Giải mã cuộc cải tổ trong PLA

Hai cơ quan khác là Hệ thống Hàng không vũ trụ và Hệ thống Mạng của Lực lượng Hỗ trợ chiến lược được đổi tên lần lượt thành Lực lượng Hàng không vũ trụ (ASF) và Lực lượng Không gian mạng (CSF). Hai cơ quan này sau tái cơ cấu và Lực lượng Hỗ trợ thông tin sẽ báo cáo trực tiếp với Quân ủy Trung ương.

Thông điệp quan trọng

PLA hiện bao gồm 4 quân chủng và 4 lực lượng. 4 quân chủng bao gồm: lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa; trong khi 4 lực lượng bao gồm: lực lượng Hàng không Vũ trụ, Lực lượng Không gian mạng, Lực lượng Hỗ trợ thông tin và Lực lượng Hỗ trợ hậu cần chung (JLSF).

Giải mã cuộc cải tổ trong PLA -0

Chủ tịch Tập Cận Bình và Chính ủy Lý Vĩ trong lễ công bố thành lập Lực lượng Hỗ trợ thông tin. Ảnh: Tân Hoa Xã.


Thứ tự công bố trong thông cáo báo chí chính thức cho thấy Lực lượng Hàng không vũ trụ (ASF), Lực lượng Không gian mạng (CSF) được xếp trước Lực lượng Hỗ trợ thông tin, với vai trò và thành phần không mấy thay đổi. Lực lượng Không gian mạng tiếp tục tiến hành các hoạt động an ninh thông tin phòng thủ và tấn công, bao gồm “Tăng cường phòng thủ biên giới mạng quốc gia, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập mạng cũng như duy trì chủ quyền mạng và an ninh thông tin quốc gia” trong khi Lực lượng Hàng không vũ trụ sẽ tiếp tục chỉ huy các lực lượng không gian của PLA.

Những thông tin được công bố chính thức cho thấy Lực lượng Hỗ trợ thông tin sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hỗ trợ các hoạt động thông tin chung để “xây dựng một hệ thống thông tin mạng đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại”. ISF có thể sẽ dựa trên nền tảng vận hành Cơ sở Thông tin và Truyền thông trước đây của Lực lượng Hỗ trợ thông tin được thành lập vào năm 2010 với tên gọi Cơ sở Đảm bảo thông tin thuộc Bộ Tổng tham mưu PLA. Cơ sở Thông tin và Truyền thông, còn được gọi là đơn vị 61001, thường xuyên tham gia việc thực hiện và quản lý cơ sở hạ tầng mạng thông tin của PLA.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, đây là biện pháp chiến lược nhằm hoàn thiện hệ thống lực lượng quân sự hiện đại đặc sắc Trung Quốc, có ý nghĩa sâu xa trong việc đẩy nhanh hiện đại hóa quốc phòng và quân đội, cũng như thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh của quân đội trong thời đại mới.

ISF là binh chủng chiến lược mới của quân đội Trung Quốc và là trụ cột trong việc điều phối xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin mạng. Lực lượng này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao và giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại.

Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, lực lượng mới phải tích hợp sâu vào hệ thống tác chiến chung của quân đội, thực hiện hỗ trợ thông tin chính xác, hiệu quả, phục vụ và đảm bảo cho việc đấu tranh quân sự trên các phương hướng và các lĩnh vực. Đòi hỏi đặt ra cho lực lượng này tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin mạng phù hợp với yêu cầu của chiến tranh hiện đại và mang đặc sắc của quân đội Trung Quốc, thúc đẩy việc nâng cao nhanh chóng khả năng chiến đấu của hệ thống với chất lượng cao.

Đằng sau cuộc cải tổ

Năm 2015, Lực lượng Hỗ trợ chiến lược được thành lập, là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa PLA và tăng cường khả năng tác chiến tổng hợp. Lực lượng Hỗ trợ chiến lược được xây dựng dành riêng cho việc phát triển năng lực không gian mạng, thông tin và không gian, với các bộ phận cấu thành từ nhiều đơn vị khác nhau trong PLA nhằm tạo ra sự phối hợp giữa các năng lực và vai trò khác nhau liên quan đến lĩnh vực thông tin.

Một số nhận định rằng quá trình tái cải tổ mới nhất có thể phản ánh nhận thức của PLA về những thách thức liên tục trong việc đạt được mục tiêu xây dựng một quân đội thông tin hóa - một quân đội trong đó các quân chủng và chỉ huy chiến trường thu thập và chia sẻ dữ liệu thông suốt.

Giải mã cuộc cải tổ trong PLA -0

Lực lượng vũ trang Trung Quốc được tái cơ cấu để đáp ứng những mục tiêu mới của chiến tranh hiện đại.


Cuối năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi PLA đạt được “tiến bộ lớn” trong lĩnh vực thông tin hóa vào cuối năm 2020 và “về cơ bản đạt được cơ giới hóa”. Tuy nhiên, đến giữa năm 2019, các tác giả Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc thận trọng thừa nhận rằng dù đã đạt được tiến bộ tốt trong cải cách, PLA “vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ cơ giới hóa” và “cần cấp bách cải thiện năng lực thông tin hóa”. Vì lẽ đó, những đòi hỏi đặt ra cho ISF cho thấy đây vẫn là một nỗ lực trong quá trình thực hiện.

Những cân nhắc về mặt chính trị cũng có thể đã dẫn đến sự thay đổi về mặt tổ chức. Bằng cách loại bỏ các quy trình chồng chéo và quan liêu giữa Quân ủy Trung ương với các lực lượng kể trên, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đảm bảo giám sát hiệu quả hơn các hoạt động, giảm bớt những phức tạp không cần thiết để nâng cao năng lực thực thi và truyền tải chỉ thị.

Đáng chú ý, tuyên bố về việc thành lập ISF kêu gọi “sự trung thành tuyệt đối, sự trong sạch và độ tin cậy của quân đội”. Một số nhà bình luận thậm chí đã nhắc đến khả năng xảy ra tình trạng tham nhũng trong Lực lượng Hỗ trợ chiến lược (SSF), có thể nghiêm trọng tới mức cần được cải tổ. Trên thực tế, cựu Tư lệnh, Tướng Cự Càn Sinh (Ju Qiansheng) và cấp phó là Trung tướng Thượng Hoành (Shang Hong) gần như đã không xuất hiện công khai từ tháng 2/2204. ISF hoạt động dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Tất Nghị (Bi Yi), nguyên Phó Tư lệnh lục quân PLA và Lực lượng Hỗ trợ chiến lược. Trung tướng Lý Vĩ (Li Wei), nguyên Chính ủy Lực lượng Hỗ trợ chiến lược, giữ chức vụ tương tự trong ISF.

Đặt lại niềm tin

Dù nguyên nhân sâu xa là gì, những thay đổi nêu bật quá trình tái tổ chức chiến lược trong PLA, cho thấy Trung Quốc đặc biệt “đặt niềm tin” vào các lực lượng “mới” này như một phần của khả năng chiến tranh hiện đại.

Điều này càng đáng quan tâm trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường kiểm soát các hoạt động có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tham vọng tận dụng công nghệ này trong việc thực hiện các chiến dịch quân sự dài hạn. Những năm gần đây, các hoạt động vùng xám của Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến, do đó nhiều ý kiến cho rằng sự hiện diện của ISF sẽ càng thúc đẩy các biện pháp kiểm soát mạng xã hội, cơ sở hạ tầng và các chiến lược an ninh mạng vận dụng AI.

PLA từ lâu đã phát triển theo hướng chú trọng AI như một phần trong quá trình hiện đại hóa quân sự phù hợp với chiến lược tổng hợp quân sự - dân sự quốc gia, mở rộng từ các chức năng quân sự truyền thống đến chiến tranh kỹ thuật số hiện đại hóa hơn. Các đơn vị PLA từ lâu đã thúc đẩy các dự án phát triển robot và các hệ thống không người lái khác dành riêng cho các ứng dụng quân sự, như phương tiện bay không người lái Caihong 4 (CH-4), thiết bị mặt đất không người lái Shanyi 5 (UGV), hay ứng dụng AI cho hệ thống dẫn đường tên lửa và trong tác chiến điện tử .

Tháng 3/2023 Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi PLA “nâng cao sự hiện diện của lực lượng chiến đấu trong các lĩnh vực mới và những phẩm chất mới”, nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo chiến lược quốc gia sẽ đưa Trung Quốc trở thành quốc gia quân sự có kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Những đòi hỏi này bắt nguồn từ các tuyên bố trước đó tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của AI và sự đổi mới trong quá trình phát triển quân đội Trung Quốc.

Đợt tái cơ cấu lần này PLA sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai tốt hơn các hệ thống vệ tinh, xây dựng năng lực đáp ứng việc mở rộng phạm vi chiến tranh sang không gian mạng và tăng cường khả năng tác chiến điện tử của quân đội Trung Quốc. Nói cách khác, những động thái tái cải tổ PLA càng khẳng định Trung Quốc coi “thông tin hóa” là yếu tố quyết định để giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại. Quan điểm này được chính Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh trong tuyên bố thành lập ISF: “Trong chiến tranh hiện đại, thông tin đóng vai trò then chốt để giành chiến thắng. Chiến tranh hiện đại là cuộc đối đầu giữa các hệ thống và phía nào nắm giữ ưu thế thông tin sẽ giành được quyền chủ động”.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom