Từ việc thanh toán tiền thuê nhà vào sáng thứ Sáu đến việc nhận 215.000 USD vào chiều thứ Sáu, anh ta sẽ có 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật để cao chạy xa bay…”.
Sáng thứ Sáu, 18/7, nghĩa là 1 tuần sau khi mất trộm 215.000 USD, lệnh truy nã Conrad được FBI ban hành trên toàn nước Mỹ với các tội danh trộm cắp tài sản quốc gia, cố ý làm sai nguyên tắc, vận chuyển tiền tệ ngân hàng trái phép. Hình ảnh Conrad xuất hiện ở trang nhất của hầu hết các tờ báo Mỹ còn trên radio và truyền hình, các bản tin về Conrad được lập đi lặp lại nhiều ngày, kêu gọi “người dân Mỹ báo cho cảnh sát nếu phát hiện hắn ta”.
Trụ sở Ngân hàng Xã hội quốc gia, nơi 215.000 USD biến mất.
54 năm lẩn trốn
Lấy được 215.000 USD, suốt đêm thứ Sáu, Conrard lái xe đến Washington DC. Tại đây, ông ta bỏ xe trong một bãi xe hơi phế liệu sau khi đã tháo bảng số rồi dưới cái tên giả là McGarven, ông ta mua một chiếc xe cũ hiệu Nissan với giá 1.200 USD. Tiếp theo, Conrad đến thành phố Los Angeles, bang California. Suốt 1 năm rưỡi, ông ta đã 2 lần đổi xe vẫn dưới hình thức bỏ xe cũ vào bãi phế liệu, mua xe khác và cũng là xe cũ. Ông Williams Elliott, đặc vụ FBI cho biết khi Conrad đã chết, lời khai của con gái ông ta là Asley cho thấy khi mua chiếc Ford Pinto, Conrad phát hiện một bằng lái xe mang tên Thomas Randele bỏ trong hộc chứa đồ nên từ đó, Conrad biến thành Thomas Randele.
Cuối năm 1970, Conrard đến thành phố Boston, bang Massachusetts. Tại đây, ông ta xin đổi lại bằng lái xe với cái tên Thomas Randele. Đặc vụ FBI Williams Elliott nói: “Xác minh tại Cục Quản lý phương tiện cơ giới (DMV) bang Massachusetts, là nơi đã đổi bằng lái xe cho Conrad, chúng tôi được nhân viên phụ trách hồ sơ trả lời rằng qua kiểm tra tàng thư lưu trữ, họ xác nhận Thomas Randele đã từng được cấp bằng lái xe và không có vi phạm nào đến mức phải thu hồi nên họ đổi”.
Từ đó, Thomas (tức Conrad) sống ở Boston rồi xin được việc làm tại một đại lý xe hơi hạng sang với cương vị giao dịch viên. Năm 1982, Thomas kết hôn với bà Kathy và có một con gái, đặt tên là Asley Randele. Qua thời gian, do năng nổ, thu hút nhiều khách hàng, Thomas được đưa lên vị trí quản lý và đã giữ cương vị này suốt 40 năm. Nhận xét về Thomas, hàng xóm của ông và nhiều người trong cửa hàng đại lý xe hơi đều cùng chung ý kiến: Hiền lành, vui vẻ, nhiệt tình, không bao giờ làm mất lòng ai. Ngay cả cảnh sát địa phương cũng quý mến Thomas, thậm chí họ còn gọi ông là “công dân gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật”.
Suốt thời gian này, FBI vẫn không ngừng tìm kiếm Conrad. Các đặc vụ đã đến 27 bang mỗi khi nhận được những thông tin có liên quan đến ông ta. Tại bang Oregon, có lần FBI tưởng như đã bắt được Conrad khi một cư dân ở đây gửi thư tố cáo kèm theo hình ảnh nhưng khi đến nơi, qua xác minh mới biết là nhầm người. Đặc vụ Williams Elliott nói: “Chúng tôi còn gửi yêu cầu cho Interpol Pháp vì một nhân viên của Ngân hàng xã hội quốc gia sau khi nghỉ hưu rồi trong một chuyến du lịch đến Paris, nói rằng đã gặp Conrad tại một nhà hàng ở đại lộ Champ Elysee. Tuy nhiên hai tháng sau, Interpol Pháp trả lời là không tìm thấy”.
Đầu năm 2021, Thomas khi ấy đã nghỉ hưu và được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Asley, con gái ông kể lại: “Ngay khi nhận được kết quả sinh thiết, bố tôi vẫn rất thản nhiên. Thậm chí ông còn nói đùa rằng “đến bây giờ Chúa mới gọi bố về là quá trễ”.
Tối 20/1/2023, khi Asley đang xem tivi trong phòng khách thì nghe tiếng Thomas gọi. Cô kể: “Bố tôi bảo tôi ngồi xuống cạnh giường. Ông nói “54 năm nay, có một chuyện mà bố vẫn giấu con. Bây giờ có lẽ là lúc nên nói ra sự thật”.
Vẫn theo Asley, sự thật mà bố cô nói chính là vụ lấy trộm 215.000 USD ở Ngân hàng xã hội quốc gia và việc kể lại để ông có thể ra đi trong thanh thản. Bên cạnh đó, Asley cũng biết tên thật của bố cô là John Conrad, còn cái tên Thomas Randele chỉ nhằm che giấu nhân thân. Asley nói: “Tôi hỏi bố tôi có cần cho cảnh sát biết không và có nên trả lại tiền hay không thì bố tôi lắc đầu: “Thôi con ạ. Những gì thuộc về quá khứ thì nên để cho nó ngủ yên. 54 năm đã trôi qua, người ta chắc đã quên bố rồi”.
Cũng tối hôm ấy, Asley vào mạng Internet để kiểm chứng những gì bố cô nói. Sau khi gõ cụm từ John Conrad thì chưa đầy 3 giây, trang Google cho ra hơn 200.000 kết quả về vụ trộm tiền ở Ngân hàng xã hội quốc gia. Cô nói: “Mặc dù đã 54 năm, tôi vẫn nhận ra bố tôi qua tấm ảnh đăng trên lệnh truy nã. Trong lòng tôi xuất hiện hai luồng cảm xúc trái ngược. Một là bố tôi là kẻ tội phạm và hai là người bố hết lòng vì gia đình. Tôi không biết phải xử sự thế nào. Im lặng hay nói ra sự thật?”.
Căn nhà trả góp của vợ chồng Conrad.
John Conrad mất 2 ngày sau đó ở tuổi 74. Trong cáo phó, Asley và mẹ cô quyết định ghi tên thật của ông vì họ nghĩ rằng sự việc xảy ra đã quá lâu, chắc cũng chẳng ai còn nhớ. Hơn nữa, mẹ con Asley cũng muốn Conrad ra đi không phải dưới cái tên của một người khác, mà là tên của chính ông. Tuy nhiên điều khiến bà Kathy thắc mắc là kể từ khi lấy nhau rồi Asley ra đời, lớn lên và trưởng thành, bà biết Conrad chẳng phải là người giàu có, chỉ vừa đủ sống. Vậy 215.000 USD lấy trộm ông đã dùng vào việc gì?
Sáng 24/2/2023, Pete Elliott, đặc vụ FBI, con của đặc vụ Williams Elliott, là người trước đây trực tiếp thụ lý vụ trộm ở Ngân hàng xã hội quốc gia nhận được cuộc điện thoại. Người gọi cho biết “vừa có một đám tang ở thành phố Boston, bang Massachusetts, tên người chết là John Conrad, ngày tháng năm sinh, sinh quán trùng hợp với tên của kẻ trong lệnh truy nã vụ trộm Ngân hàng xã quốc gia…”. Đặc vụ Pete nói: “Tôi mở lại hồ sơ để tìm hiểu đồng thời liên lạc với cảnh sát Boston. Hơn 2 tuần sau, họ trả lời cho tôi rằng trong hồ sơ tàng thư không ai tên là John Conrad, sinh ngày 10/7/1949 ở thành phố Denver, bang Colorado nhưng có 1 người là Thomas Randele, nhân dạng khá giống với người trong lệnh truy nã, chuyển đến Boston từ bang California năm 1970”.
Tuy nhiên phải mất thêm 1 tháng nữa, đặc vụ Pete mới nhận được bản sao dấu vân tay của Conrad, gửi từ Sở Cảnh sát thành phố Cleveland, bang Ohio và bản sao dấu vân tay của Thomas Randele do Sở Cảnh sát Boston cung cấp. Kết quả đối chiếu cho thấy dấu vân tay của cả hai chỉ là 1 người. Đặc vụ Pete nói: “Sau hơn 4 tháng lần ngược thời gian, chúng tôi dựng lại cuộc đào tẩu của Conrad kể từ khi lấy trộm 215.000 USD. Ở những nơi Conrad từng ẩn náu, ông ta không gây ra bất kỳ một vụ phạm pháp hình sự nào, dù là nhỏ nhặt”.
6 tháng sau ngày Conrad mất, đặc vụ Pete cùng các cộng sự gõ cửa nhà Asley. Chẳng khó khăn gì trong việc đề nghị Asley kể lại những gì cô biết về người cha của cô. Theo đặc vụ Pete, lệnh khởi tố và truy nã Conrad được khép lại với 2 chữ ngắn ngủi: “Đã chết”. Ông nói: “Về nguyên tắc, chúng tôi vẫn tổ chức họp báo để thông tin kết quả vụ án. Khi được các phóng viên hỏi rằng số tiền bị mất sẽ thu hồi như thế nào? Tôi trả lời: “Không có khả năng lấy lại được…”.
Vẫn theo Pete, kết quả xác minh cho thấy căn nhà mà Conrad đã mua là nhà trả góp thời hạn 10 năm. Hợp đồng ký vào thời điểm 1 năm sau khi kết hôn với bà Kathy và họ đã thanh toán đủ 52.000 USD, có chứng từ cụ thể. Tài sản của Conrad ngoài số tiền tiết kiệm từ lương hưu trong tài khoản ngân hàng là hơn 20.000 USD, ông ta chỉ có 1 chiếc xe hiệu Chevrolet đã cũ. Đặc vụ Pete nói: “Như vậy, 215.000 USD Conrad đã dùng vào việc gì và thật là ông ta lấy trộm nó không?”.
Trong vài buổi họp, một giả thuyết được nêu ra là sau khi ký nhận tiền, Conrad mang nó xuống hầm đỗ xe rồi bỏ vào cốp vì để đựng 215.000, phải cần đến cái túi khá lớn, nếu để ở ghế trước hoặc ghế sau thì ai đi qua cũng có thể thấy, dễ nảy lòng tham. Tiếp theo, có lẽ quên cái gì đó nên ông ta quay lên, vào phòng làm việc và điều này đã được một số người trong ngân hàng xác nhận. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, một kẻ nào đó đã thấy ông ta cất túi tiền nên tìm cách mở cốp xe và đã lấy được. Khi kiểm tra lại, Conrad mới biết tiền đã mất. Do sợ bị bắt, bị tù, ông ta trốn.
Tuy nhiên vẫn có một chi tiết mà chẳng ai lý giải được. Đó là tại sao trước khi nhận 215.000 USD, Conrad không làm lệnh điều xe, không báo cho lái xe và 2 nhân viên bảo vệ đi theo hộ tống như quy định bắt buộc nhưng câu trả lời đã theo Conrad xuống mồ. Đặc vụ Pete nói: “Tôi hy vọng cha tôi có thể hài lòng yên nghỉ khi biết rằng cuộc điều tra của ông và của FBI đã khép lại bí ẩn kéo dài hơn 5 thập kỷ dù chưa trọn vẹn. Mọi thứ trong cuộc sống thật ra không phải lúc nào cũng kết thúc như phim…”.
Xem tiếp...
Sinh ngày 10/7/1949 ở thành phố Denver, bang Colorado, năm 10 tuổi và khi đang học tiểu học thì cha mẹ John Conrad ly dị nên ông và người chị theo mẹ về sống ở thành phố Lakewood, bang Ohio. Tại đây, Conrad tốt nghiệp trường Cao đẳng cộng đồng Cuyahoga, ngành tài chính kế toán với hạng xuất sắc.
Đầu năm 1969, Conrad được nhận vào làm giao dịch viên tại Ngân hàng xã hội quốc gia, trụ sở đặt tại thành phố Cleveland, bang Ohio. Hàng tuần, nhiệm vụ của Conrard là đóng gói tiền rồi chuyển đến các chi nhánh thuộc ngân hàng này trong bang Ohio. Ông Arthur, giám đốc ngân hàng cho biết dù mới vào làm nhưng Conrad đã thể hiện đức tính cần mẫn, trung thực. Ông nói: “Tôi tin rằng anh chàng này sẽ còn tiến xa hơn”.
Conrad và con gái 6 năm trước khi ông chết. (ảnh nhỏ: Conrad trong lệnh truy nã).
Thế nhưng mấy ai học được chữ ngờ. Chiều thứ Sáu, 11/7/1969, sau khi xếp 215.000 USD tiền mặt gồm 1.500 tờ 100 USD, 1.200 tờ 50 USD và 250 tờ 20 USD vào túi nhưng thay vì đem giao cho Công ty vận chuyển East Fargo ở cách đó 24km, Conrad lặng lẽ bỏ tiền vào chiếc xe hơi của mình rồi biến mất. Dale, tài xế cùng 2 nhân viên bảo vệ xe chở tiền là Holmes, Stimwell khai với các đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI): “Chúng tôi hoàn toàn không biết gì bởi lẽ để tránh rò rỉ thông tin dẫn đến bị cướp, Chúng tôi chỉ được thông báo về việc hộ tống Conrad 10 phút trước khi xe khởi hành”.
Đầu giờ trưa thứ Hai ngày 14/7, vụ mất 215.000 USD mới bị phát hiện khi chi nhánh Ngân hàng xã hội quốc gia ở thành phố Cincinnati gửi điện văn về hội sở chính nói rằng họ vẫn chưa nhận được 215.000 USD. Tiến hành kiểm tra, bộ phận an ninh ngân hàng cho biết việc giao nhận tiền đã được thực hiện giữa thủ quỹ và Conrad nhưng Conrad không làm lệnh điều xe. Điện thoại đến nhà anh ta thì không ai nghe máy. Tiến hành xác minh, người chủ căn nhà cho Conrad thuê mướn trả lời rằng Conrad đã thanh toán tiền thuê vào sáng thứ Sáu rồi chấm dứt hợp đồng.
Ông Williams Elliott, đặc vụ FBI, người trực tiếp thụ lý hồ sơ Conrad nói: “Xuyên suốt vụ việc, có thể thấy anh ta đã lập kế hoạch rất chu đáo cho việc trộm cắp. Từ việc thanh toán tiền thuê nhà vào sáng thứ Sáu đến việc nhận 215.000 USD vào chiều thứ Sáu, anh ta sẽ có 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật để cao chạy xa bay…”.
Sáng thứ Sáu, 18/7, nghĩa là 1 tuần sau khi mất trộm 215.000 USD, lệnh truy nã Conrad được FBI ban hành trên toàn nước Mỹ với các tội danh trộm cắp tài sản quốc gia, cố ý làm sai nguyên tắc, vận chuyển tiền tệ ngân hàng trái phép. Hình ảnh Conrad xuất hiện ở trang nhất của hầu hết các tờ báo Mỹ còn trên radio và truyền hình, các bản tin về Conrad được lập đi lặp lại nhiều ngày, kêu gọi “người dân Mỹ báo cho cảnh sát nếu phát hiện hắn ta”.
Trụ sở Ngân hàng Xã hội quốc gia, nơi 215.000 USD biến mất.
54 năm lẩn trốn
Lấy được 215.000 USD, suốt đêm thứ Sáu, Conrard lái xe đến Washington DC. Tại đây, ông ta bỏ xe trong một bãi xe hơi phế liệu sau khi đã tháo bảng số rồi dưới cái tên giả là McGarven, ông ta mua một chiếc xe cũ hiệu Nissan với giá 1.200 USD. Tiếp theo, Conrad đến thành phố Los Angeles, bang California. Suốt 1 năm rưỡi, ông ta đã 2 lần đổi xe vẫn dưới hình thức bỏ xe cũ vào bãi phế liệu, mua xe khác và cũng là xe cũ. Ông Williams Elliott, đặc vụ FBI cho biết khi Conrad đã chết, lời khai của con gái ông ta là Asley cho thấy khi mua chiếc Ford Pinto, Conrad phát hiện một bằng lái xe mang tên Thomas Randele bỏ trong hộc chứa đồ nên từ đó, Conrad biến thành Thomas Randele.
Cuối năm 1970, Conrard đến thành phố Boston, bang Massachusetts. Tại đây, ông ta xin đổi lại bằng lái xe với cái tên Thomas Randele. Đặc vụ FBI Williams Elliott nói: “Xác minh tại Cục Quản lý phương tiện cơ giới (DMV) bang Massachusetts, là nơi đã đổi bằng lái xe cho Conrad, chúng tôi được nhân viên phụ trách hồ sơ trả lời rằng qua kiểm tra tàng thư lưu trữ, họ xác nhận Thomas Randele đã từng được cấp bằng lái xe và không có vi phạm nào đến mức phải thu hồi nên họ đổi”.
Từ đó, Thomas (tức Conrad) sống ở Boston rồi xin được việc làm tại một đại lý xe hơi hạng sang với cương vị giao dịch viên. Năm 1982, Thomas kết hôn với bà Kathy và có một con gái, đặt tên là Asley Randele. Qua thời gian, do năng nổ, thu hút nhiều khách hàng, Thomas được đưa lên vị trí quản lý và đã giữ cương vị này suốt 40 năm. Nhận xét về Thomas, hàng xóm của ông và nhiều người trong cửa hàng đại lý xe hơi đều cùng chung ý kiến: Hiền lành, vui vẻ, nhiệt tình, không bao giờ làm mất lòng ai. Ngay cả cảnh sát địa phương cũng quý mến Thomas, thậm chí họ còn gọi ông là “công dân gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật”.
Suốt thời gian này, FBI vẫn không ngừng tìm kiếm Conrad. Các đặc vụ đã đến 27 bang mỗi khi nhận được những thông tin có liên quan đến ông ta. Tại bang Oregon, có lần FBI tưởng như đã bắt được Conrad khi một cư dân ở đây gửi thư tố cáo kèm theo hình ảnh nhưng khi đến nơi, qua xác minh mới biết là nhầm người. Đặc vụ Williams Elliott nói: “Chúng tôi còn gửi yêu cầu cho Interpol Pháp vì một nhân viên của Ngân hàng xã hội quốc gia sau khi nghỉ hưu rồi trong một chuyến du lịch đến Paris, nói rằng đã gặp Conrad tại một nhà hàng ở đại lộ Champ Elysee. Tuy nhiên hai tháng sau, Interpol Pháp trả lời là không tìm thấy”.
Đầu năm 2021, Thomas khi ấy đã nghỉ hưu và được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Asley, con gái ông kể lại: “Ngay khi nhận được kết quả sinh thiết, bố tôi vẫn rất thản nhiên. Thậm chí ông còn nói đùa rằng “đến bây giờ Chúa mới gọi bố về là quá trễ”.
Tối 20/1/2023, khi Asley đang xem tivi trong phòng khách thì nghe tiếng Thomas gọi. Cô kể: “Bố tôi bảo tôi ngồi xuống cạnh giường. Ông nói “54 năm nay, có một chuyện mà bố vẫn giấu con. Bây giờ có lẽ là lúc nên nói ra sự thật”.
Vẫn theo Asley, sự thật mà bố cô nói chính là vụ lấy trộm 215.000 USD ở Ngân hàng xã hội quốc gia và việc kể lại để ông có thể ra đi trong thanh thản. Bên cạnh đó, Asley cũng biết tên thật của bố cô là John Conrad, còn cái tên Thomas Randele chỉ nhằm che giấu nhân thân. Asley nói: “Tôi hỏi bố tôi có cần cho cảnh sát biết không và có nên trả lại tiền hay không thì bố tôi lắc đầu: “Thôi con ạ. Những gì thuộc về quá khứ thì nên để cho nó ngủ yên. 54 năm đã trôi qua, người ta chắc đã quên bố rồi”.
Cũng tối hôm ấy, Asley vào mạng Internet để kiểm chứng những gì bố cô nói. Sau khi gõ cụm từ John Conrad thì chưa đầy 3 giây, trang Google cho ra hơn 200.000 kết quả về vụ trộm tiền ở Ngân hàng xã hội quốc gia. Cô nói: “Mặc dù đã 54 năm, tôi vẫn nhận ra bố tôi qua tấm ảnh đăng trên lệnh truy nã. Trong lòng tôi xuất hiện hai luồng cảm xúc trái ngược. Một là bố tôi là kẻ tội phạm và hai là người bố hết lòng vì gia đình. Tôi không biết phải xử sự thế nào. Im lặng hay nói ra sự thật?”.
Căn nhà trả góp của vợ chồng Conrad.
John Conrad mất 2 ngày sau đó ở tuổi 74. Trong cáo phó, Asley và mẹ cô quyết định ghi tên thật của ông vì họ nghĩ rằng sự việc xảy ra đã quá lâu, chắc cũng chẳng ai còn nhớ. Hơn nữa, mẹ con Asley cũng muốn Conrad ra đi không phải dưới cái tên của một người khác, mà là tên của chính ông. Tuy nhiên điều khiến bà Kathy thắc mắc là kể từ khi lấy nhau rồi Asley ra đời, lớn lên và trưởng thành, bà biết Conrad chẳng phải là người giàu có, chỉ vừa đủ sống. Vậy 215.000 USD lấy trộm ông đã dùng vào việc gì?
Sáng 24/2/2023, Pete Elliott, đặc vụ FBI, con của đặc vụ Williams Elliott, là người trước đây trực tiếp thụ lý vụ trộm ở Ngân hàng xã hội quốc gia nhận được cuộc điện thoại. Người gọi cho biết “vừa có một đám tang ở thành phố Boston, bang Massachusetts, tên người chết là John Conrad, ngày tháng năm sinh, sinh quán trùng hợp với tên của kẻ trong lệnh truy nã vụ trộm Ngân hàng xã quốc gia…”. Đặc vụ Pete nói: “Tôi mở lại hồ sơ để tìm hiểu đồng thời liên lạc với cảnh sát Boston. Hơn 2 tuần sau, họ trả lời cho tôi rằng trong hồ sơ tàng thư không ai tên là John Conrad, sinh ngày 10/7/1949 ở thành phố Denver, bang Colorado nhưng có 1 người là Thomas Randele, nhân dạng khá giống với người trong lệnh truy nã, chuyển đến Boston từ bang California năm 1970”.
Tuy nhiên phải mất thêm 1 tháng nữa, đặc vụ Pete mới nhận được bản sao dấu vân tay của Conrad, gửi từ Sở Cảnh sát thành phố Cleveland, bang Ohio và bản sao dấu vân tay của Thomas Randele do Sở Cảnh sát Boston cung cấp. Kết quả đối chiếu cho thấy dấu vân tay của cả hai chỉ là 1 người. Đặc vụ Pete nói: “Sau hơn 4 tháng lần ngược thời gian, chúng tôi dựng lại cuộc đào tẩu của Conrad kể từ khi lấy trộm 215.000 USD. Ở những nơi Conrad từng ẩn náu, ông ta không gây ra bất kỳ một vụ phạm pháp hình sự nào, dù là nhỏ nhặt”.
6 tháng sau ngày Conrad mất, đặc vụ Pete cùng các cộng sự gõ cửa nhà Asley. Chẳng khó khăn gì trong việc đề nghị Asley kể lại những gì cô biết về người cha của cô. Theo đặc vụ Pete, lệnh khởi tố và truy nã Conrad được khép lại với 2 chữ ngắn ngủi: “Đã chết”. Ông nói: “Về nguyên tắc, chúng tôi vẫn tổ chức họp báo để thông tin kết quả vụ án. Khi được các phóng viên hỏi rằng số tiền bị mất sẽ thu hồi như thế nào? Tôi trả lời: “Không có khả năng lấy lại được…”.
Vẫn theo Pete, kết quả xác minh cho thấy căn nhà mà Conrad đã mua là nhà trả góp thời hạn 10 năm. Hợp đồng ký vào thời điểm 1 năm sau khi kết hôn với bà Kathy và họ đã thanh toán đủ 52.000 USD, có chứng từ cụ thể. Tài sản của Conrad ngoài số tiền tiết kiệm từ lương hưu trong tài khoản ngân hàng là hơn 20.000 USD, ông ta chỉ có 1 chiếc xe hiệu Chevrolet đã cũ. Đặc vụ Pete nói: “Như vậy, 215.000 USD Conrad đã dùng vào việc gì và thật là ông ta lấy trộm nó không?”.
Trong vài buổi họp, một giả thuyết được nêu ra là sau khi ký nhận tiền, Conrad mang nó xuống hầm đỗ xe rồi bỏ vào cốp vì để đựng 215.000, phải cần đến cái túi khá lớn, nếu để ở ghế trước hoặc ghế sau thì ai đi qua cũng có thể thấy, dễ nảy lòng tham. Tiếp theo, có lẽ quên cái gì đó nên ông ta quay lên, vào phòng làm việc và điều này đã được một số người trong ngân hàng xác nhận. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, một kẻ nào đó đã thấy ông ta cất túi tiền nên tìm cách mở cốp xe và đã lấy được. Khi kiểm tra lại, Conrad mới biết tiền đã mất. Do sợ bị bắt, bị tù, ông ta trốn.
Tuy nhiên vẫn có một chi tiết mà chẳng ai lý giải được. Đó là tại sao trước khi nhận 215.000 USD, Conrad không làm lệnh điều xe, không báo cho lái xe và 2 nhân viên bảo vệ đi theo hộ tống như quy định bắt buộc nhưng câu trả lời đã theo Conrad xuống mồ. Đặc vụ Pete nói: “Tôi hy vọng cha tôi có thể hài lòng yên nghỉ khi biết rằng cuộc điều tra của ông và của FBI đã khép lại bí ẩn kéo dài hơn 5 thập kỷ dù chưa trọn vẹn. Mọi thứ trong cuộc sống thật ra không phải lúc nào cũng kết thúc như phim…”.
Xem tiếp...