Hướng tới phát triển hệ sinh thái văn hóa bao trùm và bền vững

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tuy nhiên, để có một hệ sinh thái văn hóa bao trùm và bền vững, Việt Nam vẫn cần tiếp tục thay đổi và hoàn thiện.

Đó là những nội dung được đưa ra bàn luận trong Hội thảo tham vấn các bên liên quan về Báo cáo quốc gia Việt Nam thực hiện công ước này. Hội thảo vừa được Cục Hợp tác quốc tế, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức.


Phong phú các hoạt động văn hóa, sáng tạo


“Phải lập nhóm để đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nhé”, “Bạn đã vào xem tháp nước Hàng Đậu chưa”... là những lời nhắn nhủ trong nhóm bạn của anh Lê Đức Minh (số 4 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nhân dịp Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội diễn ra cuối năm 2023. Sinh sống từ bé trên con phố cách bốt nước Hàng Đậu vài trăm mét nhưng kiến trúc nhà tròn cổ kính vẫn luôn khơi gợi sự tò mò với anh Minh và bạn bè. Dịp lễ hội, họ đã không bỏ lỡ cơ hội được khám phá, tìm hiểu địa điểm quen thuộc này.


Phải nói rằng, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã thành công ngoài mong đợi. Nhiều sự kiện của lễ hội diễn ra ở xa trung tâm nội đô nhưng vẫn thu hút đông đảo người dân và du khách nhờ tính độc đáo, mới lạ. Hơn 230.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm; hơn 4 triệu thảo luận trên mạng xã hội; 26.000 vé tàu bán ra cho khách trải nghiệm tuyến tàu di sản nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng... là minh chứng cho tính lan tỏa của những sáng tạo văn hóa.


 
Thực tế hàng loạt sự kiện văn hóa, sáng tạo ở tất cả lĩnh vực, các cấp cho thấy một đời sống văn hóa, nghệ thuật sôi động đang hiện hữu tại Việt Nam. Có thể kể đến như Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng, Ngày hội Game Việt Nam, Tuần lễ Thiết kế Việt Nam, Tuần lễ Âm nhạc Việt Nam...


Cùng với đó là các hoạt động hợp tác quốc tế với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Pháp, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... và nhiều diễn đàn mở nhằm đối thoại, tăng cường hiểu biết, gỡ rối trong quá trình triển khai thực tế giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, đơn vị ngoài công lập. Việt Nam cũng đã có thêm hai thành phố sáng tạo là Đà Lạt (Lâm Đồng) và Hội An (Quảng Nam).


Đây là những minh chứng cho thấy, giai đoạn 2020-2023, Việt Nam có những thay đổi đáng kể trong tư duy, chính sách và thực tiễn làm văn hóa sáng tạo so với trước, khẳng định vị thế quan trọng của văn hóa góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước theo hướng bền vững.


Theo bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế: “Đại dịch Covid-19 khiến lĩnh vực văn hóa bị ảnh hưởng nặng nề do các hoạt động đòi hỏi tập trung đông người bị hạn chế. Nhưng chính trong bối cảnh ấy, lĩnh vực văn hóa được Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Đáng chú ý nhất phải kể đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11-2021 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Tiếp theo là các hội thảo, hội nghị do Quốc hội, Chính phủ thực hiện; hàng loạt văn bản, nghị quyết từ Trung ương tới địa phương được ban hành. Việt Nam đã có nhận thức về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa khá toàn diện và cập nhật, được định vị gắn với phát triển bền vững, bao trùm, hướng đến lấy con người là trung tâm của sự phát triển".


Giải quyết vướng mắc thúc đẩy sáng tạo


Dù vậy, văn hóa và công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn chưa được như kỳ vọng, còn những vướng mắc phải giải quyết để cả bộ máy hoạt động trơn tru, tạo xung lực cho các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo Việt Nam phát triển với các thương hiệu quốc gia, tiếp cận được thị trường quốc tế.


Dưới góc nhìn cụ thể, bà Trương Uyên Ly, Giám đốc Hanoi Grapevine nêu thực tiễn: “Khi làm việc với các nghệ sĩ, chúng tôi nhận ra họ gặp nhiều khó khăn về di chuyển khi tham dự các sự kiện, chương trình giới thiệu, quảng bá, xúc tiến văn hóa ở nước ngoài. Lý do vì nghệ sĩ thường là những lao động tự do nên rất khó để chứng minh thư mời, thu nhập... Nghệ sĩ nước ngoài muốn vào Việt Nam biểu diễn cũng rất hoang mang bởi nhiều thủ tục phải thực hiện”. Lực lượng nghệ sĩ rất đông, vì vậy, bà Trương Uyên Ly kỳ vọng có những hỗ trợ cụ thể để việc thực thi Công ước UNESCO 2005 hiệu quả hơn.


Về mặt tổng thể, PGS, TS Đỗ Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Nghiên cứu văn hóa (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam), nhận định: “Việt Nam còn thiếu cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Ngoài ra, nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, trong khi chính sách đãi ngộ chưa thực sự khuyến khích và thu hút”.


Cho rằng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa cũng là sản phẩm đầu ra của các ngành công nghiệp văn hóa, vì thế, để tạo cơ hội kết nối, cơ hội biểu đạt và thể hiện cho các cá nhân, các tài năng sáng tạo, PGS, TS Đỗ Thị Thanh Thủy đề xuất: “Việt Nam cần nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khơi thông nguồn lực thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế như: Chính sách ưu đãi về vốn, khuyến khích sáng tạo; cải thiện các đòn bẩy về thuế, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nội địa và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng phù hợp, chuyên nghiệp, bài bản...”.


Ông Bùi Nguyên Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam bày tỏ mong muốn, các cơ quan liên quan tới công nghiệp sáng tạo, các cá nhân cùng phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau phát triển, kết nối tạo thành một môi trường thuận lợi, một hệ sinh thái văn hóa bao trùm và bền vững để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.



Trong tháng 6-2024, thực hiện vai trò của một thành viên tích cực, Việt Nam phải gửi Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2020-2023 cho UNESCO để chia sẻ thông tin nhằm bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong lãnh thổ của mình và ở cấp quốc tế.












THÀNH PHƯƠNG


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom