Hà Nội: Lãnh đạo một sở bị kiểm điểm vì chậm tham mưu dự án Ciputra

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tại kỳ họp thứ 17 diễn ra sáng 3/7, HĐND TP Hà Nội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về vấn đề thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP.

Theo đại biểu Vũ Ngọc Anh (quận Bắc Từ Liêm) qua theo dõi, một số văn bản liên quan các dự án triển khai trên địa bàn TP do cơ quan trung ương gửi xin ý kiến, nhưng các sở ngành được thành phố giao tham mưu trả lời rất chậm. Ông Ngọc Anh dẫn chứng trường hợp cụ thể liên quan dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), ngày 29/11/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) có thông báo số 01 kèm theo hồ sơ tài liệu gửi UBND TP Hà Nội, đề nghị có ý kiến thẩm định về hồ sơ điều chỉnh dự án. Tuy nhiên đến ngày 11/9/2023, Bộ KH&ĐT chưa nhận được ý kiến của UBND TP, mặc dù Bộ đã có 3 văn bản đôn đốc, đề nghị TP cho ý kiến để có căn cứ báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Được biết, UBNDTP Hà Nội đã giao Sở KH&ĐT tham mưu, đại biểu đề nghị Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết nguyên nhân vì sao gần một năm, UBND TP chưa có văn bản có ý kiến gửi Bộ?

 Hà Nội: Lãnh đạo một sở bị kiểm điểm vì chậm tham mư dự án Ciputra -0

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân trả lời chất vấn. Ảnh: Viết Thành


Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Lê Anh Quân cho biết Khu đô thị Nam Thăng Long là dự án lớn, trải qua thời gian dài, đã được thanh tra, kiểm toán nhiều lần. Đặc điểm của dự án này là có đầu tư nước ngoài, có chuyển giao không bồi hoàn, liên quan cả trách nhiệm sử dụng vốn nhà nước trong đầu tư kinh doanh trong dự án. Là cơ quan đầu mối được UBND TP Hà Nội giao góp ý vào dự án này, ông Quân cho biết Sở đã xin ý kiến sở ngành có liên quan như Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính và chính quyền sở tại.

Ngoài nguyên nhân khách quan là dự án phức tạp, ông Quân thừa nhận quá trình góp ý, sở ngành chưa tích cực tham mưu. Theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội, Sở KH&ĐT đã kiểm tra công vụ đối với dự án này. "Chúng tôi đang tiến hành kiểm điểm tại Sở. Trong đó kiểm điểm từ ban giám đốc, phó giám đốc sở phụ trách trực tiếp cho đến các cán bộ thụ lý hồ sơ", ông Lê Anh Quân thông tin.

Cũng liên quan đến dự án Khu đô thị Ciputra, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn giải trình thêm, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được thông qua quy định Hà Nội có thẩm quyền xem xét những dự án lớn từ 300ha đến 500ha. Đây là những điều kiện để phân định quy mô của các dự án đầu tư, thiết lập quy trình thuộc thẩm quyền của Trung ương hay địa phương.

Với trường hợp Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra) thuộc quận Bắc Từ Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: "Thành phố sẽ tập trung củng cố, tăng cường năng lực, rút ngắn tiến độ tham gia ý kiến các bộ ngành Trung ương với những dự án thế này, trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng".

Tại phiên chất vấn, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh thông tin, Sở đã tiến hành xem xét, kiểm tra công tác thực hiện kỷ luật, kỷ cương cán bộ đối với các sở ngành có liên quan. Theo ông Cảnh, với trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đơn vị sẽ bố trí luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác một số cán bộ có liên quan. Đoàn kiểm tra công vụ của Hà Nội sẽ ban hành kết luận về việc này trước ngày 31/7.


Có biểu hiện buông lỏng, đùn đẩy trách nhiệm


 
Báo cáo giám sát của HĐND TP Hà Nội cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước thuộc TP cũng vẫn còn một số hạn chế, bất cập.


 
Kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm.


 
Nhiều dự án, công trình của TP nằm trong kế hoạch đầu tư công, nhưng tiến độ triển khai vẫn rất chậm như dự án Nhà máy Xử lý rác thải Châu Can tại huyện Phú Xuyên và Nhà máy Xử lý rác thải Núi Thoong tại huyện Chương Mỹ sau nhiều năm được phê duyệt hiện vẫn chưa triển khai; 4 công viên lớn nằm trong kế hoạch cải tạo nâng cấp là Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Hòa Bình bị chậm tiến độ. Sau 7 năm công bố quy hoạch, công viên Chu Văn An tại huyện Thanh Trì vẫn chỉ là một bãi cỏ rộng lớn, ngổn ngang, là nơi tập trung rác thải, phế liệu…


 
Đáng chú ý, nhiều tài sản công được HĐND TP kiến nghị xử lý nhưng đến nay vẫn dậm chân tại chỗ như: Nhà số 35 Điện Biên Phủ, UBND TP đã giao sở Xây dựng chủ trì tham mưu xử lý nhưng đến nay vẫn chưa xong;


 
Nhà chuyên dùng 281 Đội Cấn biến phần lớn diện tích khu nhà thành nhà xưởng cấp 4, sau đó cho các tổ chức, cá nhân khác thuê lại làm siêu thị, garage sửa chữa ôtô, kho hàng... Nội dung này đã được HĐND chất vấn vào tháng 7/2022, thế nhưng sau phiên chất vấn, các công trình không những bị xử lý, mà còn được cải tạo, chỉnh trang to đẹp hơn...



Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom