Hào quang danh vọng của Thượng tọa Thích Chân Quang

Tính Phong

Tổng Biên Tập Bề Đề Nhật Báo
Bài viết
1,556
Xu
138,119
Thượng tọa Thích Chân Quang là người góp công lớn gây dựng chùa Phật Quang, tuy nhiên ông cũng gặp không ít những lùm xùm trong hoạt động phật giáo và đời tư.
Từ hào quang đến sụp đổ
Thượng tọa Thích Chân Quang, tên thật là Vương Tấn Việt sinh năm 1959 là một nhà sư Phật giáo người Việt Nam. Ông hiện là trụ trì chùa Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu), từng giữ vị trí Phó Trưởng ban Kinh tế Tài Chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ năm 1992, khi về núi Dinh Thượng tọa Thích Chân Quang đã khai phá xây dựng chùa Phật Quang ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu và được công nhận là trụ trì ngôi chùa này.
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn các nguồn tin cho biết, khi về xây dựng chùa Phật Quang, Thượng Tọa Thích Chân Quang đã ấp ủ niềm mơ ước là sẽ tổ chức và mở rộng các hoạt động từ thiện để giúp đỡ người nghèo.
Thăng trầm hào quang danh vọng của Thượng tọa Thích Chân Quang
Thượng toạ Thích Chân Quang.
Với suy nghĩ này, ngay sau khi nhà chùa đi vào hoạt động, Thượng tọa Thích Chân Quang đã nghĩ tới việc thành lập hội từ thiện của chùa. Lúc đầu chỉ là vài thành viên trong nhà chùa, phân công trách nhiệm tổ chức vận động quyên góp, quản lý quỹ và giúp đỡ người nghèo.
Sau 1 năm hoạt động, hội từ thiện chùa Phật Quang đã được các nhà hảo tâm nhiệt tình ủng hộ. Năm 2000, Thượng toạ Thích Chân Quang quyết định mở rộng phạm vi hoạt động từ thiện của chùa từ TP. Hồ Chí Minh, tiến tới xây dựng mạng lưới hội rộng khắp cả nước.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 2010 xuất hiện mâu thuẫn giữa Thượng tọa Thích Chân Quang với nhóm đệ tử tu hành tại chùa Phật Quang ở núi Dinh, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không được xử lý triệt để, khiến nội vụ rơi vào phức tạp gây mất ổn định tình hình địa phương.
Thượng tọa Thích Chân Quang được biết đến là người yêu thích âm nhạc từ nhỏ, và đã sáng tác nhiều ca khúc với nhiều chủ đề khách nhau. Trong số đó có bài ca "Vesak thiêng liêng" đã được phát trong buổi khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008.
Ông là người đã tổ chức và tham gia trực tiếp vào việc thuyết giảng tại nhiều ngôi chùa trong và ngoài nước, đã viết và xuất bản nhiều đầu sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, cuối năm 2021, Thượng tọa Thích Chân Quang bảo vệ thành công luận án tiến sĩ "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam" với điểm cao gần như tuyệt đối. Đến ngày 3/4/2022, Thượng tọa được Trường Đại học Luật Hà Nội trao bằng Tiến sỹ ngành Luật.
Thời gian qua, trước hàng nghìn người dự thuyết giảng tại thiền tôn, Thượng tọa Thích Chân Quang có những phát ngôn, thuyết giảng khiến cộng đồng mạng dậy sóng, bức xúc. Trong đó có một số nội dung gây hoang mang dư luận như: "Ai hát karaoke nhiều người đó có nguy cơ chết làm ma câm"; "không có chuyện gì đáng để đi mà xách xe đi tào lao, tốn xăng, làm ô nhiễm không khí thì về già sẽ phải nằm một chỗ, tức là bị tai biến hoặc bị liệt"; "người câu cá là những người lừa đảo"... Các bài giảng được đưa lên website của Thiền tôn Phật Quang và mạng xã hội. Hiện, website này không thể truy cập.
Trong Phái Quy y Tam bảo do Thiền tôn Phật Quang phát hành, thượng tọa Thích Chân Quang ký tên "bổn sư truyền thọ" đã sửa giới thứ ba trong phần Năm giới cấm từ "không tà dâm" thành "không phản bội".
Vào ngày 19/6, Thượng tọa Thích Phước Nguyên, Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã ấn ký thông báo kỷ luật đối với Thượng tọa Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Theo đó, Thượng tọa Thích Chân Quang bị kỷ luật, yêu cầu không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.
Thiền tôn Phật Quang và Thượng tọa Thích Chân Quang phải thu hồi tất cả Phái Quy y Tam bảo có nội dung tự sửa 1 trong 5 giới không đúng với Ngũ giới do Đức Phật chế trong giới luật Phật giáo; gỡ bỏ tất cả các bài giảng có nội dung gây hoang mang xã hội.
Theo xác nhận của Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay Thượng tọa Thích Chân Quang không còn tham gia các ban ngành của Trung ương Giáo hội cũng như Ban Trị sự địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lấn sân kinh doanh sách, đồ thờ cúng, thực phẩm chức năng
Ông Vương Tấn Việt còn góp 80% vốn điều lệ lập lên Công ty TNHH Văn hóa Pháp Quang từ thời điểm tháng 7/2004. Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là “nhân bản, sao chép băng đĩa”; đặt trụ sở tại số 28 Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu của Báo Công Thương cho thấy, trên website congtyphapquang.com giới thiệu Công ty TNHH Văn hoá Pháp Quang là chủ sở hữu website có tên miền congtyphapquang.com và website tên miền: congtyphapquang.vn. Đồng thời cũng là chủ sở hữu của ứng dụng trên thiết bị di động “Pháp Quang”.
Đối với website: congtyphapquang.vn, đây là tên miền được đăng ký từ ngày 18/10/2018, ngày hết hạn là 18/10/2026. Đặc biệt tên chủ thể đăng ký sử dụng tên miền này là ông Vương Tấn Việt - tức Thượng tọa Thích Chân Quang. Tuy nhiên, thời điểm ngày 18/6/2024, website này không thể truy cập được.
Còn website: congtyphapquang.com, giới thiệu và chào bán rất nhiều loại sách như Kinh sách phật giáo, Truyện tranh Đỉnh núi tuyết - Cuộc đời Đức phật, hay Tượng - Tranh phật, Tranh nhân quả, Dụng cụ thờ cúng - Máy nghe pháp - Thẻ nhớ - Hàng lưu niệm, Thực phẩm chức năng.
Thăng trầm hào quang danh vọng của Thượng tọa Thích Chân Quang
Website: congtyphapquang.com đăng tải, chào bán nhiều sách của tác giả Thích Chân Quang. (Ảnh chụp màn hình).
Trong đó có nhiều sách kinh phật được chào bán mới mức giá hơn 100 nghìn đồng, và nhiều sách đề tác giả là TT. TS. Thích Chân Quang như: Tứ Diệu Đế - Bản tuyên ngôn của Phật (Tập 1: Khổ Đế) giá 140 nghìn đồng; Nhân quả là chìa khóa của những điều bí ẩn, giá 85 nghìn đồng; Nghiệp và Kết quả, tái bản lần thứ 9 năm 2023, có giá 120 nghìn đồng; Triết lý về tiền bạc, có giá 55 nghìn đồng; Luận về Nhân quả, giá 95 nghìn đồng;...
Ngoài ra, website này còn chào bán rất nhiều tượng và tranh phật có giá từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng. Đơn cử như: Tượng Phật Thích Ca, cao 50 cm (có đài sen) được chào bán 1.750 nghìn đồng; Tượng Phật Thích Ca, cao 68,8 cm (không có đài sen) có giá 2.660 nghìn đồng; Tượng Phật Thích Ca, cao 90 cm (có đài sen), giá bán 5,250 triệu đồng; Tranh Phật thích ca Đản Sinh - Ép gỗ 60 x 80cm, có giá 500 nghìn đồng;....
Hay website cũng đăng tải chào bán rất nhiều dụng cụ thờ cúng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Đáng chú ý, website: congtyphapquang.com cũng đăng tải và chào bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng trà giảm cân, làm đẹp; bột dinh dưỡng giá vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Trong đó phải kể đến: Trà thảo mộc giảm cân Hoa Sâm Đất có giá 55 nghìn đồng; Bột dinh dưỡng Corona, giá 160 nghìn đồng; Viên hòa Địa Long Hollwork-S có giá 388 nghìn đồng; Trà làm đẹp giảm cân, làm đẹp da Kiều Mạch Vàng có giá 55 nghìn đồng; Trà thảo mộc làm đẹp da lá Khế giá 55 nghìn đồng;...
Thăng trầm hào quang danh vọng của Thượng tọa Thích Chân Quang
Website: congtyphapquang.com đăng tải, chào bán nhiều thực phẩm chức năng trà giảm cân, làm đẹp. (Ảnh: Chụp màn hình).
Sau khi báo chí vào cuộc tìm hiểu phản ánh, đến nay website: congtyphapquang.com và congtyphapquang.vn cũng không còn hoạt động, đang hiển thị trong chế độ bảo trì.


Vũ Hạ
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom