Hệ thống huấn luyện chiến thuật đối kháng sử dụng laser tích hợp

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Những năm qua, quân đội các nước tiên tiến đã sử dụng công nghệ laser tích hợp vào huấn luyện chiến thuật đối kháng. Hệ thống này sử dụng các thiết bị phát xung tín hiệu laser để mô phỏng đường đạn, cho phép huấn luyện chiến thuật đối kháng thực binh nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người lính. Bên cạnh đó, hệ thống còn tích hợp thêm các thiết bị điện tử khác như thiết bị định vị GPS, thiết bị truyền thông không dây và phần mềm trên máy tính để theo dõi diễn biến quá trình huấn luyện trên bản đồ số.

Hiện nay, Trường Sĩ quan Lục quân 1 đang sử dụng “Hệ thống mô phỏng huấn luyện chiến thuật bắn đối kháng cấp trung đội bộ binh tiến công” (STING) nhập từ nước ngoài để phục vụ huấn luyện, đào tạo. Với các trang thiết bị cho người tập, trạm thu phát tín hiệu, trung tâm điều khiển và các thiết bị phụ trợ khác... hệ thống làm việc tương đối ổn định, khả năng đồng bộ thiết bị nhanh, tương tác truyền thông tốt, dễ dàng tạo tình huống thật trong huấn luyện chiến thuật đối kháng.


 
Tuy nhiên, theo Đại tá Trần Văn Cao, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Sĩ quan Lục quân 1, qua một thời gian sử dụng, hệ thống này đã bộc lộ một số hạn chế, như: Trang thiết bị cồng kềnh, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị, lắp đặt; trong điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm ướt, một số thiết bị đã xuất hiện các phím điều khiển bị liệt; một vài đầu phát laser có sự cố không kết nối được với nguồn pin cung cấp; không thể thiết lập kết nối đồng bộ các áo, mũ, đầu phát laser với hệ thống; không nhận được sự hỗ trợ kịp thời của đối tác; chi phí thay thế, bảo trì, bảo dưỡng cao...


Với mục tiêu làm chủ công nghệ laser tích hợp và công nghệ truyền thông để thiết kế, chế tạo hệ thống huấn luyện chiến thuật đối kháng có cấu trúc thành phần và tính năng chiến thuật, kỹ thuật tương đương với hệ thống này của quân đội một số nước trên thế giới, Viện Công nghệ mô phỏng đã chế tạo thành công hệ thống huấn luyện chiến thuật đối kháng sử dụng công nghệ laser tích hợp. Hệ thống gồm các thành phần chính: Thiết bị mã hóa và phát tín hiệu laser gắn trên súng.


Theo đó, khối laser được gắn trên súng để phát ra chùm tia laser hồng ngoại gồm các xung laser được mã hóa; bộ thu phát không dây RF kết nối với cơ cấu cò súng. Bộ phận thứ hai là áo, mũ chuyên dụng đeo trên người và trên đầu gắn các cảm biến hồng ngoại. Khối này còn chứa bộ xử lý chính và các bộ thu phát tín hiệu. Bộ phận thứ ba là trạm truyền dữ liệu không dây, đóng vai trò như cầu nối chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị với trung tâm điều hành. Bộ phận chính nữa là trung tâm điều hành huấn luyện. Với bộ thu phát không dây có nhiệm vụ kết nối với trạm truyền dữ liệu, phần mềm chỉ huy điều hành huấn luyện đóng vai trò là khối điều khiển trung tâm.


Mới đây, hệ thống huấn luyện chiến thuật đối kháng sử dụng công nghệ laser tích hợp được thử nghiệm tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. Học viên mặc bộ “áo khoác” (một trong những sản phẩm của hệ thống) có gắn nhiều cảm biến hồng ngoại, thực hành diễn tập tác chiến đối kháng theo bài tập. Sau khi thực hiện phát bắn, khối laser phát ra chùm tia laser được mã hóa mô phỏng đường đạn. Nếu trúng mục tiêu, một hoặc vài cảm biến trên mục tiêu sẽ nhận tín hiệu laser và phát tín hiệu tới bộ xử lý chính trên mục tiêu. Bộ xử lý sẽ giải mã và phát tín hiệu cho người bị bắn biết là đã bị tiêu diệt hoặc bị thương và khóa thiết bị phát laser (nếu mục tiêu bị tiêu diệt); đồng thời gửi một tín hiệu ngược lại tới khối phát laser trên súng của người bắn để báo kết quả mục tiêu đã bị sát thương.


Đối với mục tiêu là xe tăng, xe thiết giáp hoặc cụm hỏa lực, khi bị bắn trúng bởi vũ khí thích hợp, bộ xử lý sẽ gửi tín hiệu tới bộ phận tạo khói để mô phỏng mục tiêu đã bị tiêu diệt. Trong trường hợp huấn luyện, bộ xử lý chính trên mục tiêu sẽ phát tín hiệu không dây về trung tâm điều khiển, đồng thời lưu dữ liệu về phát bắn để xử lý và phân tích sau. Trên “áo khoác” của người lính có gắn thiết bị GPS cho phép theo dõi tọa độ và việc triển khai đội hình trong suốt quá trình chiến đấu. Những thông tin này có thể được lưu lại để đánh giá và phân tích kết quả huấn luyện.


Thượng tá, TS Trương Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Công nghệ mô phỏng, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: Hệ thống thiết bị cho phép lập trình huấn luyện hoặc diễn tập theo nhiều bài tập khác nhau. Khối xác lập mã được dùng để đọc các thông tin về bài tập trong khối xử lý, sau đó truyền tới máy tính để xử lý và phân tích. Khối xác lập mã cũng được dùng để truyền dữ liệu diễn tập, dữ liệu bài tập cho người lính. Đặc biệt, hệ thống có nhiều chức năng nổi bật, như: Chuẩn bị tình huống huấn luyện; tiến hành và kiểm soát việc huấn luyện, nhất là cho phép giám sát thời gian chiến đấu gần với thời gian thực, hiển thị trên màn hình trạng thái của các sự kiện kỹ thuật, chiến thuật và vị trí của các đơn vị tham gia huấn luyện; đánh giá hoạt động cụ thể trong thời gian thực; thu thập và ghi dữ liệu; hỗ trợ bình tập sau huấn luyện.


Hệ thống huấn luyện chiến thuật đối kháng sử dụng công nghệ laser tích hợp đã tiếp cận các công nghệ tiên tiến, nhất là nghiên cứu công nghệ thu/phát tín hiệu laser sử dụng đầu phát thông thường kết hợp với hệ thấu kính; đồng thời xây dựng hệ thống truyền/nhận dữ liệu không dây khoảng cách xa sử dụng các thiết bị theo công nghệ IoT (internet of things-internet vạn vật). Bên cạnh đó, các bảng mạch điện tử và các chi tiết cơ khí được nghiên cứu chế tạo phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Phần mềm ra bài tập và theo dõi huấn luyện được xây dựng phù hợp, dễ dàng bổ sung thêm bản đồ các khu vực huấn luyện của từng đơn vị...


Bài và ảnh: SƠN BÌNH


Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom