Hà Nội duyệt tổ hợp cao tối đa 40 tầng ở Giảng Võ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch, cho xây tổ hợp cao tối đa 40 tầng (giảm 10 tầng) thuộc dự án 148 Giảng Võ, trong đó không còn nhà ở.


Thông tin này được UBND TP Hà Nội nêu tại quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Tổ hợp hỗn hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa ở số 148 Giảng Võ, quận Ba Đình.

Tổng quy mô đất của dự án này vẫn được giữ nguyên trên 6,83 ha. Tuy nhiên, thành phố đã điều chỉnh các chỉ tiêu chủ yếu về chức năng lưu trú, diện tích đất cho công trình thương mại dịch vụ, hỗn hợp.



Khu đất tại số 148 Giảng Võ tháng 7/2024. Ảnh: Võ Hải


Cụ thể, tại quyết định năm 2016, dự án này có quy mô dân số trên 7.300 người với 10 tòa chung cư, cao 50 tầng. Nhưng theo quyết định mới, tổ hợp tại 148 Giảng Võ giảm toàn bộ dân số do không bố trí chức năng ở, lưu trú.

Thay vào đó, Hà Nội cho chuyển thành công trình hỗn hợp cao tầng với các chức năng chính như trung tâm thương mại, văn phòng, không gian văn hóa (trung tâm hội nghị, câu lạc bộ, vui chơi giải trí), công trình dịch vụ thương mại thấp tầng kết hợp phố đi bộ.

Diện tích đất thương mại dịch vụ được điều chỉnh, tăng lên gần 2,1 ha (chiếm hơn 35% dự án) với 8 ô đất. Các công trình thương mại dịch vụ này được xây cao tối đa 5 tầng, mật độ 80%.

Còn đất công trình hỗn hợp giảm khoảng 3 ha, xuống chỉ còn 1,27 ha (chiếm gần 21,3% dự án) nằm trên 2 ô đất. Tầng cao tối đa của nhóm công trình hỗn trợ này là 40 tầng, mật độ xây dựng 66,7-67,1%.

Đất trường học liên cấp và cây xanh chỉ có sự thay đổi nhẹ. Trong đó đất trường học là 0,88 ha, còn cây xanh cảnh quan 0,56 ha.

Đây là một trong những dự án hiếm hoi còn lại ở khu vực nội đô TP Hà Nội. Dự án này có vị trí đắc địa khi tiếp giáp cả phố Giảng Võ và Ngọc Khánh.

Khu đất 148 Giảng Võ trước đây từng là Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia. Đến giữa năm 2016, Hà Nội cho phép Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) chuyển mục đích sử dụng đất tại đây để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, Hà Nội thu hồi chủ trương đầu tư dự án sau nhiều ý kiến của các bộ, ngành, cũng như Chính phủ. Đến hết quý I, VEFAC vẫn ghi nhận gần 850 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang tại dự án này.

Kỳ Duyên

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom