Hạn mặn miền Tây, cả nước chung tay vì Việt Nam là nhà

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: 'Điểm đau' của nhiều bà con

Theo "Kịch bản Biến đổi khí hậu" bản cập nhật mới nhất do Bộ Tài nguyên & Môi trường dự báo, đến cuối thế kỷ 21, Việt Nam sẽ có nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc tăng 3,2 đến 4,2 độ C; mực nước biển dâng ở khu vực Biển Đông vào cuối thế kỷ 21 trung bình là 77 cm.

Riêng tình hình xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, xâm ngập mặn gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt ở ĐBSCL diễn ra với xu hướng sớm hơn trước 1-1,5 tháng, với tính chất bất thường và gay gắt.

Hạn mặn miền Tây, cả nước chung tay vì Việt Nam là nhà- Ảnh 1.


Tiền Giang, Cà Mau, Long An, Kiên Giang đồng loạt công bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán, xâm nhập mặn dẫn đến thiếu nước ngọt. Ảnh: Baochinhphu.vn


Nếu như vào thời điểm trước năm 2012, xâm ngập mặn thường diễn ra vào tháng 2-4 (đỉnh mặn vào cuối tháng 3-4), thì hiện nay, xâm ngập mặn xuất hiện từ cuối tháng 12 của năm trước (với đỉnh mặn từ tháng 2-3 năm sau). Đặc biệt, chỉ trong chưa đầy 1 tháng trong Quý I/2024, lần lượt các tỉnh Tiền Giang, Cà Mau, Long An, Kiên Giang đồng loạt công bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán, xâm nhập mặn dẫn đến thiếu nước ngọt.


Tháng 3-2024, Viện Khoa học Tài nguyên nước (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) lần đầu tiên công bố nghiên cứu con số thiệt hại do xâm ngập mặn diễn ra tại các tỉnh ĐBSCL. Theo đó, thiệt hại trong 4 ngành trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả và thủy sản do xâm ngập mặn giai đoạn 2020-2023 tại ĐBSCL là hơn 70.000 tỷ đồng.

Có thể nói, những đợt hạn mặn liên tiếp tràn về là "điểm đau" của bà con những vùng sống nhờ nghề nông và chăn nuôi thủy sản.

Cả nước chung tay vì Việt Nam là nhà

Đối với tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng đời sống bà con ĐBSCL, các chuyên gia đề xuất giải pháp giúp dân chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và sống chung với hạn, mặn, theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong cuộc họp trực tuyến đầu tháng 4-2024. Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và đoàn từ thiện cũng chung tay hỗ trợ dân ĐBSCL khắc phục hậu quả.

Tại tỉnh Tiền Giang, các đơn vị, ngành chức năng liên quan đã triển khai các biện pháp ứng phó cấp bách để ngăn chặn và khắc phục kịp thời với phương châm "không để người dân thiếu nước". Hơn 60 vòi công cộng cấp nước miễn phí, nhiều tổ chức, cá nhân dùng xe bồn chở nước ngọt đến vùng khô hạn phát miễn phí cho người dân.

Hạn mặn miền Tây, cả nước chung tay vì Việt Nam là nhà- Ảnh 4.


Đại diện Unilver Việt Nam trao quà cho bà con vùng hạn mặn tại Long An: Ảnh: Unilever


Vào đầu tháng 5-2024, Chương trình hỗ trợ nhân dân và thanh thiếu nhi vùng hạn mặn tại các tỉnh ĐBSCL đã được tổ chức tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhằm góp phần giúp bà con nơi đây vượt qua tình trạng khan hiếm nước trong sinh hoạt, chăn nuôi.

Không đứng ngoài việc hỗ trợ bà con ĐBSCL ứng phó xâm nhập mặn, tháng 5-2024, Unilever Việt Nam hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ trao tặng 285 bồn nhựa chứa nước ngọt cho dân Long An, Tiền Giang và sắp tới là Cà Mau. Bồn nhựa trữ nước giúp dân chủ động ứng phó hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt trong tình hình thời tiết thất thường.

Hạn mặn miền Tây, cả nước chung tay vì Việt Nam là nhà- Ảnh 5.


Unilever Việt Nam phối hợp Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tiền Giang chung tay hỗ trợ những gia đình ảnh hưởng xâm nhập mặn tại địa phương. Ảnh: Unilever


Tháng 5 vừa qua tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh trao tặng 95 bồn chứa nước (dung tích 1.000 lít/bồn) và 300 can chứa nước (dung tích 30 lít/can) cho các hội viên, phụ nữ tại tỉnh bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của xâm ngập mặn; với tổng trị giá 175 triệu đồng do Tập đoàn Unilever Việt Nam tài trợ.

Đây là một trong những hoạt động vì cộng đồng mà Tập đoàn Unilever Việt Nam thực hiện với nỗ lực cùng Chính phủ Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân chung tay vì bà con vùng ngập mặn nhằm khắc phục và làm vơi bớt phần nào những khó khăn từ thiên tai, biến đổi khí hậu, để không ai bị bỏ lại phía sau, cùng chung mục tiêu vì Việt Nam là nhà.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom