Hơn 200 ứng viên nghị sĩ từ đảng của Tổng thống Macron và liên minh cánh tả đã rút lui để ngăn phe cực hữu thắng bầu cử quốc hội.
Pháp ngày 7/7 sẽ tổ chức cuộc bầu cử quốc hội vòng hai, định đoạt đảng nào giành đa số tuyệt đối trong quốc hội và thành lập chính phủ, bầu ra tân thủ tướng.
Hơn 200 ứng cử viên nghị sĩ từ phe trung dung cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron và liên minh cánh tả ngày 2/7 rút lui trước thềm bầu cử. Họ làm vậy khi thấy cơ hội chiến thắng của mình ở khu vực bầu cử không cao, nên muốn ứng viên khác thu hút được nhiều cử tri hơn thay vì phân tán phiếu bầu, với hy vọng người đó đánh bại được ứng viên của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN).
Các ứng viên nghị sĩ này muốn ngăn đảng RN do bà Marine Le Pen lãnh đạo giành 289 ghế cần thiết để chiếm đa số tuyệt đối trong quốc hội. Trong cuộc bầu cử vòng một, RN đã giành chiến thắng, xếp thứ hai và ba lần lượt là phe cánh tả và phe trung dung của ông Macron.
Sau cuộc bầu cử vòng một, chỉ 76 nghị sĩ, hầu hết thuộc phe cực hữu và cánh tả, được bầu thẳng. 501 ghế còn lại trong quốc hội sẽ được định đoạt trong cuộc bỏ phiếu vòng hai. RN được dự đoán sẽ khó giành được thế đa số tuyệt đối trong quốc hội, ngay cả trước khi hơn 200 ứng viên nghị sĩ tuyên bố rút lui.
Cử tri đi bỏ phiếu ở Valence, Pháp, ngày 30/6. Ảnh: AFP
Lãnh đạo RN Le Pen đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu giúp đảng của bà giành đa số tuyệt đối trong quốc hội. Nếu kịch bản này xảy ra, RN sẽ thành lập chính phủ và đưa ông Jordan Bardella, 28 tuổi, trở thành thủ tướng.
Nếu RN giành thế áp đảo tại quốc hội, Tổng thống Macron sẽ buộc phải điều hành đất nước với Bardella, chính trị gia thiên về chủ nghĩa dân tộc, hoài nghi Liên minh châu Âu (EU) và có lập trường chống nhập cư. Ông Bardella đã tuyên bố sẽ phản đối việc triển khai binh sĩ và chuyển tên lửa tầm xa tới Ukraine nếu được bầu làm thủ tướng. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì lập trường hỗ trợ Ukraine các trang thiết bị quốc phòng, đạn dược, hoạt động hậu cần để nước này tự vệ và giữ phòng tuyến.
Ông Macron vẫn giữ quyền quyết định chính sách đối ngoại và quốc phòng nếu RN giành chiến thắng, nhưng sẽ không còn có thể định đoạt các quyết sách kinh tế, xã hội trong nước. Ông cũng gần như không thể làm gì để ngăn quốc hội do RN kiểm soát thông qua các đạo luật theo chương trình nghị sự của họ.
Ngọc Ánh (Theo DW/CNN/AFP)
Xem tiếp...
Pháp ngày 7/7 sẽ tổ chức cuộc bầu cử quốc hội vòng hai, định đoạt đảng nào giành đa số tuyệt đối trong quốc hội và thành lập chính phủ, bầu ra tân thủ tướng.
Hơn 200 ứng cử viên nghị sĩ từ phe trung dung cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron và liên minh cánh tả ngày 2/7 rút lui trước thềm bầu cử. Họ làm vậy khi thấy cơ hội chiến thắng của mình ở khu vực bầu cử không cao, nên muốn ứng viên khác thu hút được nhiều cử tri hơn thay vì phân tán phiếu bầu, với hy vọng người đó đánh bại được ứng viên của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (RN).
Các ứng viên nghị sĩ này muốn ngăn đảng RN do bà Marine Le Pen lãnh đạo giành 289 ghế cần thiết để chiếm đa số tuyệt đối trong quốc hội. Trong cuộc bầu cử vòng một, RN đã giành chiến thắng, xếp thứ hai và ba lần lượt là phe cánh tả và phe trung dung của ông Macron.
Sau cuộc bầu cử vòng một, chỉ 76 nghị sĩ, hầu hết thuộc phe cực hữu và cánh tả, được bầu thẳng. 501 ghế còn lại trong quốc hội sẽ được định đoạt trong cuộc bỏ phiếu vòng hai. RN được dự đoán sẽ khó giành được thế đa số tuyệt đối trong quốc hội, ngay cả trước khi hơn 200 ứng viên nghị sĩ tuyên bố rút lui.
Cử tri đi bỏ phiếu ở Valence, Pháp, ngày 30/6. Ảnh: AFP
Lãnh đạo RN Le Pen đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu giúp đảng của bà giành đa số tuyệt đối trong quốc hội. Nếu kịch bản này xảy ra, RN sẽ thành lập chính phủ và đưa ông Jordan Bardella, 28 tuổi, trở thành thủ tướng.
Nếu RN giành thế áp đảo tại quốc hội, Tổng thống Macron sẽ buộc phải điều hành đất nước với Bardella, chính trị gia thiên về chủ nghĩa dân tộc, hoài nghi Liên minh châu Âu (EU) và có lập trường chống nhập cư. Ông Bardella đã tuyên bố sẽ phản đối việc triển khai binh sĩ và chuyển tên lửa tầm xa tới Ukraine nếu được bầu làm thủ tướng. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì lập trường hỗ trợ Ukraine các trang thiết bị quốc phòng, đạn dược, hoạt động hậu cần để nước này tự vệ và giữ phòng tuyến.
Ông Macron vẫn giữ quyền quyết định chính sách đối ngoại và quốc phòng nếu RN giành chiến thắng, nhưng sẽ không còn có thể định đoạt các quyết sách kinh tế, xã hội trong nước. Ông cũng gần như không thể làm gì để ngăn quốc hội do RN kiểm soát thông qua các đạo luật theo chương trình nghị sự của họ.
Ngọc Ánh (Theo DW/CNN/AFP)
Xem tiếp...