Hóc dị vật mũi họng - tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trẻ tò mò, thích khám phá, không phân biệt được nguy hiểm nên có thể vô tình nuốt hoặc nhét đồ chơi, thức ăn vào mũi họng dẫn đến hóc.


Ngày 21/6, ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng vào mùa hè trẻ bị hóc dị vật có xu hướng tăng. Riêng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM từ giữa tháng 5 đến nay ghi nhận gần 50 trẻ khám do dị vật mũi họng, tăng 30% so với tháng trước, trong đó 80% trẻ 1-3 tuổi.

Bác sĩ Nguyên lý giải trẻ nhỏ với bản tính tò mò, thích khám phá, chưa ý thức được nguy hiểm nên có thể nhét đồ vật vào mũi, họng. Nhiều trẻ chưa biết nói nên không giải thích được với người lớn triệu chứng gặp phải. Đến khi bé khóc do đau, khó thở, ho sặc sụa, đỏ mặt, phụ huynh mới phát hiện, đưa đi cấp cứu.

Như bé Đăng, 1 tuổi, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cấp cứu trong tình trạng khóc, ho sặc sụa, mặt đỏ, vã mồ hôi. Kết quả nội soi cho thấy dị vật ở hầu họng, vùng họng sung huyết. Bác sĩ Nguyên dùng dụng cụ chuyên dụng gắp ra một ngôi sao nhỏ bằng xốp màu vàng dài khoảng 2 cm.

May mắn phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi vừa phát hiện dị vật. Nếu để lâu, trẻ dễ bị bít tắc đường thở, nhiễm trùng, thủng loét các vị trí xung quanh dị vật. Nguy hiểm hơn, dị vật có thể đi từ hầu họng vào thanh quản, khí quản khiến trẻ khó thở, ảnh hưởng tính mạng.



Bác sĩ Nguyên tư vấn cho phụ huynh trẻ theo dõi, chăm sóc trẻ sau khi trẻ gắp dị vật. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Tương tự, bé Thái, 3 tuổi, đang ngồi chơi ở phòng khách đột nhiên khóc thét, chảy nước mũi, than đau mũi. Nghi ngờ con nhét đồ chơi vào mũi, gia đình đưa bé đến bệnh viện kiểm tra. ThS.BS.CKI Hồ Văn Hữu, , nội soi mũi quan sát thấy dị vật ở cửa mũi trái của bé. Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng gắp ra một mảnh xếp hình lego màu xanh. Mũi bé chảy ít máu do dị vật cọ vào niêm mạc mũi gây tổn thương, máu tự cầm sau đó.

Dấu hiệu dị vật ở mũi thường là trẻ quấy khóc nhiều vô cớ, có thể chỉ tay vào mũi hoặc than đau mũi. Dị vật kẹt lâu trong mũi thường dẫn đến chảy dịch mũi hôi một bên. Phụ huynh có thể trấn an trẻ, bịt một bên mũi không có dị vật và hướng dẫn trẻ xì mạnh bên có dị vật. Nếu không hiệu quả, nên đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ gắp dị vật, không nên cố lấy dị vật ra vì có thể làm dị vật đẩy sâu vào trong và tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Dị vật mũi ở trẻ em nên được lấy tại phòng khám để đảm bảo an toàn. Một số trường hợp như bé quấy khóc, không hợp tác, dị vật chui sâu bên trong, bác sĩ có thể gây mê để nội soi .

Bác sĩ Hữu khuyến cáo phụ huynh lưu ý đến trẻ, nhất là khi chơi đùa hoặc ăn uống, không cho tiếp xúc với các vật kích thước nhỏ như cúc áo, đồng xu, hạt giống, pin... Không để trẻ dưới ba tuổi tự chơi một mình. Không để trẻ vừa ăn vừa đùa giỡn, nhất là khi ăn trái cây dễ hóc như chôm chôm, nhãn. Cha mẹ giải thích cho trẻ hiểu, ý thức được nguy hiểm nếu nhét đồ vật vào tai, mũi, họng.

Uyên Trinh

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi bệnh tai mũi họng để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom