Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam: Làm thế nào để phát triển nguồn tạng hiến?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chia sẻ tại hội thảo, các đại biểu đều nhấn mạnh đến công tác truyền thông, tư vấn, vận động hiến tặng mô, tạng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, giúp người dân có cách hiểu đúng đắn về nghĩa cử cao đẹp của việc hiến tặng mô, tạng. Truyền thông là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp người dân, cộng đồng nhận được thông tin, có kiến thức về ý nghĩa của việc hiến tặng mô, tạng giúp mang lại những cuộc sống mới cho những bệnh nhân đang chờ tạng ghép.

Tại hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng việc ghép tạng cứu sống người bệnh không chỉ cần sự phát triển của nền y tế mà điều quan trọng là sự chung tay của cả cộng đồng để tăng nguồn tạng hiến. Chia sẻ tại hội thảo của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam chia sẻ, một người chết não hiến tặng mô tạng có thể cứu sống cho hàng chục người bệnh khác.


Thời gian qua, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động phong trào hiến mô, tạng thì số lượng người đăng ký hiến mô tạng trên cả nước đã tăng lên rất nhiều. “Điều đó là tín hiệu mừng cho phong trào hiến mô tạng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế nhiều người dù khi còn sống họ đã đăng ký hiến mô tạng nhưng khi qua đời, người thân không đồng ý, các y bác sĩ cũng không thể lấy tạng hiến”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.


 
Nói về vấn đề này, PGS,TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia chia sẻ, theo quy định hiện nay khi lấy tạng của người hiến tạng cần có sự đồng ý của gia đình. “Gia đình là tất cả các thành viên có quan hệ với người hiến, chỉ cần một người không đồng ý, phản đối sẽ không thực hiện được. Trung tâm đã từng gặp không ít trường hợp dù cha mẹ người hiến mô, tạng đã đồng ý hiến tạng, thế nhưng khi chuẩn bị thực hiện, một người trong họ hàng không đồng ý cũng không thể lấy tạng hiến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nguồn tạng hiến từ người cho chết não tại Việt Nam còn hạn chế”, PGS,TS Đồng Văn Hệ cho hay.


Vì vậy, theo PGS,TS Đồng Văn Hệ để người đăng ký hiến mô, tạng được hiến tặng mô, tạng của mình sau khi chết, cần nâng cao được nhận thức của cộng đồng về hiến mô tạng. Khi mỗi người đều hiểu về nghĩa cử cao đẹp của việc hiến mô tạng, đem lại sự sống cho những người khác thì việc ngăn cản thực hiện mong muốn của người chết sẽ giảm đi.


Chia sẻ tại hội thảo, chị Nguyễn Trần Thùy Dương, thành viên Chi hội vận động hiến tặng mô tạng, bộ phận cơ thể người Việt Nam (Bệnh viện Mắt Hà Nội 2), cũng là mẹ của Hải An (bé gái 7 tuổi đã hiến giác mạc khi qua đời) cho rằng cần phải truyền thông hơn nữa việc hiến tặng mô tạng để cộng đồng hiểu hơn về nghĩa cử nhân văn này. “Giống như bản thân tôi, tôi đã nói cho con gái nghe những câu chuyện hiến tạng từ khi con còn nhỏ. Vì vậy, dù con mới 7 tuổi nhưng đã muốn hiến giác mạc của mình để giúp những người khác có được ánh sáng”, chị Dương nói.


Tin, ảnh: AN AN


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom