Hình tượng Bồ tát (Đức Phật) đản sinh theo miêu tả trong Đại Phật sử (MAHĀ BUDDHAVAṂSA)

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
312
Xu
17,260
"Khi đang vịn vào nhánh cây sāla, hoàng hậu Mahāmāyā đứng uy nghi, trong chiếc áo gấm trắng phủ xuống gót chân, thêu những mẫu chỉ vàng rất xinh đẹp, giống như mắt con cá chép. Ngay khi ấy, bà cảm thấy có những dấu hiệu sắp sinh. Tùy tùng của bà vội vã dựng lên một hàng rào cách ly bằng những tấm màng và rồi họ rút lui.
Lập tức mười ngàn thế giới cùng đại dương gầm thét, chao đảo và rung chuyển giống như bánh xe của người thợ gốm. Chư thiên và Phạm thiên đồng thanh reo mừng và tung rải những nắm hoa trời; tất cả các loại nhạc khí đều tự nhiên phát ra những âm thanh kỳ diệu. Toàn thể thế giới trở nên thông suốt khắp các hướng, không bị ngăn che. Tất cả ba mươi hai hiện tượng kỳ diệu đồng loạt xảy ra để báo hiệu sự đản sinh của Bồ tát. Như vật báu ra khỏi ngọn núi Vipulla và bay lượn trên không trung rồi từ từ đáp xuống nơi được đặt sẵn; Bồ tát cũng vậy, với ba mươi hai hảo tướng và tám mươi tướng phụ trên người, Ngài ra khỏi bào thai hoa sen như bảo tháp của hoàng hậu Mahāmāyā với thân sạch sẽ và tinh khiết vào ngày rằm của tháng Vesākha – ngày mặt trăng giao hội với chòm sao Visākha.
Lúc Bồ tát đản sinh, hai cột nước thuần khiết ấm mát từ trên hư không chảy xuống, tưới lên cơ thể sạch sẽ và tinh khiết của Bồ tát và mẹ của Ngài như một dấu hiệu tôn kính. Do vậy Bồ tát và hoàng hậu có thể thích nghi với việc nóng và lạnh trong cơ thể.
Bốn vị đại Phạm thiên (Brahmā), những bậc đã xa lìa phiền não dục, đầu tiên đón nhận Bồ tát trong một tấm lưới vàng vào lúc Ngài sinh ra. Rồi họ đặt Ngài trước mặt người mẹ và nói rằng: “ Thưa hoàng hậu tôn kính, hãy vui sướng lên. Một đứa con trai có đại uy lực đã sinh đến cho bà!”
Tiếp theo, bốn vị đại Thiên vương đón nhận Bồ tát từ tay của bốn vị Phạm thiên bằng tấm da màu đen của con sơn dương, được xem là vật may mắn. Tiếp theo, loài người tiếp nhận Bồ tát từ tay của bốn vị Thiên vương bằng tấm vải trắng.
Sau khi rời khỏi tay của loài người, Bồ tát đứng vững chắc trên đôi bàn chân của Ngài, lòng bàn chân xinh đẹp như đế của đôi giày vàng. Khi đứng vững chải trên mặt đất như vậy, Ngài nhìn về hướng đông. Khi Bồ tát nhìn về hướng đông như vậy thì hàng ngàn thế giới ở hướng đông trở thành một khoảng không trải dài liên tục, không có sự ngăn che giữa thế giới này với thế giới khác. Chư thiên và nhân loại ở khu vực phía đông bày tỏ sự tôn kính tột bậc đến Bồ tát bằng những vật thơm, các loại hoa, v.v… và nói rằng: “ Thưa Bậc cao nhân hiền thánh, ở hướng đông này không một ai ngang bằng Ngài. Làm sao có thể có được bậc cao quí hơn Ngài ?”
Tương tự, Bồ tát nhìn về các hướng còn lại trong mười phương. Bốn hướng chính, bốn hướng phụ, hướng trên và hướng dưới – lần lượt từng hướng một, Ngài thấy không một ai ngang bằng Ngài trong tất cả những hướng này. Ngài xoay mặt về hướng bắc và từ chỗ đứng, Ngài bước đi bảy bước về phía trước.
Khi Bồ tát bước đi, Đại phạm thiên (Mahā Brahmā), vua của các vị Phạm thiên theo hầu, tay cầm cái lọng trắng; một vị thiên là chúa tể cõi Suyāma theo hầu, tay cầm cái phất trần bằng lông đuôi của con bò Tây tạng. Những vị thiên khác tay cầm những biểu tượng của vua như đôi hia, bảo kiếm và vương miện cũng theo hầu Bồ tát. Loài người lúc ấy không thể trông thấy chư thiên này, họ chỉ có thể trông thấy các biểu tượng của vua mà thôi.
Những điểm đặc biệt cần chú ý:
Khi Bồ tát bước đi, Ngài thực sự bước đi trên đất, nhưng loài người thì trông thấy Ngài dường như lướt đi trên hư không. Bồ tát bước đi với thân ‘tự nhiên’ không y phục của một đứa bé mới sinh, nhưng đối với loài người thì Ngài bước đi với y phục đầy đủ. Bồ tát bước đi với hình hài của một đứa bé mới sanh, nhưng loài người lại trông thấy Ngài là một thanh niên tuấn tú ở tuổi mười sáu.
(Những điều được kể ra ở đây liên quan đến việc bước đi bảy bước về hướng bắc của Bồ tát theo các bài Chú giải về Buddhavaṃsa, Sutta Mahāvagga và bộ Jātaka. Ở chương Vijāta Maṅgala của bộ Jinālaṅkāra thì sự đản sanh của Bồ tát được kể lại có phần chi tiết hơn như sau)
Trong khi Bồ tát bước đi thì Đại phạm thiên theo hầu, tay cầm cái lọng trắng rộng ba do tuần để che cho Ngài, các vị Đại phạm thiên còn lại từ khắp mười ngàn thế giới cũng làm như vậy. Như vậy toàn thể thế giới được che phủ bằng những cái lọng trắng, giống như những tràng hoa được kết bằng những bông hoa màu trắng.
Mười ngàn vị thiên vương Dạ-ma (Suyāma) sống trong mười ngàn thế giới, cầm những cái phất trần bằng lông đuôi của con bò Tây tạng. Mười ngàn vị thiên vương Đâu-suất-đà (Santusita) của những thế giới ấy cầm những cái quạt tròn, có cẩn hồng ngọc. Tất cả đều phe phẩy những cái phất trần và những cái quạt trải dài đến những chân núi của tận cùng thế giới. Tương tự, mười ngàn vị Đế thích thiên vương (Sakka) sống trong mười ngàn thế giới đang đứng thổi những chiếc tù và.
Tất cả chư thiên khác cũng làm theo cách như thế, một số thì cầm những bông hoa bằng vàng; số khác thì cầm những bông hoa tự nhiên hoặc những bông hoa bằng pha lê lấp lánh (như thủy tinh); một số cầm những cái phất trần và cờ xí; số khác thì cầm những vật cúng dường có cẩn ngọc. Các tiên nữ tay cầm nhiều loại lễ vật khác nhau cũng đứng đầy cả thế gian.
Khi cảnh tượng tôn kính đang diễn ra, các nhạc khí của chư thiên và nhân loại đang được tấu lên và các tiên nữ đang vui mừng múa hát thì Bồ tát dừng lại sau khi đi bảy bước về hướng bắc."



Còn chùa Bề Đề theo Phật giáo chính tông, chúng ta đều hiểu đồng chí Thích ca Mâu ni sinh ra và mất đi như một người bình thường, chỉ có thành quả cách mạng mà đồng chí xây dựng là sống mãi với nhân loại.
Đồng chí Thích ca Mâu ni Phật sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca Mâu ni Phật
 
Cao nhân nào vào tóm tắt hộ e với. Hic.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom