Học cách đáp ứng lành mạnh trước những cảm giác tổn thương và xúc phạm

Damlolol️️️️️️️️️️️

Rình Xem Chị Hàng Xóm
Bài viết
364
Xu
1,640

BƯỚC ĐẦU TIÊN trong việc học một cách đáp ứng lành mạnh trước những cảm giác tổn thương và xúc phạm là thừa nhận bạn đang cảm thấy tổn thương.

Ví dụ, khi bạn tức giận, bạn không thực sự cho phép bản thân cảm nhận sự tổn thương và tính dễ tổn thương bên trong lòng bạn. Tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến trong khoảnh khắc đó là khao khát trả thù của bạn, để bảo vệ lòng kiêu hãnh của bạn, để làm một việc gì đó - bất kỳ điều gì - để tạo ra cảm giác rằng bạn có sức mạnh và quan trọng. Về cơ bản, cơn thịnh nộ của bạn thật trớ trêu chỉ nhằm để che giấu những cảm giác dễ bị tổn thương trong lòng bạn, do đó bạn không bao giờ nhận ra nỗi tổn thương mà bạn cảm nhận đã kích hoạt phản ứng thù địch của bạn. Tất cả nỗi cay đắng và thù địch là một làn khói lớn, một sự lừa gạt cảm xúc. Nó làm bạn trở nên nhẫn tâm với người khác để bạn có thể cô lập nỗi đau cảm xúc của mình.
Cách đây nhiều năm, tôi trở thành một tay bắn súng giỏi với một khẩu súng ngắn. Khi tôi còn học bắn súng, tôi được dạy rằng "Anh đang chùn cổ tay trước khi bóp cò súng.” Nhưng liệu điều này có ngăn tôi không chùn cổ tay của mình không? Không, tất nhiên không, vì từ lúc bắt đầu tôi chưa có trải nghiệm về việc phân biệt những động tác cơ tinh tế ở cổ tay tôi. Làm sao tôi có thể học cách không làm điều gì đó trừ khi tôi đã học được cảm giác khi làm điều đó là như thế nào? Để bắn tốt, tôi phải tập cho bản thân cảm nhận nhiều cơ nhỏ khác nhau của bàn tay và cánh tay tôi; một khi tôi cảm nhận được chúng thì tôi có thể điều khiển chúng.
Đó là chuyện của cách đây nhiều năm và tôi không còn dùng súng nhiều nữa, nhưng tôi đã học được một bài học tâm lý hay từ nó.
Làm sao bạn có thể học cách không làm điều gì đó trừ khi bạn đã hiểu được khá rõ về cảm giác khi làm điều đó là ra sao? Làm sao bạn có thể học cách không phản ứng một cách phòng thủ trước cảm giác bị tổn thương trừ khi bạn hiểu khá rõ về cảm giác bị tổn thương là như thế nào? Nếu bạn luôn luôn che giấu những cảm xúc bị tổn thương của bạn đằng sau một vẻ ngoài tỏ ra nguyên rủa cay đắng mang tính bảo vệ bạn thì bạn sẽ không bao giờ nắm bắt được khái niệm giải thoát khỏi sự kiềm chế cảm xúc.
Hoặc bạn có thể cảm thấy tổn thương bởi một ai đó gần gũi với bạn, và vì sợ rằng thôi thúc gây tổn thương người đó của bạn đến lượt nó sẽ làm bạn mất "tình yêu" của người đó, bạn kìm nén ý thức về những trải nghiệm nội tâm chân thật của bạn. Nếu bạn thường xuyên làm điều đó thì cuối cùng bạn có thể tự thuyết phục bản thân rằng mọi chuyện đều ổn và bình yên. Trong trường hợp này, nỗi tổn thương dù thế nào đi nữa vẫn chuyển thành cơn giận, nhưng nó chỉ trở thành cơn giận trong vô thức: bạn vẫn tổn thương trong khi ham muốn gây tổn thương người khác bị tống vào vô thức của bạn ở đó nó trở thành nỗi tức giận cay đắng. Và trên thực tế bạn chỉ đang lừa dối bản thân và làm xấu đi mối quan hệ của bạn khi bạn phủ nhận bạn không có gì để mà cảm thấy tổn thương. Và trước khi bạn biết điều đó, bạn đang tự hỏi tại sao bạn lại quá phiền muộn, trầm cảm. Sau tất cả, trầm cảm thường là "cơn giận chuyển vào bên trong" - bạn khinh bỉ bản thân vì bạn cảm thấy tội lỗi vì mong muốn vô thức gây tổn thương người khác.
Trong tâm lý học phương Tây, sự chấp nhận những trải nghiệm cảm xúc độc đáo của mỗi cá nhân là phổ biến, nhưng ở nhiều nên văn hoá khác không thuộc phương Tây lại đề cao sự hoà hợp xã hội. Để đảm bảo cho sự tồn tại của một đứa trẻ trong một nền văn hoá như vậy, các gia đình dạy trẻ rằng mọi biểu hiện tức giận là bị cấm và đáng xấu hổ. Để đạt được điều này, các bậc cha mẹ cùng với phần còn lại của nền văn hoá nói chung, có xu hướng kìm nén tất cả sự công nhận các cảm xúc cá nhân ở con họ. Chừng nào đứa trẻ còn sống trong nền văn hoá của chúng thì chúng có thể hoạt động bình thường, nhưng nếu chúng nhập cư vào một nền văn hoá phương Tây, thì những xung đột về cảm xúc có thể gây ra sự rối loạn tâm lý sâu sắc.
Những cảm xúc tổn thương trước sự xúc phạm hoặc coi thường là phổ biến ở loài người. Nếu những cảm xúc đó bị kìm nén trong bất kì nền văn hoá nào đến mức chúng chưa bao giờ được nhận ra hoặc gọi tên, thì chúng có thể kích động sự đen tối của văn hoá của thành kiến, căm ghét, chứng hoang tưởng, bạo hành trẻ em, bạo lực gia đình, nghiện chất—và tất cả các chất độc tâm lý khác làm ô uế tình yêu đích thực—cũng như bản thân bệnh trầm cảm, cũng có thể gây xấu hổ.
Thật mỉa mai, rằng một phản ứng lành mạnh trước những cảm giác tổn thương và bị xúc phạm thực sự dẫn đến lòng từ bi và bình an, trong khi sự kìm nén cảm xúc, cố gắng bề ngoài tỏ ra yên an, chỉ dẫn đến một sự ngờ vực và độc ác ngấm ngầm. Đó là lý do tại sao con người trở thành "tấm thảm chùi chân" và để người khác dẫm lên họ, hơn là thú nhận rằng họ cảm thấy tổn thương về chuyện gì đó, thường có rất nhiều sự phẫn nộ và "bụi bẩn" bên dưới vẻ ngoài vui vẻ của họ.

BƯỚC THỨ HAI của việc học một cách đáp ứng lành mạnh trước những cảm giác tổn thương và bị xúc phạm là đi theo nỗi tổn thương quay về với những căn nguyên của nó trong quá khứ ở những thời điểm và tình huống khi bạn cảm nhận theo cách tương tự.
Bạn cần làm việc này bởi vì bất kì sự xúc phạm nào trong hiện tại đã được phóng đại bởi những sự xúc phạm tương tự trong quá khứ. Không nhận ra những xúc phạm cũ trong quá khứ chỉ khiến cho sự xúc phạm trong hiện tại dường như lớn hơn thực tế của nó.
Toàn bộ quá trình này hơi giống với chuyện khi một con côn trùng đốt bạn và bạn cảm nhận một cơn đau không tương xứng với kích thước của con côn trùng. Đầu tiên bạn nhận ra nó gây tổn thương. Sau đó bạn phải khám phá vết thương để phát hiện con côn trùng. Con côn trùng đại diện cho sự xúc phạm làm tổn thương bạn, tìm ra con côn trùng đại diện cho nhiệm vụ tâm lý là nhận ra sự xúc phạm này đâm sâu vào lòng tự trọng của bạn như thế nào, và nọc độc lan ra đại diện cho cách mà cơn giận vô thức về tất cả những tổn thương cảm xúc từ quá khứ tiếp tục đầu độc bạn trong hiện tại.
Thừa nhận nỗi đau và khám phá nó, bạn sẽ sẵn sàng cho quá trình chữa lành bắt đầu. Để sự chữa lành xảy ra, bạn phải thận trọng tránh bất kì điều gì kích thích nỗi tổn thương hơn là xoa dịu nó.

BƯỚC THỨ BA của việc học một đáp ứng lành mạnh trước những cảm giác tổn thương và xúc phạm là tránh những phản ứng thông thường trước cảm giác tổn thương và xúc phạm.
Hãy tiếp tục khám phá những phản ứng phổ biến trước cảm giác tổn thương và xúc phạm có thể là gì.

LỐI PHẢN ỨNG PHỔ BIẾN: TRẢ THÙ VÀ BẠO LỰC

Tại sao chúng ta khó nhận ra những cảm giác bị tổn thương của mình khi chúng ta bị người khác xúc phạm?
Hãy quay lại với hình ảnh chiếc xe cắt ngang xe bạn. Tim bạn sẽ đập thình thịch nhưng nếu bạn giống như đa số mọi người, thì bạn sẽ không ý thức được điều đó. Phản ứng đầu tiên của bạn có lẽ là càu nhàu - hoặc la hét - nguyền rủa.
Tất cả đều bị nhận chìm trong vô thức ở đó những huyễn tưởng (đó là những hình ảnh tinh thần thoáng qua, thường chỉ biết trong tiềm thức) tiến hành các cuộc chiến tranh trả thù của chúng.
Tôi từng ngồi xem bộ phim Rambo cùng một số thành viên trong gia đình. Anh ta ở đó với cặp mắt Italia mơ màng, các cơ bắp của anh co giật, đón nhận những lời xúc phạm. “Oh, oh!” Họ nói. “Anh ta nổi giận. Đừng chọc giận Rambo!” Bọn họ hả hê. Rồi sau đó họ tự vả vào mặt mình và cười khi anh ta nhấc khẩu súng lớn lên và chỉa vào bọn họ.
Và đây là cái mà nền văn hoá của chúng ta dạy chúng ta - thông qua những huyễn tưởng y như thật trên phim ảnh, tivi, âm nhạc, văn học đại chúng và quảng cáo và bộc lộ trong chính trị, thể thao và trong hệ thống pháp luật của chúng ta - về cách đáp ứng trước sự xúc phạm.
Hành động trả thù lan toả khắp nền văn hoá của chúng ta vì nó lan toả trong vô thức loài người. Do đó, hành động trả thù là cái chúng ta thường trải nghiệm nhất trong huyễn tưởng vô thức của chúng ta khi chúng ta cảm thấy thất vọng và tức tối.
Đó có thể là sự thất vọng về mặt trí năng khi biết rằng người khác không hiểu được phần quan trọng của một điều gì đó. Đó có thể là sự bực bội khi phải chịu đựng hành động thô lỗ. Đó có thể là sự xúc phạm làm bẽ mặt vì những mong đợi của chúng ta không được thoả mãn. Đó có thể là sự xúc phạm gây tổn thương tâm lý của sự bạo hành về cảm xúc, thân thể hoặc tình dục thời thơ ấu. Nhưng dù những sự xúc phạm đó là gì, chúng ta thấy thôi thúc cầm vũ khí lên - dù đó là vật lý (như súng và bom) hoặc lời nói (mỉa mai và nguyền rủa) - và trút nó sang người khác.
Thông thường, những thôi thúc trả thù đó thoát ra khỏi vô thức, đi vào thế giới thực và trở thành những sự kiện thực tế như khủng bố, bạo lực học đường, hoặc tự tử.
Hoặc, từ nỗi thất vọng và tổn thương sâu xa nhất của chúng ta, chúng ta sẽ cầm vũ khí đó tấn công bản thân như một hình thức của khổ dâm- tự làm hại bản thân. Hành vi tự làm hại bản thân đi cùng với sự thoả mãn vô thức khi gây ra cảm giác tội lỗi ở những người xung quanh chúng ta - đó là, chúng ta ầm thầm hy vọng rằng nỗi đau khổ do tự mình gây ra của chúng ta sẽ "nói" với người khác "Nhìn xem bạn đã khiến tôi làm gì với bản thân!" Trong trường hợp này, sự thất vọng của chúng ta có thể tồn tại trong chúng ta như những huyễn tưởng bí mật gây ra cảm giác tội lỗi, ẩn nấp đằng sau những tổn thương của chúng ta.
Nhiều người có sự tức giận sâu sắc đối với bố mẹ họ đến nỗi trong vô thức họ khao khát làm cho bản thân lệch lạc như một cách để trả đũa lại bố mẹ họ. Do đó, họ có thể có sự thoả mãn khi làm tổn thương bố mẹ họ bằng cách nói rằng, “Nhìn xem tôi bê tha như thế nào! Tất cả là lỗi của ông bà!”
Do đó, bất kể liệu nó được bộc lộ thành sự xung hấn rõ ràng, công khai hay sự tự làm hại bản thân ngấm ngầm, phản ứng phổ biến trước sự xúc phạm là trả thù. Vì vậy, tức giận, cốt lõi của nó là một ham muốn đen tối và độc ác mong tai hoạ đến người đã gây tổn thương bạn. Hãy lặp lại điều đó.
Tức giận, cốt lõi của nó là một ham muốn đen tối và độc ác mong tai hoạ đến với người đã gây tổn thương bạn.
Liệu có cái gọi là sự tức giận 'chính đáng' không? Không. Chỉ có một cái gọi là sự phát cáu chính đáng vì sự phát cáu là một phản ứng cảm xúc chân thật trước sự xúc phạm hoặc bị cản trở. Khi sự phát cáu của bạn chuyển thành tức giận thì khao khát muốn hãm hại người khác của bạn đưa bạn xuống cùng cấp độ thô lỗ giống như người xúc phạm bạn. Do đó bạn có thể công kích bản thân vì trở nên thô lỗ. Và cuối cùng, đó chính xác là những gì bạn làm, vì cơn giận trong tâm trí bạn trở thành chất độc trong trái tim bạn, làm hại bạn nhiều như nó làm hại bất kỳ ai khác.
Lưu ý rằng chúng ta có thể nhắm cơn giận của mình vào đồ vật. Nếu một công cụ bị hỏng lúc chúng ta đang thực hiện một việc quan trọng, làm chúng ta cảm thấy thất vọng và bất lực, thì chúng ta sẽ đập vỡ công cụ đó và nguyền rủa nó. Chúng ta "biết" rằng huỷ hoại công cụ sẽ không sửa chữa được điều gì, vậy tại sao chúng ta lại hành động xung hấn như thế? Khi "làm tổn thương" công cụ - dù về mặt biểu tượng (bằng sự nguyền rủa) hoặc vật lý—chúng ta nhận được sự thoả mãn của cảm giác mạnh mẽ hơn một thứ khác. Như thể chúng ta đang nghĩ theo logic vô thức của chúng ta, “Kế hoạch của tôi bị hỏng, và lòng kiêu hãnh của tôi bị tổn thương, nhưng nếu tôi có thể huỷ hoại một cái gì đó - bất kì cái gì - thì hãy nhìn xem tôi trông mạnh mẽ như thế nào!"
Điều này giải thích tại sao có quá nhiều bạo lực trên thế giới. Mặc cho những tuyên bố về giá trị của hoà bình của chúng ta, nền văn hoá chúng ta dạy chúng ta bằng ví dụ hằng ngày rằng sự xúc phạm đáng bị trả đũa ngay lập tức.
Do đó, nhiều người mù quáng đi theo con đường bạo lực - và khi làm vậy, họ "nổi giận" để tránh cảm nhận nỗi tổn thương cho thấy tính dễ bị tổn thương của họ. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều người rất sợ thừa nhận cơn giận của họ. Họ hiểu rõ nơi mà vô thức của họ muốn đưa họ đến, và họ không thể chịu được ý nghĩ "giết hại" ai đó gần gũi với họ khi họ cảm thấy tổn thương. Vì vậy họ sẽ kìm nén mọi thứ, ngay từ lúc bắt đầu; nỗi tổn thương dẫn đến sự tức giận, nhưng họ chối bỏ bất kì cảm xúc gì của họ, và họ đẩy cơn giận vào sâu trong vô thức. Họ thể hiện mình trước thế giới như những người bình tĩnh và điềm đạm, không bao giờ gây tổn thương bất kì ai hoặc bất kì thứ gì.
Bạn đã từng bao giờ thấy một đứa trẻ, bị tổn thương bởi lời nói hay hành động của ai đó, buột miệng thốt ra, “Tôi ghét bạn! Tôi ước gì bạn chết đi!” và sau đó chạy về phòng nó và quăng mình lên giường nằm khóc thổn thức? Và sau đó khi nín khóc, bố mẹ không đả động gì về lời nói hôm qua mà cô bé đã buột miệng. Có thể ba hoặc mẹ cô sẽ đến và an ủi cô, hoặc chị gái hoặc anh trai cô sẽ chơi với cô lại, và những lời đó—“Tôi ghét bạn! Tôi ước gì bạn chết đi”—bị quét sạch vào góc tối của những ký ức bị quên lãng.
Đây là điều tôi đang nói đến khi tôi đề cập về mong muốn "giết" một ai đó. Nó là một điều tinh tế khó nắm bắt - không phải là âm mưu của một vụ phạm tội lớn. Nó là trải nghiệm gây bối rối của cơn giận và nỗi tổn thương như đứa trẻ.
Nhớ rằng mong muốn "giết" một ai đó không hẳn là một khao khát phạm tội thực sự, một huyễn tưởng trả thù không hẳn là một ham muốn chống đối thực sự. Đôi lúc nó chỉ là một mong ước thầm kín muốn nhìn thấy ai đó bị trừng phạt lại, một mong ước cảm thấy thoả mãn khi biết người từng gây tổn thương cho bạn cuối cùng sẽ bị tổn thương. Và đôi lúc sự trả thù chỉ là một ham muốn tiếp tục giữ im lặng khi bạn có thể sửa lại một điều sai trái. Một lần nữa, nó rất tinh tế với những căn nguyên sâu xa trong sự bất an thời thơ ấu.
Trên thực tế, bằng chứng của tất cả điều này có thể tìm thấy trong chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức OCD, ở đó một người cảm thấy xấu hổ ngập tràn vì những huyễn tưởng báo thù đó sẽ dựng lên những nghi thức tỉ mỉ để vô hiệu hoá những ý nghĩ "xấu" đó
GIẢI PHÁP: BƯỚC BỐN
  1. Chúng ta đều bị xúc phạm, và chúng ta đều cảm thấy tổn thương, và chúng ta đều có xu hướng đắm chìm trong những tưởng tượng báo thù. Một số người trong chúng ta sau đó "nổi giận" và hành động bạo lực trong cuộc sống thực. Và một số khác thì tống mọi thứ ra khỏi ý thức và giả vờ rằng chúng ta là người "tử tế". Vậy có con đường nào trung thực hơn?
Bạn có thể đủ dũng cảm để khám phá tâm lý con người sâu sắc hơn một chút so với đa số mọi người và khám phá ra điều gì đó về bản chất của con người. Một điều gì đó xấu xí.
Bạn sẽ khám phá ra một khái niệm về tâm lý người mà thần học và tôn giáo từ lâu từng gọi là "tội lỗi". Tôi sẽ không đưa ra một định nghĩa thuộc thần học của sự tội lỗi (sin) ở đây, nhưng một sự hiểu biết về tâm lý học của khái niệm có thể miêu tả về nó như một kiểu mê đắm với lòng tự cao của những ham muốn cá nhân của bạn và sự dựa vào kiến thức, đặc quyền và sức mạnh để phớt lờ, không tôn trọng, cản trở và đánh bại bất kì ai hoặc bất kì thứ gì ngăn cản bạn đạt được thứ bạn muốn. Hoặc, nói đơn giản hơn, đa số mọi người chỉ nghĩ đến những ham muốn ngay tức thì của họ và ít, hoặc không quan tâm đến bất kì ai hoặc bất kì điều gì khác xung quanh họ. Về mặt tâm lý, hành vi này làm bạn cảm thấy tốt về bản thân (đó là, cảm thấy mạnh mẽ và "nắm quyền kiểm soát") bằng việc lợi dụng, gây tổn thương hoặc phớt lờ người khác. Do đó, sự tội lỗi dẫn bạn đi xa khỏi tình yêu và lòng từ bi đích thực, và nó đưa bạn đến tình trạng khó khăn của sự nuông chiều bản thân. Sự tội lỗi thực sự làm tổn thương người khác vì tội lỗi làm nhơ bẩn tình yêu.
Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ chỉ về một kiểu tự cao (trong huyễn tưởng hoặc hành vi), một nhu cầu cần được người khác ngưỡng mộ, và sự thiếu thấu cảm.
Theo ý nghĩa chung hơn, tính tự yêu bản thân có thể tìm thấy ở hầu hết tất cả các chứng rối loạn tâm lý, nó đại diện cho cách thức mà chúng ta đều giống như vị thần Hy Lạp Narcissus có thể yêu bản thân để che giấu sự không đủ đầy của mình và hệ quả là đối xử với những người khác như đồ vật để làm bản thân chúng ta cảm thấy mạnh mẽ và uy quyền.
Bây giờ, nếu bạn hiểu được sự thật tâm lý này về bản chất con người- rằng mọi người bị kéo khỏi phẩm chất tốt đẹp của loài người bởi một nhu cầu né tránh cảm giác yếu đuối hoặc ngu ngốc —khi đó bạn có một cách thức mới để đương đầu với những cảm giác tổn thương của bạn, và vượt qua xu hướng rơi vào cơn giận của bạn.
Thay vì nhìn nhận tất cả những sự xúc phạm một cách cá nhân, bạn có thể nhận ra rằng mọi sự xúc phạm bắt nguồn từ xu hướng chung đó trong bản chất của con người, là hướng về hành vi ích kỷ, không quan tâm. Trước thực tế xấu xí này, hầm trữ súng hoặc bom hoặc những lời xúc phạm hoặc nguyền rủa không bao giờ đủ để diệt từ những ảnh hưởng xấu từ thế giới, vì thế sự trả thù trở nên vô nghĩa. Đáp ứng lành mạnh duy nhất trước sự xúc phạm là nỗi buồn sâu sắc đối với tất cả nhân loại và từ bi đối với những người lầm lạc bị mắc vào trong lối hành xử "phổ biến".
Vì vậy, BƯỚC THỨ TƯ của việc học một đáp ứng lành mạnh trước những cảm giác tổn thương và xúc phạm là tha thứ.
Để tha thứ cho ai đó có nghĩa là bạn quyết định vứt bỏ ham muốn nhìn thấy người đó bị tổn thương vì tổn thương do anh ta gây ra cho bạn, và thay vào đó bạn mong ước rằng người đó sẽ nhận ra hành vi gây tổn thương của anh ta, cảm thấy buồn vì nó và học cách trở thành một con người biết quan tâm hơn.
Điều này cũng giống như bước một, mới nghe thì dễ, tới khi làm thực mới khó.
Bạn không thể tha thứ cho một ai đó cho đến khi nào bạn cảm nhận trọn vẹn nỗi đau mà anh ta đã gây ra cho bạn.
Tống nỗi đau vào trong vô thức của bạn chỉ làm cho sự tha thứ không thể xảy ra vì, cơn giận vô thức, ham muốn đen tối làm hại những người từng gây tổn thương cho bạn vẫn tồn tại nhưng bạn không nhận ra nó. Và khi sự hận thù của bạn nằm ngoài tầm mắt, quá dễ dàng để bạn tỏ ra là một người "tử tế" khi bên trong bạn thực sự vẫn duy trì một cơn giận "nạn nhân.”[3]
Những ai biết tình yêu đích thực thì hành động với sự tự tin, rõ ràng và trung thực, trong khi những ai tỏ ra tử tế thì thường che giấu cơn giận thầm kín của họ đằng sau một khuôn mặt mỉm cười.
Ví dụ, nhiều người, vì lý do này nọ, đi trị liệu tâm lý, có thể tán thành câu nói " Tôi là một người khoan dung." Và họ sẽ chống lại những nỗ lực nhằm khám phá vô thức của họ gắn liền với những cảm xúc giận dữ đối với bố mẹ họ bị che dấu.
Tâm lý trị liệu không liên quan đến chuyện đổ lỗi cho người khác.
Để sống trung thực và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cuộc đời của bạn, bạn phải học qua trị liệu tâm lý để đặt sự tức giận và tổn thương của bạn lên "bàn" trước mặt bạn để bạn có thể xem xét những cảm xúc của bạn trên bình diện ý thức. Và khi nó đã được mang ra ngoài ánh sáng và được thừa nhận thì nó có thể được quét sạch nhờ sự tha thứ. Trừ khi công việc này được hoàn thành xong, còn không thì câu nói "Tôi là một người biết tha thứ" chỉ là một ảo tưởng.
Và ảo tưởng này được nhìn thấy ở nhiều người khi họ nói, “OK. Tôi đã kể về những tổn thương tâm lý của tôi. Tôi đã tha thứ cho mọi người. Nó đều nằm trên bàn. Nhưng tôi vẫn thấy đau khổ. Có điều gì sai trái?"
Ví dụ, sau khi khám phá những ký ức thời thơ ấu của họ, một số người sẽ nói rằng họ cảm thấy buồn hoặc cô đơn nhưng họ không hề cảm thấy giận bố mẹ họ. Trong những trường hợp đó, cơn giận có thể được nhận diện thông qua những hành vi căm ghét cụ thể chứ không phải thông qua cảm xúc phẫn nộ.
  • Căm ghét nhà cầm quyền có thể được bộc lộ thông qua hành vi phạm tội; chống đối chính trị và khủng bố; phá thai; ăn cắp ở cửa hàng; lái xe quá tốc độ quy định; đi họp trễ; sống bừa bộn hoặc bẩn thỉu...
  • Căm ghét bản thân có thể được bộc lộ thông qua hành vi tự làm hại bản thân như thói hay trì hoãn; không có khả năng hỗ trợ bản thân bằng làm việc; quá phụ thuộc vào người khác; lạm dụng chất; béo phì; đồng phụ thuộc (như kết hôn với người nghiện rượu)...
Cho dù kết quả cuối cùng là sự căm ghét nhà cầm quyền hoặc căm ghét bản thân, nguyên nhân nằm bên dưới là sự tức giận với bố mẹ bạn, vì họ không yêu thương bạn.
Các câu hỏi và câu trả lời: Về trị liệu tâm lý và sự tức giận đối với bố mẹ
Và khi mọi thứ được mang ra ánh sáng thì sự tha thứ đích thực có thể xảy ra.
Tha thứ có nghĩa là bạn từ chối tiếp tục căm ghét một ai đó. Sự từ chối căm ghét này là một quyết định thuộc ý thức, từ sâu thẳm trong tim bạn, từ bỏ ham muốn đạt được sự thoả mãn của bạn khi biết người từng gây tổn thương cho bạn sẽ bị tổn thương. Lưu ý ở đây là ham muốn bí mật về sự thoả mãn giúp duy trì cơn giận vô thức còn sống và phát triển và ngăn cản sự tha thứ đích thực.
Cũng có nhiều người phủ nhận quan điểm "sự tội lỗi". Về mặt tâm lý, sự phủ nhận này bảo vệ người đó tránh không thừa nhận những phần xấu xí của vô thức của họ. Họ chối bỏ việc thừa nhận rằng họ hoàn toàn có khả năng giáng những tai hoạ lên người khác.
Hãy cẩn thận. Bạn không thể thoát khỏi những ảnh hưởng tâm lý của nỗi tổn thương và cơn giận, hoặc là bạn có thể đối mặt với tất cả cơn giận vô thức của bạn và học sự tha thứ đích thực, hoặc bạn có thể để cho chất độc báo thù chết người trở thành số phận xấu của bạn.
“Vậy chuyện quốc phòng thì sao?” Bạn có thể thắc mắc. “Làm sao sự tha thứ và nhu cầu bảo vệ bản thân có thể hoà hợp được?” Vâng, tôi sẽ không có ý định nói qua loa về chiến lược quốc phòng, dù là thông qua bình luận hay phản đối. Tâm lý học quan tâm đến cá nhân, và tha thứ là một hành động cá nhân. Và thêm nữa, hoà bình cũng là một vấn đề của ý chí cá nhân chứ không phải của chính trị. Không có chính phủ nào có thể ra lệnh cho bạn yêu thương, và không có chính phủ nào có thể ra lệnh cho bạn căm ghét. Vì thế, cuối cùng bạn phải sống và chết với vận mệnh của ý thức của riêng bạn.
Từ những điều này, chỉ có duy nhất một sự thật: Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi bản thân bạn. Nếu bạn muốn thế giới công bằng hơn, hãy đối xử công bằng với thế giới ngay cả khi bạn bị đối xử bất công. Nếu bạn muốn thế giới tử tế hơn, hãy đối xử với thế giới bằng sự tử tế và đáp trả mỗi sự xúc phạm bằng một phúc lành. Cho thế giới thấy những hành động đẹp của bạn—rằng bạn sẵn sàng sống theo những gì bạn nhận là tin theo.
CƠN GIẬN "NẠN NHÂN"
Theo các nguyên tắc hình học, vô số đoạn thẳng có thể được vẽ từ một điểm. Nhưng để định nghĩa bất kì một đoạn thẳng nào đó, cần có hai điểm.
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng với tâm lý học. Trải nghiệm về một sự tổn thương tâm lý không nói nhiều về vô thức của bạn, vì bất kì lời giải thích nào cũng gần như lời giải thích khác. Nếu bạn từng bị cưỡng hiếp một lần, hoặc bạn bị tai nạn xe, thì không ai có quyền chỉ vào bạn mà nói "Bạn làm điều này sai" hoặc "Bạn làm điều kia sai." Đơn giản là không thể suy luận bất kì điều gì về tâm lý từ một sự kiện
Tuy nhiên, nếu tổn thương tâm lý lặp đi lặp lại, thì khi đó bạn có hai điểm để định nghĩa một đoạn thẳng, nó có thể được theo vết để quay về quá khứ và phóng về tương lai. Đây là lúc ngồi lại và lưu ý, vì nếu không, có thể sẽ có lần thứ ba. Cho đến khi nào bạn bắt đầu xem xét cuộc đời bạn và hỏi bản thân điều gì đang diễn ra.
Khái niệm tâm lý học về sự lặp lại này không liên quan gì tới những chu kỳ lặp lại theo tự nhiên. Ví dụ, nếu hàng xóm của bạn đánh thức bạn vào mỗi sáng sớm khi anh ta đi làm, bạn có thể nổi giận, nhưng đó không phải là cơn giận "nạn nhân".
Sự lặp lại chỉ về một quá trình vô thức ở đó bạn liên tục đưa bản thân vào chuyện rắc rối. Vì một số lý do đen tối, chưa biết, bạn khinh miệt bản thân đến nỗi bạn liên tục đặt bản thân trước nguy hiểm. Và không thừa nhận rằng quá trình vô thức này làm bạn mắc kẹt trong cơn giận "nạn nhân".
Khi tổn thương nối tiếp tổn thương đập liên tục vào bạn, bạn sẽ bắt đầu nói, "Tại sao lại là tôi? Điều này thật không công bằng!” Bạn sẽ đổ lỗi cho bất kì ai cản trở bạn. Bạn sẽ cảm thấy bị thế giới đối xử tàn nhẫn. Bạn thậm chí có thể trở thành một kẻ khủng bố tâm lý. Vì bạn không thể nhìn thấy trách nhiệm của bạn trong những gì đang xảy ra, bạn sẽ phát triển một thái độ "nạn nhân" và bạn sẽ rơi vào cơn giận "nạn nhân".
Cần phân biệt cẩn thận giữa việc bạo hành trẻ lặp đi lặp lại và sự nhắc lại. Khi một đứa trẻ bị bạo hành, thì ta không thể tuyên bố rằng đứa trẻ có trách nhiệm trong chuyện bạo hành. Bạo lực luôn luôn là trách nhiệm của thủ phạm, và khi hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại, thì thủ phạm có lỗi. Hành vi bạo hành lặp đi lặp lại này do đó không phải là kết quả của mong muốn vô thức của đứa trẻ.
Một quá trình tâm lý được gọi là Đồng nhất hoá với Kẻ gây hấn ở đứa trẻ bị bạo hành, khi cố gắng hiểu được một điều gì đó về cơ bản là vô nghĩa, dẫn đến chỗ tin rằng sự bạo hành phải có lý do chính đáng, và do đó đứa trẻ sẽ trong vô thức tìm cách làm bạn, đối xử tốt và thậm chí bắt chước kẻ bạo hành. Với cơ chế này, việc đổ lỗi và cơn giận đối với kẻ bạo hành được chuyển vào bản thân, vì vậy khởi đầu sự lặp đi lặp lại hành vi tự làm hại bản thân trong vô thức.
Trên thực tế, nghiên cứu khoa học đã cho thấy những người trưởng thành từng bị lạm dụng tình dục khi còn bé có nguy cơ cao bị tấn công tình dục (bị cưỡng hiếp) khi trưởng thành. Thêm nữa, nghiên cứu chỉ ra những người trưởng thành từng bị tấn công tình dục và cũng từng bị lạm dụng tình dục khi còn bé thì có xu hướng có mức độ về chức năng sức khoẻ tinh thần thấp hơn so với những người từng bị lạm dụng tình dục khi còn bé nhưng chưa bao giờ bị tấn công tình dục khi trưởng thành.[4]
Vậy điều gì đang diễn ra ở đây? Nó phần lớn là vấn đề của việc đổ lỗi sai hướng. Đây là cách nó hoạt động, theo ngôn ngữ thông thường:
  1. Do bị bạo hành, đứa trẻ trải nghiệm nỗi sợ và sự căm ghét kẻ bạo hành.
  2. Vì trẻ cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn chuyện bạo hành hoặc thuyết phục ai đó giúp bé, đứa trẻ bắt đầu xem toàn bộ thế giới này là "bất công."
  3. Trẻ đổ lỗi cho thế giới vì sự bất công, và đồng thời trẻ bắt đầu đổ lỗi cho bản thân nó vì không đủ giỏi để chống lại thế giới.
  4. Trẻ học được rằng đổ lỗi cho thế giới không đem lại sự thoả mãn tức thì, và trừng phạt thế giới không phải là một việc dễ dàng, nhưng đổ lỗi cho bản thân - và trừng phạt bản thân - có thể đem lại sự thoả mãn và kiểm soát ngay lập tức.
  5. Vì hành vi tự huỷ hoại bản thân trong vô thức nhắm đến việc chống lại thế giới chứ không phải chống lại bạn thân, nên đứa trẻ không thể nhận ra nó hiện tại đang gây ra phần lớn đau khổ cho bản thân.
  6. Và khi đứa trẻ lớn lên thành người trưởng thành, anh ta nuôi dưỡng một nỗi cay đắng chống lại thế giới vì sự bạo hành của nó với trẻ chưa bị trừng phạt.
Và sự thoả mãn kì lạ nào đã duy trì tất cả những hành vi huỷ hoại bản thân này? Đó là sự thoả mãn của vô thức hy vọng cho thế giới thấy nó sai trái như thế nào. Người bị mắc trong cơn giận nạn nhân sẽ duy trì hành vi huỷ hoại bản thân của anh ta như "bằng chứng" mà anh ta hy vọng sẽ buộc tội thế giới.
Vì vậy bạn có thể nghe được một ai đó nói rằng "Điều gì xảy ra nếu tôi mắc ung thư do hút thuốc?" Khi đó họ sẽ thấy tôi chịu đau khổ nhiều ra sao." Và cuộc đời không may mắn này sẽ chấm dứt.
Không giống như một người chết vì nghĩa, ngã xuống vì tình yêu thuần khiết, hành vi tự huỷ hoại bản thân có động cơ sâu xa của nó nằm ở nỗi cay đắng và căm ghét, và bướng bỉnh từ chối tha thứ.
Khi xử lý với sự lặp đi lặp lại cơn giận "nạn nhân", thì hy vọng duy nhất của bạn là đầu tiên xử lý sự lặp đi lặp lại đang đánh bẫy bạn. Bạn không thể tha thứ cho người khác nếu vấn đề thực sự là bản thân bạn. Làm thế nào bạn có thể chấp nhận phần xấu xí của bản chất con người nếu bạn không thể nhìn thấy nó trong bản thân bạn và nếu bạn không thể chấp nhận trách nhiệm cá nhân của bạn về việc liên tục đặt bản thân bạn trước nguy hiểm? Nếu bạn không nhận ra sự lặp lại này, thì tất cả các lớp học quản lý cơn giận trên khắp thế giới sẽ không cứu bạn thoát khỏi những nỗ lực trong vô thức của bạn để huỷ hoại bản thân bạn khi bạn vẫn mắc kẹt trong bản sắc là "nạn nhân".

Trích từ bài gốc : https://tamlyhoctoipham.com/xuc-pham-tra-thu-va-tha-thu-tam-ly-hoc-ve-su-tuc-gian
 
Trong đạo phật cũng có cái tương tự gọi là luyện tâm, nói nghe dài lắm.tao đọc xong bài này thấy tương đồng nhiều
Chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu của đạo phật là hiểu rõ cảm xúc, nhưng giải thoát khỏi sự gắn kết giữa cảm xúc và bản ngã, cho an lạc hay gì đó.
Còn pp này dành cho người bình thường, hiểu rõ cảm xúc để ngừng trốn tránh, tiếp nhận để lấy lại bình tĩnh cho sau cùng.
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom