Hai phổi trắng xóa do nhiễm trùng biến chứng bàn chân tiểu đường

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Hà NộiBà Thúy, 66 tuổi, tiền sử tiểu đường, đắp lá thuốc vào vết chai ở mắt cá chân, sau đó biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi nặng, hai phổi trắng xóa, nguy kịch.


Ngày 5/7, BS.CKI Hà Viết Ngọc, khoa Hồi sức tích cực, Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bà Thúy suy hô hấp, chỉ số SpO2 tụt còn 80% (bình thường khoảng 95-100%), sốt cao 40 độ C, nhiễm trùng máu do tụ cầu. Trên phim chụp X-quang, phổi hai bên trắng xóa.

"Bà Thúy được chẩn đoán viêm phổi biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở người lớn), là thể nặng nhất, trên nền mắc nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch, nguy cơ tử vong cao", bác sĩ Ngọc nói.

Bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng, hình thành vết loét. Đường huyết cao làm cản trở và suy yếu tế bào bạch cầu đa nhân, suy yếu hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch, làm chậm quá trình tự hồi phục. Một vết thương nhẹ ở chân người tiểu đường không được điều trị đúng cách dễ lan rộng, có thể gây hoại tử dẫn đến cắt cụt chi hoặc lan vào máu gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng dẫn đến tử vong.

Bà Thúy được đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo để đảm bảo hô hấp. Ba ngày đầu, bác sĩ rất khó khăn để duy trì hô hấp, chỉ số oxy của người bệnh tụt thấp, phải điều chỉnh và tối ưu máy thở mỗi 8 giờ một lần. Bệnh nhân nhiễm khuẩn tụ cầu, kháng hầu hết kháng sinh thông dụng, từng có thời gian dài tự dùng thuốc corticoid nên suy giảm miễn dịch mạnh. Bác sĩ phải phối hợp hai loại kháng sinh mạnh mới kiểm soát được . Chỉ số đường huyết của bệnh nhân cao, phải truyền insulin đường tĩnh mạch liều cao liên tục.



Phổi bà Thúy trắng xóa trên phim chụp X-quang. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Hàng ngày, bà Thúy được làm sạch, thay băng vết thương ở chân, kết hợp tập phục hồi chức năng và điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp. Sau ba ngày, các chỉ số sinh tồn ổn định hơn, bà thoát nguy kịch. Ngày thứ 5 nằm viện, bà được cai thở máy và rút ống nội khí quản để tự thở, đường huyết ổn định, tự ăn uống và nói chuyện bình thường. Sau 12 ngày, bà bình phục hoàn toàn và xuất viện.



Bác sĩ Ngọc khám lại cho bà Thúy trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Để phòng ngừa biến chứng bàn chân, bác sĩ Ngọc khuyến cáo người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm, bỏ liều hoặc tự dùng thuốc, nhất là corticoid. Thường xuyên theo dõi chỉ số , huyết áp, ăn uống lành mạnh; ưu tiên thức ăn chứa ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.

Nhiễm trùng bàn chân thường bắt nguồn từ các vết xước, chai nhỏ do liên tục cọ xát vào giày hoặc các bề mặt khác. Người tiểu đường nên mang tất và giày vừa vặn, không quá chật, cắt dũa móng chân để tránh móng mọc ngược. Nếu đi dép nên thoa kem chống nắng để tránh cháy nắng. Rửa sạch và thoa kem dưỡng cho bàn chân mỗi ngày, tránh thoa vào kẽ ngón chân.

BS.CKI Dương Minh Hiếu, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết dây thần kinh cảm giác ở hoạt động kém hơn, làm giảm khả năng cảm nhận đau, có vết thương nhưng không biết. Khi bị thương, người bệnh không tự dùng miếng dán hay bôi thuốc, không đắp thuốc lá vì có thể gây nhiễm trùng, nên đến bác sĩ để được xử lý đúng cách.

Hoài Phạm

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom