Giải mã những chiến công của lực lượng cơ yếu

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ngành cơ yếu Việt Nam đã trải qua các giai đoạn rất khốc liệt, các cuộc đấu trí, đấu lực giữa một bên là nền khoa học kỹ thuật mật mã Việt Nam non trẻ với các thế lực đế quốc, thực dân hùng mạnh về kỹ thuật, trang thiết bị thu tin, mã thám tinh vi, hiện đại. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, kỹ thuật nghiệp vụ mật mã Việt Nam dưới bàn tay, khối óc của những người làm công tác cơ yếu đã bảo đảm độ tin cậy, bí mật tuyệt đối, làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù để giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ngày gian khó


Một trong những người đầu tiên được giao làm công tác mật mã ở Bộ Tổng Tham mưu là đồng chí Tạ Quang Đệ (1913-1999) hay còn gọi là Quang Đạm, nhà báo, nhà trí thức cách mạng, một trong những cây đại thụ thuộc thế hệ đầu tiên của Báo Nhân Dân.

Ông là người luôn tận tụy với công việc, hết lòng vì độc giả, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thế nhưng, có lẽ không nhiều người nắm được thông tin ông từng làm Đạo trưởng trong phong trào hướng đạo sinh ở Thanh Hóa và được đồng chí Hoàng Đạo Thúy (Trưởng phòng Thông tin liên lạc, Bộ Tổng Tham mưu) giới thiệu, nhận về để giữ nhiệm vụ Bí thư Phòng Thông tin liên lạc chuyên phụ trách mật mã.

Trong hồi ký của đồng chí Tạ Quang Đệ có kể về việc chọn người làm mật mã thời gian đầu, như sau: Trong lúc nhận công tác mật mã, ngay bản thân mật mã là gì, chính tôi cũng không rõ, còn nói gì đến việc chọn người làm mật mã như thế nào… Đến khi nghĩ ra cách lấy chữ giả thay chữ thật, có thể dùng điện (cả hữu tuyến và vô tuyến) để liên lạc được, tôi mới dứt khoát đặt vấn đề tìm người vào làm mật mã với tôi.

Từ những ngày nhiều khó khăn như vậy nhưng những người làm công tác mật mã với ý chí tự lực, tự cường, tự chủ, sáng tạo đã luôn nỗ lực vượt qua gian khổ, hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách, như: Đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Trong chặng đường hình thành và phát triển đó, những chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các thế hệ cán bộ, nhân viên cơ yếu đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng ghi nhận và đánh giá cao.


Từ những ngày nhiều khó khăn như vậy nhưng những người làm công tác mật mã với ý chí tự lực, tự cường, tự chủ, sáng tạo đã luôn nỗ lực vượt qua gian khổ, hy sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách.

Đến nay, ngành Cơ yếu Việt Nam đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng (năm 2005), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1985 và năm 2015); 22 tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động…

Kế thừa và phát huy truyền thống


Máy đúc chữ nhựa M951 sáng chế năm 1970 tại Việt Bắc được trưng bày tại Bảo tàng ngành cơ yếu Việt Nam. Ảnh NGỌC ĐINH

Đồng chí Khúc Hữu Mạnh cho biết, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đối phương đều thừa nhận về sự sáng tạo, nghệ thuật bảo vệ bí mật thông tin của ta. Chẳng hạn, theo tài liệu giải mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) công bố năm 2007, năm 1961, những nhà phân tích trong NSA rất ngạc nhiên trước sự tiến bộ về trình độ mật mã của miền bắc Việt Nam…

Cho đến năm 1975, ngành cơ yếu của ta đã huy động một lực lượng cán bộ, nhân viên, phương tiện, tài liệu và các trang thiết bị kỹ thuật mật mã khổng lồ với mục tiêu bảo đảm tuyệt đối an toàn các thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và các ngành, các cấp, các địa phương tới toàn quân, toàn dân, đưa sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà tới thắng lợi hoàn toàn.


Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm hơn 960 nghìn chứng thư số các loại cho các bộ, ngành, địa phương, phục vụ triển khai Đề án 06, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để ký số và bảo mật hơn 86 triệu căn cước công dân, hơn 1 triệu hộ chiếu gắn chíp điện tử; triển khai hơn 120.000 sản phẩm mật mã cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bảo đảm toàn vẹn, chống sao chép, chống giả mạo dữ liệu công dân lưu trên chíp điện tử…


Đối với lĩnh vực ngoại giao, ngành cơ yếu từng gây ấn tượng mạnh với quốc tế khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo mật thông tin phục vụ cho hai đoàn đàm phán của ta ở Hội nghị Paris ròng rã suốt 5 năm giữa lòng thủ đô nước Pháp.

Chung quanh nơi ở của đoàn đàm phán của chúng ta lúc đó dày đặc các thiết bị kỹ thuật thu tin, do thám của đối phương nhưng mọi đối sách của ta trên bàn hội nghị đều gây cho họ bất ngờ.

Việc bảo mật tuyệt đối thông tin của Đảng, Nhà nước chỉ đạo đoàn đàm phán ta tại Hội nghị Paris là minh chứng rõ ràng cho kỹ thuật mật mã Việt Nam cũng như nghệ thuật quản lý, chỉ đạo sử dụng cơ yếu và kỹ thuật mật mã.

Đến nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã đạt nhiều thành tích trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy và ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới trong phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác.

Trước sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chiến tranh thông tin, chiến tranh trên không gian mạng đang hiện hữu và ngày càng quyết liệt, Ban Cơ yếu Chính phủ đã phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, nâng cao trình độ khoa học mật mã ngang tầm khu vực và tiếp cận thành tựu thế giới; các công nghệ và thiết bị mật mã của ngành cơ yếu Việt Nam được tạo ra có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng, chất lượng tương đương với công nghệ hiện có trong nước và khu vực. Ngành cơ yếu đã đầu tư về toán học cho khoa học mật mã để sáng tạo ra những thuật toán mật mã an toàn, có trình độ tiệm cận các nước phát triển trên thế giới và đây là mũi nhọn đột phá về khoa học, kỹ thuật mật mã hiện đại.

Theo số liệu báo cáo của Ban Cơ yếu Chính phủ, đơn vị đã triển khai bảo mật cho các mạng công nghệ thông tin trọng yếu, hệ thống thông tin chuyên ngành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang với số lượng, chủng loại tăng hơn 400% so với giai đoạn trước năm 2013.

Đáng chú ý, Ban bảo đảm hơn 960 nghìn chứng thư số các loại cho các bộ, ngành, địa phương, phục vụ triển khai Đề án 06, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để ký số và bảo mật hơn 86 triệu căn cước công dân, hơn 1 triệu hộ chiếu gắn chíp điện tử; triển khai hơn 120.000 sản phẩm mật mã cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; bảo đảm toàn vẹn, chống sao chép, chống giả mạo dữ liệu công dân lưu trên chíp điện tử…

“Thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, thời chiến cũng như thời bình, trong nước cũng như khi ở nước ngoài, mỗi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ cơ yếu luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có lối sống trong sạch, giản dị, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành nghiêm kỷ luật, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành cơ yếu Việt Nam; có tinh thần trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tận tụy với công việc, nêu cao tinh thần phục vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm cho biết.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, tận tụy, đoàn kết, kỷ luật, sáng tạo” của ngành cơ yếu Việt Nam, cán bộ, nhân viên Ban Cơ yếu Chính phủ và toàn ngành cơ yếu luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm; vượt qua mọi khó khăn, thử thách; lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc; xây dựng ngành cơ yếu Việt Nam cách mạng, chính quy, tiến thẳng lên hiện đại; phục vụ đắc lực, hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

* Bài 1: Từ mật lệnh lập nên những chiến công

----------------

(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 17/6/2024.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom