Hậu Giang: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Mười năm qua, thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cùng với các chính sách khác đã giúp cho gần 318 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được vay vốn, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đầu năm 2015 từ 8,4% xuống còn 3,29% cuối năm 2023.

Các chương trình tín dụng chính sách cũng đầu tư cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới trong tỉnh, góp phần giúp 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 9 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Đã có 266 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó, có 92 sản phẩm OCOP 4 sao, 174 sản phẩm OCOP 3 sao với 121 chủ thể đăng ký tham gia.

Công tác huy động nguồn lực, đẩy mạnh và mở rộng nguồn vốn cho tín dụng chính sách luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo; tỷ lệ tăng trưởng hàng năm luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước, cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tượng tín dụng chính sách trên địa bàn.

Tính đến đến ngày 30/6/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.406 tỷ đồng, tăng 357 tỷ đồng so với năm 2014.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tích cực tuyên truyền, quán triệt thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.

Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu trong thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; đưa kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội, thực hiện giảm nghèo là một trong những tiêu chí phân loại, đánh giá đối với các tập thể, cá nhân hàng năm của cơ quan, đơn vị và địa phương.


Tặng giấy khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho các cá nhân.

Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Việc bố trí nguồn lực tài chính cho tín dụng chính sách xã hội cần theo hướng tích hợp các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, giai đoạn 2021-2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu trình Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, phải kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình cho vay, thu hồi vốn và xử lý nợ quá hạn trên địa bàn, gắn tín dụng chính sách xã hội với thực hiện an sinh xã hội và ngăn chặn tình trạng “tín dụng đen”…

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom