Hỏi-đáp pháp luật: Việc xét tuyển và bố trí việc làm đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp được quy định như thế nào?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 12, Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS). Cụ thể như sau:

1. Hằng năm, các cơ sở giáo dục gửi danh sách, bàn giao hồ sơ và bằng tốt nghiệp của người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp cho UBND cấp tỉnh.


2. UBND cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức và căn cứ vào hồ sơ người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển.


3. UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển và bố trí việc làm đối với người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hoặc gửi hồ sơ tới các đơn vị, tổ chức khác có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.


4. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.


* Bạn đọc Nguyễn Thu Hà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, để học sinh THPT là người DTTS được hưởng chính sách hỗ trợ cần đáp ứng những điều kiện nào?


Trả lời: Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ, để học sinh THPT là người DTTS được hưởng chính sách hỗ trợ cần đáp ứng những điều kiện sau:


a) Đang học tại trường THPT hoặc cấp THPT tại trường phổ thông có nhiều cấp học;


b) Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.


Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.


3. Đối với học sinh THPT là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định trên còn phải là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.


QĐND


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom