Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho hay, riêng địa bàn hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang có 134 bến hết hạn hoạt động, hoạt động không phép. Trong đó, Bắc Giang có 82 bến nằm trên hai tuyến sông Thương và sông Lục Nam, sông Cầu. Bắc Ninh có 58 bến nằm trên hai tuyến sông Cầu và sông Đuống.
Ảnh minh họa.
Thời gian qua, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các chi cục, cảng vụ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế, xử lý cảng, bến không phép. Tuy nhiên, tình hình vẫn phức tạp do các bến không phép ngoài khu vực chi cục, cảng vụ được giao quản lý, chủ yếu thuộc địa bàn địa phương quản lý. Cơ quan này và chi cục, cảng vụ cũng đã có nhiều văn bản gửi địa phương xử lý, phối hợp xử lý, nhưng nhiều địa phương chưa tích cực vào cuộc.
Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa cho biết thêm, lực lượng Thanh tra an toàn đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, do vậy hiện chỉ nhắc nhở vi phạm và kiến nghị các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương xử lý. Nhiều ý kiến tại cuộc họp cho rằng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý luồng và hành lang an toàn. Từ biên hành lang ra đến bờ thuộc địa phương quản lý. Bến không phép nằm ngoài phạm vi thủy diện quản lý của cảng vụ. Do vậy, cần thiết có quy định để các đơn vị thực hiện được chức năng quản lý nhà nước tại các khu vực ngoài phạm vi được giao.
Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang yêu cầu từ ngày 1/7 đến 31/12/2024 tiến hành tổng kiểm tra bến thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc. Qua cuộc tổng kiểm tra sẽ đánh giá các tồn tại, vướng mắc, từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực đường thủy nội địa, tạo thuận lợi cho vận tải thủy phát triển an toàn, bền vững.
Liên quan đến vấn đề “số hoá” để quản lý hoạt động đường thuỷ nội địa, mới đây Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã công bố kết quả Dự án "Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa" (Dự án IW-MIS) do thuộc Hợp phần B Chương trình Aus4Transport do Chính phủ Úc tài trợ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là chủ dự án.
Được triển khai từ cuối năm 2020 đến hết quý II/2024, các nhà thầu của dự án đã hoàn thành các sản phẩm của dự án theo đúng tiến độ. Trong đó, đến tháng 6/2023 đã hoàn thành xây dựng Khung kiến trúc hệ thống thông tin tích hợp Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; phát triển hệ thống IW-MIS tích hợp (một cổng) quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu tương ứng với các nhóm quản lý nghiệp vụ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam…
Đến tháng 5/2024, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm hệ thống bao gồm cả nâng cấp tính năng bản đồ số GIS và cơ bản hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu nền tảng về kết cấu hạ tầng đường thủy cho toàn bộ các tuyến đường thủy quốc gia.
Xem tiếp...
Ảnh minh họa.
Thời gian qua, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các chi cục, cảng vụ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế, xử lý cảng, bến không phép. Tuy nhiên, tình hình vẫn phức tạp do các bến không phép ngoài khu vực chi cục, cảng vụ được giao quản lý, chủ yếu thuộc địa bàn địa phương quản lý. Cơ quan này và chi cục, cảng vụ cũng đã có nhiều văn bản gửi địa phương xử lý, phối hợp xử lý, nhưng nhiều địa phương chưa tích cực vào cuộc.
Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa cho biết thêm, lực lượng Thanh tra an toàn đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hiện không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, do vậy hiện chỉ nhắc nhở vi phạm và kiến nghị các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương xử lý. Nhiều ý kiến tại cuộc họp cho rằng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý luồng và hành lang an toàn. Từ biên hành lang ra đến bờ thuộc địa phương quản lý. Bến không phép nằm ngoài phạm vi thủy diện quản lý của cảng vụ. Do vậy, cần thiết có quy định để các đơn vị thực hiện được chức năng quản lý nhà nước tại các khu vực ngoài phạm vi được giao.
Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang yêu cầu từ ngày 1/7 đến 31/12/2024 tiến hành tổng kiểm tra bến thủy nội địa trên phạm vi toàn quốc. Qua cuộc tổng kiểm tra sẽ đánh giá các tồn tại, vướng mắc, từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực đường thủy nội địa, tạo thuận lợi cho vận tải thủy phát triển an toàn, bền vững.
Liên quan đến vấn đề “số hoá” để quản lý hoạt động đường thuỷ nội địa, mới đây Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã công bố kết quả Dự án "Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông thủy nội địa" (Dự án IW-MIS) do thuộc Hợp phần B Chương trình Aus4Transport do Chính phủ Úc tài trợ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là chủ dự án.
Được triển khai từ cuối năm 2020 đến hết quý II/2024, các nhà thầu của dự án đã hoàn thành các sản phẩm của dự án theo đúng tiến độ. Trong đó, đến tháng 6/2023 đã hoàn thành xây dựng Khung kiến trúc hệ thống thông tin tích hợp Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; phát triển hệ thống IW-MIS tích hợp (một cổng) quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu tương ứng với các nhóm quản lý nghiệp vụ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam…
Đến tháng 5/2024, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm hệ thống bao gồm cả nâng cấp tính năng bản đồ số GIS và cơ bản hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu nền tảng về kết cấu hạ tầng đường thủy cho toàn bộ các tuyến đường thủy quốc gia.
Xem tiếp...