Hà Nội tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: “Đến hết tháng 6/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thành phố có thêm 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 48 xã nông thôn mới kiểu mẫu; đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 186 xã và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Cũng theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2021 đến quý II/2024 là 83.087 tỷ đồng. Tính riêng trong 6 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã huy động hơn 19 nghìn tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong đó, nguồn ngân sách của thành phố hơn 7 nghìn tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 11,6 nghìn tỷ đồng…

Việc sử dụng máycấy giúp nông dân Hà Nam giảm chi phí và ngày công lao động.

Hà Nam đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu


Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết: “Huyện Thường Tín được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Tính đến nay toàn huyện có 17 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.


Tính riêng trong 6 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã huy động hơn 19 nghìn tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong đó, nguồn ngân sách của thành phố hơn 7 nghìn tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 11,6 nghìn tỷ đồng…


Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân… về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, huyện Thường Tín đã tổ chức tuyên truyền chủ trương, các văn bản về xây dựng nông thôn mới tại các hội nghị chủ chốt.

Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới cũng được huyện Thường Tín đặc biệt quan tâm cho nên tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Qua đó, giúp người dân hiểu rõ lợi ích, xác định vai trò chủ thể, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới. Nhất là việc thay đổi nhận thức của người dân từ chỗ hiểu xây dựng nông thôn mới là của Nhà nước sang xây dựng nông thôn mới bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu và xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Đến hết tháng 6/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 186 xã và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn

Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả cao là do có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Đồng thời là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chung sức, đồng lòng của người dân ở các địa phương.

Đặc biệt, qua việc xây dựng nông thôn mới bộ mặt nhiều vùng nông thôn đã trở nên khang trang, sạch đẹp và giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Trong đó, Mê Linh là huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2022.

Đến nay, trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới như: Mô hình sản xuất rau, quả an toàn tại Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt với quy mô khoảng 200ha sản xuất rau, củ, quả, trong đó 10ha được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn VietGAP.


Hiện nay, sản phẩm của Hợp tác xã được tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố. Mô hình cho hiệu quả kinh tế khoảng 200 đến 250 triệu đồng/ha/năm.


Xây dựng nông thôn mới giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Nội.

Hay mô hình sản xuất hoa hồng thế, hoa chậu trang trí với diện tích khoảng 15ha, trong đó tập trung tại xã Mê Linh (13ha). Qua đánh giá, mô hình này bà con nông dân có thu nhập từ 1,8 đến 2 tỷ đồng/ha; Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Thạch thôn Thanh Vân, xã Thanh Lâm với quy mô 120 lợn nái, 500 lợn thịt, sản xuất theo quy trình chăn nuôi khép kín, ứng dụng công nghệ máng ăn tự động, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù vậy, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội cũng đang gặp những khó khăn, nhất là tiêu chí trường học đối với các địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bởi hầu hết các địa phương đang trong quá trình triển khai hoặc chuẩn bị đầu tư, nâng cấp, cải tạo trường để công nhận lại hoặc nâng chuẩn quốc gia. Trong khi yêu cầu đối với huyện nông thôn mới nâng cao thì toàn bộ các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Hơn nữa, việc triển khai đấu nối hệ thống cấp nước sạch tập trung còn chậm; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai, vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải khu vực nông thôn còn hạn chế.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh, cấp ủy, chính quyền một số cơ sở còn chưa thực sự chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng các tiêu chí; việc huy động các nguồn lực của người dân và doanh nghiệp chưa nhiều. Mặt khác, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 có nhiều chỉ tiêu mới và yêu cầu cao hơn so giai đoạn trước...

Từ nay đến cuối năm 2024, Hà Nội sẽ tập trung và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch. Để làm được điều đó, theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành, địa phương cần tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, bảo đảm đa dạng, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân.

Cấp ủy, chính quyền một số cơ sở còn chưa thực sự chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng các tiêu chí; việc huy động các nguồn lực của người dân và doanh nghiệp chưa nhiều.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh

Đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tuyên truyền để nâng cao hiệu quả, góp phần giữ vững và phát huy các tiêu chí cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải đáp những thắc mắc của người dân để từ đó tự nguyện tham gia thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn...

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom